Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên

Hiện nay, mỗi cơ sở giáo dục ÐH đều có nhiều hình thức đào tạo, trong đó có Chương trình chất lượng cao. Hệ tại chức được gọi là “nồi cơm” của các trường ÐH hiện đã nhường chỗ cho các CTCLC, chương trình tiên tiến và các chương trình dạy bằng tiếng Anh.

Mô hình của nhà nghèo vượt khó

CTCLC bắt đầu tuyển sinh rộng rãi vào năm 2014 với mục tiêu thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động khu vực. Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT, các trường ĐH công lập thu học phí theo mức trần do nhà nước quy định nên rất “bí”. Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT đã mở “lối thoát” bằng cách ban hành thông tư về CTCLC.

Chính vì thế nên trường nào cũng mở CTCLC. Đại diện trường ĐH Ngoại thương cho biết, khi chuyển sang thực hiện tự chủ, trường đã gặp không ít khó khăn vì cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tích lũy tài chính ở mức độ khiêm tốn… Do đó, trường đã phải đa dạng hóa và phát triển các chương trình đào tạo, phát triển các CTCLC, chương trình tiên tiến, mở rộng các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, trường mở hệ CLC trước tiên giải bài toán tài chính, sau đó là giải bài toán chất lượng.

Đang học năm thứ 3 hệ CLC ngành Kinh tế quốc tế trường ĐH Ngoại thương, sinh viên H.A. N cho biết, do mức học phí gấp đôi hệ đại trà (học phí mà A.N đang đóng là 890.000đ/tín chỉ) nên sinh viên CTCLC được ưu tiên về mọi mặt: lớp học tín chỉ khoảng 60 sinh viên/lớp (lớp đại trà từ 120-180 sinh viên); chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh trừ một số môn; giảng viên của hệ đại trà là người Việt, CLC có 20-30% giảng viên người nước ngoài. Theo sinh viên này, nội dung chương trình các môn học không khác nhiều so với hệ đại trà. Điểm khác lớn nhất là một hệ học tiếng Việt, 1 hệ học tiếng Anh nên sinh viên của CTCLC có lợi thế hơn khi đi xin việc.

Tuy nhiên, tiếng Anh vừa là thuận lợi và cũng là trở ngại đối với sinh viên CTCLC. Nhiều sinh viên theo học CTCLC khóa 2017-2020 của trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, đối với các lớp được đào tạo CLC của những khóa trước, các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, nhưng từ khóa 13 lại dạy toàn tiếng Việt.

Nhà trường lý giải là do một số năm gần đây, trường nhận thấy việc giảng dạy bằng tiếng Anh chưa ổn vì một số sinh viên không theo kịp giáo trình bằng tiếng Anh. Qua thăm dò ý kiến, trường quyết định thay đổi cách dạy bằng tiếng Việt và trình chiếu powerpoint bằng tiếng Anh, để phù hợp hơn và giúp sinh viên dễ tiếp thu hơn. Ngoài ra, trường tăng cường thêm cho CTCLC 10 tín chỉ tiếng Anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên.

Cần “trả lại tên” cho đúng

Hiện nay, quy mô sinh viên cũng như các ngành học của các cơ sở giáo dục ĐH hướng đến đào tạo CLC ngày càng tăng. Từ trường công lập cho đến các trường tự chủ. Tại Trường ĐH Mở TP HCM, CTCLC cũng được trường triển khai từ vài năm nay. Hiện có khoảng 25% sinh viên chính quy học CTCLC.

Tỷ lệ này tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM là 50%. Tại trường ĐH Bách khoa TP HCM đến nay đã có 15 CTCLC. Năm 2020, trường dự kiến mở thêm 5 CTCLC nữa. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH quốc gia TP HCM) cũng có 8 CTCLC; Trường ĐH Kinh tế TP HCM năm nay cũng dành 30% chỉ tiêu các ngành cho chương trình CLC; Trường ĐH Ngân hàng 800 chỉ tiêu (gần 25%); Trường ĐH Tài chính- Marketing 1.400 chỉ tiêu cho 6 chuyên ngành; Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có 10 lớp CLC; Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 6 ngành đào tạo nhưng từ năm 2019-2020, trường đã chuyển 5/6 ngành sang CTCLC.

Tuy nhiên, cách thức tuyển sinh CTCLC hiện nay của nhiều trường rất khác nhau. Có trường sau khi sinh viên trúng tuyển rồi mới vận động học CTCLC, có trường công khai điểm xét tuyển - điểm trúng tuyển, chỉ tiêu rõ ràng ở từng ngành, chuyên ngành. Điều đáng nói, hiện cả nước không có chương trình CLC nào có điểm chuẩn tuyển sinh cao hơn chương trình đại trà. Thậm chí, nhiều trường điểm CTCLC còn thấp hơn chương trình đại trà.

Hiện nay, có những trường công lập gần như đào tạo hoàn toàn theo CTCLC khiến người học muốn vào học thật sự gặp khó khăn, tạo ra sự bất bình đẳng. Một phó giáo sư cho biết, ủng hộ tinh thần chung là cần tăng dần học phí ĐH lên để có điều kiện đầu tư nâng cao chất lượng. Nhưng ông không ủng hộ việc một trường công lập có 2 chương trình với hai mức học phí khác nhau vì như vậy là “trường tư trong trường công”.

Khi tranh luận với các trường ÐH về CTCLC, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Giáo dục ÐH, Bộ GD&ÐT lại cho biết, Kiểm toán Nhà nước khi làm việc với Bộ GD&ÐT đã chỉ đích danh các trường tuyển chất lượng cao, học phí cao nhưng ngưỡng đầu vào thấp hơn. Do đó, không thể gọi là chất lượng cao mà chỉ là dịch vụ cao hơn, có máy lạnh, giảng viên được tuyển chọn hơn.

Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên

Sau khi chương trình tư vấn kết thúc, nhiều thí sinh vẫn nán lại nêu thắc mắc về chương trình đào tạo chất lượng cao với TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chương trình do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), Sở GD-ĐT Tiền Giang và Trường ĐH Tiền Giang phối hợp tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.

Chất lượng cao hơn đại trà?

Tại khu vực tư vấn nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, kinh tế... một phụ huynh thắc mắc: "Mức học phí giữa chương trình đại trà và chất lượng cao chênh lệch nhau hơn 10 triệu đồng. Hai chương trình khác nhau như thế nào về điều kiện học tập, giảng viên, cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường? Sinh viên nghèo đã theo học chương trình đại trà nếu chuyển sang học chương trình chất lượng cao có được hỗ trợ học phí không?".

PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - cho biết: "Chương trình đào tạo chất lượng cao có sĩ số 30 sinh viên/lớp, phòng học gắn máy lạnh, điều kiện thực hành, thực tập tốt hơn, 20% học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh, sinh viên được học tiếng Anh với giáo viên bản ngữ... 

Sinh viên chất lượng cao được học tiếng Anh nhiều hơn cũng là lợi thế khi tìm việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, cơ hội việc làm tốt hay không tùy thuộc vào chính năng lực bản thân người học. Nếu bạn nào tốt nghiệp loại khá giỏi, kỹ năng tốt dù tốt nghiệp chất lượng cao hay đại trà cũng sẽ kiếm việc dễ hơn" - thầy Hùng nhấn mạnh.

Thầy Hùng còn thông tin: hiện nay các trường đại học đều có nhiều nguồn học bổng dành cho sinh viên tất cả chương trình đào tạo, đạt học lực từ khá trở lên.

Nên cân nhắc kỹ

Trong khi đó, tại khu vực tư vấn nhóm ngành khoa học xã hội, Nguyễn Thị Thúy Quyên (học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang) thắc mắc với TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM): "Ngành báo chí chương trình chất lượng cao có khác gì so với chương trình đại trà?". 

TS Hạ trả lời: "Chương trình chất lượng cao của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn thu học phí 33 triệu đồng/năm học; sự tương tác giữa sinh viên với giảng viên tốt hơn, sinh viên được thực nghiệm nhiều hơn. 

Chuẩn đầu ra của chương trình này cao hơn chương trình đại trà. Cụ thể như ngành báo chí chương trình đại trà chuẩn đầu ra IELTS 4.5, còn chương trình chất lượng cao yêu cầu IELTS 5.5 trở lên".

Cũng theo thầy Hạ: "Trong quá trình học sinh viên chất lượng cao vì lý do nào đó không thể tiếp tục theo học chương trình này có thể xin chuyển qua chương trình đại trà. Ngược lại, trong hai năm đầu, các sinh viên chương trình đại trà cũng có thể chuyển qua học chất lượng cao" - thầy Hạ nói.

Tuy nhiên, TS Lê Thị Thanh Mai - trưởng ban công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM - lưu ý: "Ở một số trường có điểm chuẩn chương trình chất lượng cao thấp hơn chương trình đại trà. Do vậy, trong quá trình học chất lượng cao sinh viên không được chuyển qua chương trình đại trà. 

Các thí sinh cần cân nhắc thật kỹ, nhất là năng lực tài chính của gia đình mình và cả năng lực học tập khi chọn học chương trình chất lượng cao, tránh "gãy gánh" giữa đường" - cô Mai khuyên.

Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên

TRẦN HUỲNH

Hiện nay, nhiều trường đại học đào tạo song song chương trình chất lượng cao và đại trà cho cùng một ngành học, khiến sinh viên băn khoăn không biết nên lựa chọn chương trình nào.

Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên

Chương trình chất lượng cao thường được tăng cường tiếng Anh và có mức học phí cao hơn nhiều so với hệ đại trà. Nhưng đó chưa phải là tất cả, nếu bạn muốn đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho bản thân thì cần tìm hiểu nhiều hơn nữa những vấn đề xoay quanh 2 chương trình đào tạo này. Cùng tham khảo những thông tin bổ ích từ Edu2Review để bạn có thêm cơ sở để bạn quyết định có nên học hệ chất lượng cao hay không.

BẢNG XẾP HẠNG
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

Đại học hệ chất lượng cao khác gì so với chương trình đại trà?

  • Chương trình đào tạo

Nội dung giảng dạy của 2 hệ đào tạo đều giống nhau ở khung chương trình nói chung, nhưng hệ chất lượng cao thường được tăng cường thêm tiếng Anh trong một phần hoặc toàn bộ các môn học. Tiếng Anh được sử dụng chủ yếu trong quá trình học tập, làm bài thi, viết khóa luận, đọc tài liệu chuyên ngành...

Điều này giúp sinh viên trang bị kiến thức tiếng Anh chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết để áp dụng trong công việc, mở ra nhiều cơ hội làm việc tại những công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia... Vì vậy, những sinh viên có nền tảng ngoại ngữ chưa tốt có thể gặp khó khăn trong quá trình học tập với các môn giảng dạy bằng tiếng Anh và cần rất nhiều nỗ lực để theo kịp các bạn cùng lớp.

  • Môi trường học tập

Thông thường, sinh viên đại học hệ chất lượng cao và hệ đại trà không học ở cùng giảng đường, mà sẽ có những khu nhà hoặc cơ sở giảng dạy khác nhau. Nhìn chung, cơ sở vật chất của khu chất lượng cao thường mới và hiện đại hơn, được đầu tư, tu bổ thường xuyên. Ngoài ra, sĩ số một lớp cũng khá ít (tối đa 40 bạn), giúp tăng tương tác giữa sinh viên và giảng viên kèm với cơ hội thực hành nhiều hơn.

Đối với những trường có nhiều chi nhánh, sinh viên chất lượng cao sẽ học trong nội thành hoặc khu trung tâm, rất tiện lợi di chuyển kèm theo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong khi đó, sinh viên đại trà học ở vùng ven ngoại thành với không gian rộng mở, thoáng mát hơn và mức chi phí sinh hoạt vừa túi tiền.

Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên
Cơ hội việc làm tại nước ngoài có thể mở rộng hơn với hệ đào tạo chất lượng cao (Nguồn: inservice)

  • Đội ngũ giáo viên

Song song với chương trình giảng dạy tăng cường tiếng Anh, đội ngũ giáo viên hệ chất lượng cao cũng bao gồm các thầy cô người nước ngoài – những người trực tiếp đứng lớp để giới thiệu văn hóa làm việc trong môi trường quốc tế và phát triển kỹ năng ngoại ngữ cho sinh viên. Các lớp này đều không có trợ giảng người Việt nên sinh viên cần trang bị tốt kỹ năng nghe nói tiếng Anh để giao tiếp với giáo viên.

  • Điều kiện đầu ra

Chuẩn đầu ra chương trình chất lượng cao thường khắt khe hơn về các yêu cầu ngoại ngữ cho sinh viên, có thể lên đến band 5.5 chứng chỉ IELTS. Bên cạnh đó, sinh viên đại học hệ chất lượng cao cũng có các hoạt động riêng như hội thảo quốc tế, ngày hội việc làm, tham quan doanh nghiệp... nên yêu cầu đầu ra có thể bao gồm điểm rèn luyện hoặc tham gia các chương trình bắt buộc tại trường.

  • Học phí

Học phí hệ chất lượng cao thường cao hơn khá nhiều so với hệ đại trà, có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/học kỳ tùy theo từng ngành. Bù lại, chương trình học bổng của hệ chất lượng cao cũng hấp dẫn hơn với mức hỗ trợ khá lớn, dành cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.

Vậy có nên học hệ chất lượng cao? Thực tế, không có chương trình nào là ưu việt hơn hẳn, mà mỗi hệ đào tạo đều có những điểm cộng, điểm trừ riêng. Vì vậy, bạn nên quyết định dựa trên điều kiện tài chính và khả năng học tập của bản thân.

Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên
Học phí cao song hành cùng điều kiện học tập tốt (Nguồn: eshipglobal)

Những hiểu lầm thường gặp về chương trình chất lượng cao

  • Chỉ dành cho sinh viên không đậu hệ đại trà

Vì "kén người học" mà chương trình chất lượng cao thường có điểm đầu vào thấp hơn đại trà. Tuy nhiên, không phải chỉ những người không đủ năng lực mới đăng ký vào đây. Những thí sinh giỏi với điểm số cao và học bạ tốt vẫn chủ động lựa chọn đại học hệ chất lượng cao, vì họ nhìn thấy chương trình đào tạo này phù hợp với tiềm năng phát triển của bản thân. Nếu đã có sẵn tư chất tốt và được học tập trong môi trường quốc tế với những giáo viên "xịn sò" thì con đường sự nghiệp tương lai của bạn sẽ càng rộng mở hơn.

  • Đảm bảo cơ hội việc làm đầu ra "lương tháng ngàn đô"

Khả năng ngoại ngữ tốt là một lợi thế lớn cho sinh viên chất lượng cao khi tìm việc làm sau tốt nghiệp, nhưng điều đó không đồng nghĩa với 100% có việc làm tốt hay "lương tháng ngàn đô". Cơ hội việc làm có rộng mở hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực bản thân người học, chứ không phải hệ đào tạo ghi trên bằng tốt nghiệp. Một sinh viên giỏi, vững kiến thức, rành kỹ năng thì luôn có khả năng tìm được công việc tốt hơn, dù học chất lượng cao hay đại trà.

  • Có thể chuyển sang hệ đại trà tùy thích

Ở một số trường đại học, sinh viên có thể tự do lựa chọn chuyển đổi từ hệ chất lượng cao sang đại trà (hoặc ngược lại) trong những năm học đầu tiên. Tuy nhiên, một số trường khác không cho phép điều này, vì điểm chuẩn hệ chất lượng cao thường thấp hơn đại trà, không tương xứng để có thể chuyển đổi. Thế nên sinh viên cần tìm hiểu kỹ các quy định liên quan khi quyết định chương trình học để tránh "gãy gánh" giữa đường và không thể lựa chọn lại.

Không có đáp án chắc chắn nào cho câu hỏi có nên học hệ chất lượng cao hay không, vì lựa chọn phù hợp nằm ở bản thân mỗi người. Dù lựa chọn chương trình đào tạo nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần nỗ lực hết mình để đạt kết quả tốt trong 4 năm đại học, vì cơ hội luôn chỉ đến với những người xứng đáng.

Anh Duy (Tổng hợp)

Nguồn ảnh cover: vnexpress

Tags

Chương trình đào tạo

Chất lượng cao

Có nên học chương trình chất lượng cao đại học Khoa học Tự nhiên