Cover letter trong thanh toán quốc tế là gì

Download bộ chứng từ thanh toán L/C

Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát khi họ xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng.

Với phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng trực tiếp tham gia vào quá trình thanh toán bằng cách cam kết với người xuất khẩu sẽ thanh toán tiền cho họ nếu họ thực hiện đúng nghĩa vụ của thư tín dụng.

Các chủ thể liên quan đến tín dụng chứng từ

Người xin mở thư tín dụng: nhà nhập khẩu, người mua

– Làm giấy đề nghị mở L/C và các thủ tục liên quan gửi tới ngân hàng.

– Thực hiện ký quỹ, nếu ngân hàng yêu cầu.

– Thanh toán phí dịch vụ ngân hàng: phí mở L/C, phí tu chỉnh L/C.

– Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người bán gửi tới.

– Có quyền được từ chối thanh toán khi người bán không thực hiện đúng quy định của L/C.

Ngân hàng phát hành thư tín dụng chứng từ

– Yêu cầu người làm đơn mở thư tín dụng phải nộp đủ các hồ sơ và ký quỹ khi cần thiết để đảm bảo an toàn thanh toán sau này cho ngân hàng.

– Phát hành thư tín dụng theo nội dung của giấy đề nghị mở L/C, thông báo thư đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu.

– Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu.

– Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người xuất khẩu gửi tới.

– Yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền.

– Thanh toán tiền cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy định của L/C.

– Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng từ 0,125% đến 0,5% trị giá của L/C.

– Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ bất hợp lệ.

Xem thêm: Khóa học thanh toán quốc tế

Người hưởng lợi L/C [người xuất khẩu]

– Tiếp nhận L/C bản gốc và đánh giá khả năng thực hiện các nội dung này của mình.

– Đề nghị tu chỉnh nội dung của L/C khi cần thiết.

– Giao hàng theo đúng quy định của L/C.

– Lập bộ chứng từ thanh toán xuất trình cho ngân hàng theo đúng quy định của L/C.

– Trả các phí dịch vụ ngân hàng như phí thông báo L/C, phí tu chỉnh L/C, chiết khấu bộ chứng từ, phí kiểm tra bộ chứng từ…

Ngân hàng thông báo thư tín dụng chứng từ

Đây là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng có trụ sở ở nước xuất khẩu.

– Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển bản gốc L/C tới người xuất khẩu dưới dạng nguyên văn một cách kịp thời.

– Đánh giá ban đầu tính hợp lệ của bộ chứng từ.

– Chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng phát hành.

– Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được ủy quyền thanh toán.

Ngân hàng xác nhận thư tín dụng

Là ngân hàng đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.

Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.

Ngân hàng thanh toán thư tín dụng

Là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.

Trách nhiệm của ngân hàng thanh toán giống như ngân hàng mở thư tín dụng khi nhận bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến.

Nội dung của thư tín dụng

Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết trả cho người xuất khẩu một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.

Đây là một văn bản thể hiện sự cam kết ngân hàng mở thư tín dụng đối với nhà xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo những điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán ngoại thương.

Ngoài ra, L/C được soạn thảo trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, nhưng vì thư tín dụng do ngân hàng mở L/C cam kết nên thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.

MT700-ISSUE OF A DOCUMENTARY CREDIT

SENDER: [NAME OF THE ISSUING BANK]

RECEIVER BANK: [NAME OF THE SELLER’S BANK]

40A FORM OF THE DOCUMENTARY CREDIT:

20 DOCUMENTARY CREDIT NUMBER:

23 REFERENCE TO PRE-ADVICE:

31C DATE OF ISSUE:

31D DATE AND PLACE OF EXPIRY:

40E APPLICABLE RULES:

51A APPLICANT BANK A OR D:

50 APPLICANT:

59 BENEFICIARY:

32B CURRENCY CODE, AMOUNT:

39A PERCENTAGE CREDIT AMOUNT TOLERANCE [+/-]:

39B MAXIMUM CREDIT AMOUNT:

NOT EXCEEDING

39C ADDITIONAL AMOUNTS COVERED:

41D AVAILABLE WITH … BY…:

42C DRAFTS AT: –

42A DRAWEE: –

42M MIX PAYMENT DETAILS:

42P DEFERRED PAYMENT DETAILS:

43P PARTIAL SHIPMENTS:

43T TRANSHIPMENT:

44A LOADING ON BOARD/DISPATCH/TAKING IN CHARGE AT/FROM:

44B FOR TRANSPORTATION TO:

44C LATEST DATE OF SHIPMENT:

44D SHIPMENT PERIOD:

44E PORT OF LOADING/AIRPORT OF DEPART.:

44F PORT OF DISCHARGE/AIRPORT OF DEST.:

45A DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICES:

46A DOCUMENTS REQUIRED:

47A ADDITIONAL CONDITIONS:

71B CHARGES:

48 PERIOD FOR PRESENTATION:

49 CONFIRMATION INSTRUCTIONS:

78 INSTRUCTIONS TO THE PAYING/ACCEPTING/NEGOTIATING BANK:

Các loại thư tín dụng

Thư tín dụng chứng từ có thể hủy ngang 

Nếu L/C ghi rõ “Revocable L/C” thì được xem là thư tín dụng có thể hủy ngang. Đây là loại L/C mà ngân hàng mở L/C có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.

Thư tín dụng chứng từ không thể huy ngang 

Là loại thư tín dụng sau khi ngân hàng mở ra và thông báo cho người bán thì không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nó trong thời gian hiệu lực của thư tín dụng nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan.

Thư tín dụng này là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo thanh toán khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.

Thư tín dụng chứng từ có xác nhận 

Đây là loại thư tín dụng không hủy ngang và được một ngân hàng có uy tín đứng ra đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi. Loại thư tín dụng này được yêu cầu khi người bán không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở nên yêu cầu ngân hàng này đứng ra đảm bảo thanh toán cho ngân hàng mở. Ngân hàng đảm bảo này gọi là ngân hàng xác nhận [confirming bank].

Thư tín dụng chứng từ không thể hủy ngang miễn truy đòi

Đây là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Khi dùng loại L/C này, người xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “miễn truy đòi lại người ký phát – without recourse to drawer”, đồng thời trong L/C cũng ghi như trên.

Loại L/C không thể hủy ngang miễn truy đòi cũng được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.

Thư tín dụng chuyển nhượng

Đây là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên trả.

Thư tín dụng chứng từ tuần hoàn

Đây là loại L/C không hủy ngang, trong đó quy định rằng khi L/C được sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy L/C tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất giá trị của hợp đồng.

L/C tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toán không thay đổi.

Thư tín dụng đối ứng

Đây là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình thì phải mở lại một L/C tương ứng thì nó mới có giá trị.

L/C đối ứng thường được sử dụng trong việc mua bán trên cơ sở hàng đổi hàng.

Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ

[1] Nhà nhập khẩu đặt hàng nhà xuất khẩu

[2] Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi.

[3] Ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu.

[4] Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.

[5] Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C.

[6] Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh [nếu có] xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định.

[7] Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành.

[8] Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán. Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì trích tiền ký quỹ L/C của người nhập khẩu và

[9] Giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để đi nhận hàng.

[10] Nhà nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng và thông quan hàng hóa

[11] Ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.

[12] Ngân hàng thông báo chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.

Video liên quan

Chủ Đề