Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư viết tắt

THÔNG TƯ

Sửa đổi một số điều của Thông tư số 61/2015/TT-BCA
ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân

Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 61/2015/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân.

Điều 1. Sửa đổi một số điều của Thông tư số 61/2015/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2015 quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân

1. Thay cụm từ “CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT ĐKQL CƯ TRÚ VÀ DLQG VỀ DÂN CƯ” bằng cụm từ “CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI” tại mặt sau mẫu thẻ Căn cước công dân quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3, cụ thể như sau:

2. Thay cụm từ “Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an” tại Điều 4.

3. Thay cụm từ “Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”; thay cụm từ “Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật” bằng cụm từ “Viện Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an” tại khoản 1, khoản 2 Điều 7.

4. Sửa đổi khoản 3 Điều 7 như sau:

“3. Tháng 9 hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng thẻ Căn cước công dân của địa phương mình cho năm tiếp theo gửi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.

Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư viết tắt

Hiện nay có nhiều người thắc mắc về cách ghi nơi cấp của Căn cước công dân là “Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư” hay như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết về cách ghi này cũng như hiểu rõ hơn về thẻ căn cước công dân này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

  • Quy định của Nhà nước về thẻ Căn cước công dân
  • Đặc điểm của mẫu CCCD có gắn chip
    • Mặt trước của thẻ CCCD
    • Mặt sau của thẻ CCCD có gắn chip
  • Hướng dẫn cách ghi nơi cấp thẻ căn cước công dân

Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư viết tắt
Nếu như từ 10/10/2018, Bộ Công an đã ban hành thông tư quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân với những sửa đổi như sau:

  • Thay cụm từ “Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư” ở mặt sau của Căn cước thành “Cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.
  • Thay đổi con dấu trên Căn cước công dân thành con dấu của Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ công an.

Tuy nhiên, theo Quyết định đưa ra ngày 03/09/2020, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án cấp Căn cước công dân cho gắn chip điện tử. Mục đích của đề án này đó là giúp xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc. Từ đó giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ cũng như tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Đồng thời, qua việc gắn chip này, công tác quản lý của nhà nước về CCCD cũng sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm,…

Không chỉ hiệu quả trong công tác quản lý của Nhà nước mà việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân. Khi có thẻ này, công dân sẽ không cần lưu trữ nhiều loại giấy tờ đồng thời khi đi giao dịch, làm các thủ tục cũng không cần mang theo những loại giấy tờ khác mà chỉ cần sử dụng CCCD có gắn chip này là đủ.

Đặc điểm của mẫu CCCD có gắn chip

Để tìm hiểu chi tiết hơn về mẫu CCCD này, bạn có thể tìm hiểu thêm về những nội dung được in trên thẻ, cụ thể như sau:

Mặt trước của thẻ CCCD

Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư viết tắt
Mặt trước của thẻ CCCD có gắn chip sẽ bao gồm các loại thông tin như sau:

  • Thứ tự các thông tin được thể hiện bên trái CCCD, từ trên xuống dưới như sau:
  • Hình Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với đường kính 12mm.
  • Ảnh của người được cấp Căn cước công dân với kích thước 20 x 30mm.
  • Thời gian hết hạn của CCCD: Có giá trị đến/ Date of Expiry
  • Thứ tự các thông tin bên phải của CCCD, từ trên xuống dưới như sau:
  • Tiêu ngữ của Việt Nam: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/ SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc/ Independence – Freedom – Happiness.
  • Tên loại thẻ: CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/ Identity Card.
  • Biểu tượng của thẻ CCCD có gắn chip điện tử.
  • Số CCCD: Số/No
  • Họ và tên người được cấp căn cước: Họ và tên/Full name
  • Ngày sinh người được cấp căn cước: Ngày sinh/ Date of birth
  • Giới tính của người được cấp căn cước: Giới tính/sex
  • Quốc tịch người được cấp căn cước: Quốc tịch/Nationality
  • Quê quán người được cấp căn cước: Quê quán/ Place of birth
  • Nơi thường trú của người được cấp căn cước: Nơi thường trú/ Place of Residence

Mặt sau của thẻ CCCD có gắn chip

Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư viết tắt
Mặt sau của thẻ CCCD có gắn chip sẽ bao gồm các thông tin dưới đây:

  • Thứ tự các thông tin bên trái của thẻ CCCD, từ trên xuống dưới gồm có:
  • Đặc điểm nhận dạng/ Personal identification của người được cấp CCCD.
  • Thời gian cấp CCCD: Ngày, tháng, năm cấp thẻ CCCD/ date, month, year cấp thẻ CCCD.
  • Chức danh của người có thẩm quyền cấp CCCD/ Director general of police department for administrative management of social order.
  • Chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền cấp CCCD.
  • Dấu chứa hình quốc huy của cơ quan cấp thẻ CCCD.
  • Chip điện tử
  • Thứ tự các thông tin bên phải phải từ trên xuống dưới của căn cước công dân có gắn chip gồm
  • Vân tay ngón trỏ trái của người được cấp thẻ căn cước công dân
  • Vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ căn cước công dân
  • Dòng mã ICAO và mã QR code.

Hướng dẫn cách ghi nơi cấp thẻ căn cước công dân

Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư viết tắt
Hiện nay với hầu hết các giấy tờ hành chính nhân sự, các cơ quan, đơn vị sẽ yêu cầu công dân phải cung cấp số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân cùng thông tin về ngày cấp và nơi cấp. Với chứng minh thư nhân dân, nơi cấp sẽ được ghi là Công an cấp tỉnh nơi công dân có hộ khẩu thường trú và tiến hành làm chứng minh thư. Tuy nhiên, khi chuyển sang căn cước công dân, nhiều người băn khoăn không biết nên ghi nơi cấp là công an cấp tỉnh thành phố nơi mình làm thẻ căn cước công dân đó hay khi tên cơ quan cấp thẻ căn cước công dân được ghi trong mặt sau của căn cước công dân.

Đối với các thẻ căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp căn cước công dân sẽ được ghi là “Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư”. Tuy nhiên đối với các thẻ căn cước công dân làm từ ngày 10/10/2018 trở đi thì cách ghi nơi cấp căn cước công dân chính xác phải là “Cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

Do đó, bạn phải căn cứ dựa trên thời điểm làm thẻ căn cước công dân của mình để xác định nơi cấp chính xác nhất trên các văn bản, giấy tờ hành chính được yêu cầu.

Như vậy đối với các thẻ căn cước công dân được lập trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp trên các văn bản hành chính được yêu cầu sẽ là “Cục trưởng cục cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư”. Vậy hy vọng sau bài viết trên đây bạn có thể ghi được nơi cấp căn cước công dân chính xác nhất cho mình.