Cứu rỗi nghĩa là gì

Câu trả lời của Kinh Thánh

Hai từ “cứu” và “cứu rỗi” đôi khi được những người viết Kinh Thánh dùng để truyền đạt ý tưởng về một người được giải cứu khỏi nguy hiểm hoặc sự hủy diệt [Xuất Ê-díp-tô Ký 14:13, 14; Công vụ 27:20]. Nhưng thường thì hai từ này nói đến sự giải cứu khỏi tội lỗi [Ma-thi-ơ 1:21]. Vì tội lỗi gây ra cái chết, những người được cứu khỏi tội lỗi có hy vọng sống mãi mãi.​—Giăng 3:16, 17.*

Đâu là con đường dẫn đến sự cứu rỗi?

Để được cứu rỗi, bạn phải đặt đức tin nơi Chúa Giê-su và chứng tỏ điều đó qua việc vâng theo các mệnh lệnh của ngài.​—Công vụ 4:10, 12; Rô-ma 10:9, 10; Hê-bơ-rơ 5:9.

Kinh Thánh cho thấy rằng đức tin phải có việc làm, tức sự vâng lời, để chứng minh đức tin đó là thật [Gia-cơ 2:24, 26]. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta đáng nhận được sự cứu rỗi. Đó là “món quà của Đức Chúa Trời” xuất phát từ “lòng nhân từ bao la”, hay “ân điển” của ngài.​—Ê-phê-sô 2:8, 9; Liên hiệp Thánh kinh hội.

Bạn có thể đánh mất sự cứu rỗi không?

Có. Một người sắp chết đuối được cứu có thể té hoặc nhảy xuống nước trở lại. Tương tự, một người đã được cứu khỏi tội lỗi nhưng lại không tiếp tục thể hiện đức tin có thể đánh mất sự cứu rỗi. Vì lý do đó, Kinh Thánh khuyến giục tín đồ đạo Đấng Ki-tô đã nhận được sự cứu rỗi “hãy tranh đấu vì niềm tin” [Giu-đe 3]. Kinh Thánh cũng cảnh báo những ai đã được cứu: “Hãy tiếp tục nỗ lực để được cứu rỗi với lòng kính sợ và run rẩy”.​—Phi-líp 2:12.

Ai là Đấng Cứu Rỗi​—Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-su?

Kinh Thánh cho biết Đức Chúa Trời là nguồn cứu rỗi chính và thường gọi ngài là “Đấng Cứu Rỗi” [1 Sa-mu-ên 10:19; Ê-sai 43:11; Tít 2:10; Giu-đe 25]. Ngoài ra, Đức Chúa Trời đã dùng nhiều người để giải cứu nước Y-sơ-ra-ên thời xưa, và Kinh Thánh gọi họ là “đấng giải-cứu” hoặc “người giải-cứu” [Nê-hê-mi 9:27; Các Quan Xét 3:9, 15; 2 Các Vua 13:5].* Tương tự, vì Đức Chúa Trời cung cấp sự cứu rỗi khỏi tội lỗi qua việc hy sinh làm giá chuộc của Chúa Giê-su Ki-tô, Kinh Thánh gọi Chúa Giê-su là “Đấng Cứu Rỗi”.​—Công vụ 5:31; Tít 1:4.*

Có phải mọi người đều sẽ được cứu không?

Không, một số người sẽ không được cứu [2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9]. Khi có người hỏi Chúa Giê-su: “Có phải chỉ ít người được cứu?”, ngài trả lời: “Hãy gắng hết sức để vào cửa hẹp, vì tôi nói với anh em, nhiều người sẽ tìm cách vào nhưng không được”.​—Lu-ca 13:23, 24.

Những quan niệm sai về việc mọi người đều được cứu rỗi [cứu độ phổ quát]

Quan niệm sai: 1 Cô-rinh-tô 15:22 dạy mọi người đều được cứu khi nói “trong Đấng Ki-tô mọi người sẽ nhận được sự sống”.

Sự thật: Bối cảnh câu này đang nói về sự sống lại [1 Cô-rinh-tô 15:12, 13, 20, 21, 35]. Vì vậy, cụm từ “trong Đấng Ki-tô mọi người sẽ nhận được sự sống” chỉ có nghĩa là tất cả những ai được sống lại là nhờ Chúa Giê-su Ki-tô.​—Giăng 11:25.

Quan niệm sai: Tít 2:11 dạy mọi người đều được cứu khi nói Đức Chúa Trời “cứu mọi người”.​—Liên hiệp Thánh kinh hội.

Sự thật: Từ Hy Lạp được dịch là “mọi” trong câu này cũng có nghĩa là “mọi loại”.* Vì vậy, cách hiểu đúng câu Tít 2:11 là Đức Chúa Trời mang lại sự cứu rỗi cho mọi loại người, gồm những người “từ mọi nước, chi phái, dân tộc và mọi tiếng”.​—Khải huyền 7:9, 10.

Quan niệm sai: 2 Phi-e-rơ 3:9 dạy mọi người đều được cứu khi nói rằng Đức Chúa Trời “chẳng muốn ai bị diệt”.

Sự thật: Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu, nhưng không ép họ chấp nhận sự cứu rỗi mà ngài cung cấp. Trong “ngày phán xét” của ngài sẽ có sự “hủy diệt những kẻ không tin kính”.​—2 Phi-e-rơ 3:7.

^ Kinh Thánh gọi một người là “được cứu” ngay cả khi sự cứu rỗi thật sự của người đó khỏi tội lỗi và cái chết vẫn chưa xảy ra.​—Ê-phê-sô 2:5; Rô-ma 13:11.

^ Trong các câu được viện dẫn, một số bản dịch dùng những từ như “cứu tinh”, “nhà giải phóng”, “anh hùng”, thay vì “đấng cứu rỗi”. Tuy nhiên, trong nguyên ngữ tiếng Hê-bơ-rơ, Kinh Thánh dùng cùng một từ cho những người đó và cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời trong vai trò Đấng Cứu Rỗi.​—Thi-thiên 7:10.

^ Tên của Chúa Giê-su bắt nguồn từ tên tiếng Hê-bơ-rơ là Yehoh·shuʹaʽ, có nghĩa là “Đức Giê-hô-va là Sự Cứu Rỗi”.

^ Xem từ điển Vine’s Complete Expository Dictionary of Old and New Testament Words. Cùng một từ Hy Lạp xuất hiện trong lời của Chúa Giê-su nơi câu Ma-thi-ơ 5:11. Theo nghĩa đen, từ Hy Lạp này có nghĩa người ta sẽ nói “mọi loại lời vu khống” chống lại các môn đồ Chúa Giê-su.

Chữ Latin salvatĭo đến với ngôn ngữ của chúng ta là sự cứu rỗi . Đó là về hành động và kết quả của việc tiết kiệm hoặc tiết kiệm . Động từ này, mặt khác, đề cập đến việc định vị một cái gì đó hoặc ai đó để trú ẩn; để tránh rủi ro; để loại trừ một điều khỏi những gì được thực hiện với một điều khác; hoặc, trong mặt phẳng của tôn giáo, để gia nhập vào vinh quang thiêng liêng.

Nói chung, sự cứu rỗi có liên quan đến việc tiếp cận Nước Trời, một điều gì đó ngụ ý tránh Địa ngục . Việc những người theo đạo tự hỏi mình phải làm gì để được cứu rỗi, nhất là khi họ phát hiện ra tình yêu của họ đối với Thiên Chúa và cảm thấy cần phải ở bên cạnh họ khi cuộc hành trình trên Trái đất kết thúc.

Tất cả bắt đầu trong Vườn Địa đàng, khi Adam và Eva bỏ qua các mệnh lệnh của Chúa. Theo cách này, họ mất quyền nuôi sống cây sự sống, nhờ đó họ có thể sống mãi mãi. Chúa đã trục xuất họ khỏi Eden, vô hiệu hóa khả năng có mối quan hệ mà anh ta mong muốn với con cái, vì đã rơi vào tội lỗi khiến chúng không trong sạch và không xứng đáng có mặt anh ta.

Khi con người rời xa Thiên Chúa, anh ta tạo ra các quy tắc của riêng mình, xây dựng các cấu trúc của riêng mình và đi sau các kế hoạch vật chất nói chung. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa tạo ra anh ta để sống hiệp thông với anh ta, con người không thể thoát khỏi nhu cầu trở về bên anh ta; một sự bất mãn đồng hành cùng anh ta bên trong anh ta và chỉ có thể thỏa mãn anh ta nếu anh ta lại gần cha mình.

Thông thường các linh mục đáp ứng câu hỏi sau đây về phía tín hữu: các bước tôi phải thực hiện để đạt được sự cứu rỗi là gì? Như mong đợi, không có hướng dẫn sử dụng nào mà chúng ta có thể tuân theo một cách không thể sai lầm để Chúa tiếp nhận chúng ta ở bên cạnh. Ở nơi đầu tiên, cần phải hiểu rằng đó là một con đường mà chúng ta phải đi trong suốt cuộc đời, và không phải là một nhiệm vụ mà chúng ta có thể giải quyết trong vài giờ hoặc vài ngày trước khi chết .

Điều này không có nghĩa là Thiên Chúa không rời đi và không tiếp tục để lại manh mối, những thông điệp giúp chúng ta hiểu ý muốn của Người, những gì Người muốn chúng ta làm với những cơ hội mà Người đã cho chúng ta bằng cách cho phép chúng ta được sinh ra trên Trái Đất. Ở nơi đầu tiên là Kinh thánh, nơi một số lượng lớn những câu chuyện được kể bởi chính Chúa Giêsu được trình bày, từ đó chúng ta có thể học cách trở thành người tốt. Mặt khác, cũng có bảy bí tích, trong số đó là những lời xưng tội, cho chúng ta khả năng hướng cuộc sống của chúng ta về Nước Trời.

Thông thường hiểu được từ cứu rỗi đồng nghĩa đã có một vé vào thiên đàng; yên tâm không cần suy nghĩ hay phấn đấu thêm rắc rối.

Động từ cứu và cứu chuộc thông thường hiểu như là một, vì chung chữ cứu. Trong tiếng Anh thì khác nhau:

  • Cứu rỗi: to save.
  • Cứu chuộc: to redeem – to purchase.

Cứu chuộc một lần đủ cả; tin và chịu báp-tem một lần đủ cả.

Cứu rỗi thì liên tục, mỗi lúc, mỗi nơi, còn kéo dài cho đến khi về với Chúa; và sẽ kết thúc sau 1000 năm bình an.

Cứu chuộc, chuộc mua nói đến cái giá phải trả theo yêu cầu của người sở hữu để nhận lại cái mình cần, hay cái đã mất.

Chúa Jesus chuộc chúng ta bằng mạng sống của Ngài, bằng huyết vô tội của Ngài cho  Sa-tan mà trước đây tổ phụ chúng ta, Adam đã bán cho nó.

“Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài”  – Ê-phê-sô 1:7

Cứu chuộc đi trước, cứu rỗi  theo sau.

Ví dụ: Tôi có người con bị bắt cóc. Bọn khủng bố đòi chuộc một tỉ. Tôi đáp ứng đòi hỏi để chuộc lại con tôi, và con tôi được cứu khỏi chúng nó. Đó là cứu chuộc.

Cứu chuộc phải đi trước, cứu rỗi [thoát theo] theo sau…

Chúa đã cứu chuộc chúng ta bằng huyết Ngài, đưa chúng ta vào vương quốc Ngài. Nhưng thân thể hay chết chúng ta vẫn còn bị chi phối bởi luật tổ phụ: Phải còn phải chết một lần rồi chịu phán xét.

Vì vậy, sự cứu chuộc chưa được trọn vẹn; khi nào Chúa tái lâm và thân thể chúng ta được biến hóa giống như Chúa thì sự cứu chuộc mới trọn vẹn.

Xem thêm bài: Tiến trình Chúa tái lâm và 1000 năm bình an.

“Cầu xin tâm linh, tâm hồn, và  thân thể anh em được giữ vẹn toàn, không chỗ trách được khi Chúa chúng ta, là Jesus Christ quang lâm!” – I Tês 5: 23

Cứu rỗi là ngoại động từ, tự nó không xác định được ngữ nghĩa; nên cần có trợ động từ kèm theo để bổ nghĩa chính xác cho động từ cứu. Rỗi là trợ động từ [Adv].

Bản dịch tiếng Việt có lúc sử dụng trợ động từ rỗi như là động từ, thay động từ cứu  “ai tin thì được rỗi”; chuẩn xác phải là “được cứu rỗi”.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi Cứu cái gì? Cứu ai? Cứu bằng cách nào?… vấn đề sẽ rõ ngay.

Động từ cứu có nhiều ý nghĩa; tùy theo ngữ cảnh của trợ động từ, mới xác định cứu ai, cứu cái gì, cứu cách nào.

Có thể cứu ra khỏi một hoàn cảnh, một nan đề, cứu khỏi bệnh tật, hay dịch lệ thiên tai…

Cứu để được tái sinh, cứu được thánh hóa, hay cứu vào vương quốc đồng trị 5 thành 10 thành; lãnh mão triều thiên…

Trong toàn bộ Kinh thánh, từ cứu xuất hiện từ sáng thế đến khải huyền rất nhiều.

Mỗi bối cảnh có ý nghĩa riêng. Tôi tạm phân biệt làm 4 trường hợp tiêu biểu.

Đây là trường hợp tổng quát. Động từ cứu ở đây không liên hệ gì cứu rỗi, tái sinh hay cứu chuộc.

Có thể hiểu và dịch: “Hễ ai kêu cầu Danh Ta thì được giải cứu, hay cứu thoát [Rescuse]”  – Rô ma 10: 13

Cứu ở đây là giải cứu hay giải thoát ra khỏi một hoàn cảnh, một nan đề, bịnh tật hay một vấn đề cấp bách gì đó…

Chữ ai, hay bất cứ ai không biệt người đã tin hay chưa tin Chúa.

Ví dụ: Một người bị chìm tàu, bịnh tật, lạc vào rừng sâu… họ kêu Trời ơi! Chúa ơi! cứu con , cứu con với… Nhiều trường hợp Chúa vẫn cứu họ. Một hài nhi khóc la thảm thiết, Chúa cứu kỳ diệu.

Cứu ở đây không liên quan gì sự tha tội, sự tái sinh hay vương quốc Chúa.

Thế giới thường gặp những trường hợp được cứu rất hy hữu: Máy bay rơi độ cao hàng ngàn mét vẫn còn sống; sống dưới đống đổ nát 30 ngày vẫn không chết; bịnh nan y bịnh viện chê tự nhiên sống khỏe lại… Nhiều và rất nhiều trường hợp Chúa cứu con người, vì lòng xót thương của Ngài.

Thành Ni-ni-ve kêu cầu thảm thiết với lòng ăn năn thống hối, Chúa vẫn thay đổi tai vạ cho họ.

Các vua Chúa nhà Nguyễn thiết lập đền thờ Nam-giao để: “Cầu tự – cầu phúc – cầu an – cầu vũ” . Khi gặp năm hạn hán bất thường, vua xuống áo bào, cùng cả triều thần đi chân đất đến Nam-giao cầu vũ. Tất cả muôn dân người cầm trống, kẻ cầm phèn la vừa đi quanh làng, vừa hát: “Lạy trời mưa xuống – lấy nước tôi uống-  lấy ruộng tôi cày ”. Chúa thường ban mưa xuống kịp thời.

Nhiều nhà thần học hiểu lầm, hay rối trí câu:

“Vì thời kỳ đã đến, là khi sự phán xét sẽ khởi từ nhà Đức Chúa Trời; vả, nếu khởi từ chúng ta, thì sự cuối cùng của những kẻ chẳng vâng theo Tin lành Đức Chúa Trời sẽ ra thế nào? Lại nếu người công bình còn khó được rỗi, thì những kẻ nghịch đạo và có tội sẽ trở nên thế nào?  – I Phi-e-rơ 4: 17-18

Mâu thuẫn với câu “Được cứu bởi đức tin – không phải bởi việc làm – Ai tin được cứu rỗi”

“Khó được cứu rỗi” ở đây liên hệ đến phần thưởng khi Chúa phán xét Hội thánh tại không trung; cứu ở đây không liên hệ đến sự cứu chuộc, hay sự phán xét để vào hồ lửa như người ngoại.

Một trường hợp khác, chính Chúa Jesus học tập:

“Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời”

Một trường hợp khác, gây tranh luận:

“Dù vậy, người nữ sẽ được giải cứu trong lúc sinh con cái, nếu họ cứ tiếp tục sống đoan chính trong đức tin, trong tình yêu thương, và trong sự thánh khiết” – I Ti-mô-thê 2

Bản dịch cũ lại tối nghĩa nữa, “được cứu trong lúc sinh nở”.

Bản NIV dịch rất rõ “người nữ được giảm phần đau đớn trong lúc sinh nở.” – Hê-bơ-rơ 5:7

Câu kinh thánh “bất cứ ai kêu cầu Danh Ta sẽ được cứu” áp dụng cho mọi người, mọi hoàn cảnh.

Bối cảnh câu kinh thánh này Chính Chúa Jesus phán về những ngày cuối cùng  của 7 năm đại nạn. Ai giữ được tấm lòng của đức tin trung tín sẽ được giải cứu khỏi giờ  đại nạn, khỏi tuận đạo và được cất lên trời lúc còn sống.

Động từ cứu ở đây không liên quan đến sự tha tội, cứu chuộc, chỉ liên hệ đến sự trung tín, trọn thành với Phúc âm. Nếu trung tín đến cuối cùng sẽ được cất lên không trung gặp Chúa.

“Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi. Ấy là đạo đức tin mà chúng ta giảng dạy. Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi “. – Rô-ma 10 : 8-10

Được cứu ở đây liên hệ sự ăn năn tội – được tái sinh – được làm con Chúa, tiếp nhận Chúa Jesus vào lòng.

Sau khi Adam phạm tội, đồng nghĩa tâm linh – tâm hồn – thân thể bị hư hoại, cần phải được cứu:

Cứu tâm linh: sprist

“rằng, một người như thế phải phó cho quỉ Sa-tan, để hủy hoại phần xác thịt, hầu cho tâm  linh [spirit] được cứu trong ngày Đức Chúa Jêsus.

Cứu tâm hồn: soul

Vì cơn giận của người ta không làm nên sự công bình của Đức Chúa Trời. Vậy,hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được tâm hồn của anh em. Vậy,hãy bỏ đi mọi điều ô uế và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được tâm hồn [soul] của anh em” – Gia-cơ 1:-20-21

Hồn [linh hồn] được cứu, tân ước đề cập nhiều lần.

Thân thể được cứu: “Khốn nạn cho tôi! Ai sẽ cứu tôi thoát khỏi thân thể hay chết nầy? – Rô-ma 7:24

Dân Y-sơ-ra-en được cứu vào đồng vắng, họ không đủ đức tin để được vào xứ Ca-na-an.

Chúa nói cho Giáo sư ni-cô-dem:

Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời. – Giăng 3:5

 Tiêu chuẩn để được cứu vào vương quốc như là một môn đồ đắc thắng, nhận được các mão triều, được bình bằng vàng phải trả giá rất cao. Không phải ai cũng được cứu, được nhận lãnh.

“Có đoàn dân đông cùng đi với Đức Chúa Jêsus; Ngài xây lại cùng họ mà phán rằng: Nếu có ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. Còn ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta. – Lu-ca 14

Được cứu làm môn đồ, liên hệ đến phần thưởng; không liên hệ đến sự cứu rỗi bởi ân điển phổ thông
“Ai tin thì được cứu rỗi, nhờ ân điển bởi đức tin”.

Trong các bản dịch tiếng Việt, thuật ngữ cứu rỗicứu chuộc chung một chữ cứu. Trong tiếng Anh thì độc lập. Cứu rỗi là save [vi]; cứu chuộc là Redeem hay Purchase.

Nếu dịch cứu chuộc là động từ ghép, không biết động từ nào đóng vai chính, động từ nào phụ. Nên dịch chuộc cứu, vì chuộc đóng vai chính, cứu đóng vai phụ. Đúng ra phải dịch chuộc khỏi  mới chuẩn xác.

Cứu chuộc, cứu rỗi là vấn đề quan trọng nhất của chúng ta. Chỉ có Chúa là Đức Chúa Trời mới có toàn quyền ban các sự cứu nầy; loài người chỉ bởi đức tin đưa tay tiếp nhận.

  • Cứu chuộc: Chúa Jesus đã làm một lần đủ cả trên thập tự.
  • Cứu rỗi: chúng ta  phải học tập hàng ngày, cho đến khi gặp Chúa. Cứu rỗi kết thúc sau 1000 năm bình an, nhất là cứu rỗi tâm hồn [biến đổi hồn].

Ngày 26 tháng 6 năm 2015

Mục sư : Nguyễn Duy Thắng

Video liên quan

Chủ Đề