Đánh giá gmail doanh nghiệp của cửu long năm 2024

TPO - Quý I năm nay, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 4.577 doanh nghiệp gia nhập thị trường, nhưng cũng có 3.732 DN rút khỏi thị trường; kim ngạch xuất khẩu tăng và kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) vừa công bố số liệu cho thấy, trong quý I/2022, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 4.577 doanh nghiệp (DN) gia nhập thị trường (bao gồm DN thành lập mới và DN quay lại hoạt động).

Trong đó, số DN thành lập mới là 3.086 DN, với tổng số vốn đăng ký 54.928 tỷ đồng, số lao động tăng thêm là 27.944 người; số DN quay lại hoạt động là 1.491 DN.

Cũng trong thời gian này, toàn vùng ĐBSCL có 3.732 DN rút khỏi thị trường. Trong đó, có 1.777 DN tạm ngừng kinh doanh, 1.456 DN tạm ngừng hoạt động chờ giải thể và 499 DN đã giải thể.

Địa phương có số lượng DN thành lập mới nhiều nhất vùng trong quý I là TP Cần Thơ với 500 DN, tiếp đến là Kiên Giang (463 DN), Long An (437 DN), Tiền Giang (258 DN), An Giang (237 DN)…

Tính theo số vốn đăng ký mới của DN, Kiên Giang là tỉnh dẫn đầu với 33.471 tỷ đồng, tiếp đến là Long An (6.656 tỷ đồng), Cần Thơ (2.578 tỷ đồng), Đồng Tháp (1.810 tỷ đồng), An Giang (1.759 tỷ đồng)...

Về số lao động tăng thêm, Long An là tỉnh có số lao động tăng thêm nhiều nhất với 6.398 lao động, kế đến là Tiền Giang (4.227), Đồng Tháp (2.810), Cần Thơ (2.726), Trà Vinh (2.526)…

Đánh giá gmail doanh nghiệp của cửu long năm 2024

Vùng ĐBSCL có 4.577 doanh nghiệp gia nhập thị trường trong quý I/2022. Ảnh: CK

Trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu vùng ĐBSCL đạt 5,05 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt 2,31 tỷ USD, giảm 21%.

Long An là tỉnh dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu với 1,47 tỷ USD, kế đến là Tiền Giang 837 triệu USD, Cà Mau 373 triệu USD, Cần Thơ 368 triệu USD, Đồng Tháp 347 triệu USD, Bến Tre 344 triệu USD…

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê về tăng trưởng GRDP, quý I/2022, vùng ĐBSCL có 12/13 tỉnh/thành đạt tăng trưởng dương. Tỉnh duy nhất trong vùng tăng trưởng âm là Trà Vinh (-5,25%), đây cũng là 1 trong 2 tỉnh trên cả nước tăng trưởng âm trong quý I, tỉnh còn lại là Hà Tĩnh (-3,15%).

Tỉnh đạt tăng trưởng cao nhất vùng ĐBSCL trong quý I/2022 là Bạc Liêu với mức tăng 5,86%; kế đến là Cần Thơ 5,75%; Cà Mau 5,28%; Hậu Giang 4,69%; Vĩnh Long 4,68%...

Ở phạm vi cả nước, Bắc Giang dẫn đầu khi đạt mức tăng trưởng 14,33%; thứ hai là Hải Dương (14,18%) và thứ ba là Thanh Hóa (12,93%). Ngoài ra, có 3 địa phương khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên 10% gồm Quảng Nam (11,24%), Kon Tum (10,54%) và Hải Phòng (10,04%)...

Việt Nam hội nhập sâu rộng, mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực kinh tế thế giới, các dòng thuế ưu đãi đang mang lại cơ hội kinh doanh tiềm năng đối với lĩnh vực thủy hải sản của Việt Nam. Hiệp hội cá Tra Việt Nam đón tiếp ngày càng nhiều các đoàn doanh nhân quốc tế đến tìm hiểu cơ hội kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thực phẩm, các dịch vụ hỗ trợ cho kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủ tục xuất khẩu và vận chuyển hàng hóa đến các nước ngày càng nhiều.

Đánh giá gmail doanh nghiệp của cửu long năm 2024

Công tác xúc tiến thương mại hàng năm của các Trung tâm xúc tiến địa phương, Hiệp hội địa phương được diễn ra tại các hội chợ và hội thảo ráp mối thương mại doanh nghiệp- doanh nghiệp (B2B) được diễn ra khá ngắn ngày, thông tin chung về ngành hàng, các loại sản phẩm dịch vụ đa dạng được chuyển tải không đầy đủ sau khi kết thúc hoạt động cũng như thiếu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ đi kèm để quá trình nhập khẩu hàng hóa diễn ra thành công.

Ấn phẩm Danh bạ Doanh nghiệp 2017 – 2018 khu vực ĐBSCL là một trong những phương án cụ thể để thực hiện hóa mục tiêu chung đó. Gần 10 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, các phiên bản đã phát hành luôn nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Tiếp nối thành công từ những ấn phẩm trước, ấn phẩm lần thứ 4 này tiếp tục được cập nhật bổ sung và sắp xếp theo 21 nhóm ngành dựa trên hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thông tin được trình bày song ngữ Anh – Việt.

Hiệp hội cá Tra Việt Nam phối hợp với VCCI Cần Thơ thực hiện Ấn phẩm với nội dung ngành thủy hải sản Việt Nam. Hiệp hội cá Tra Việt Nam trân trọng kính mời Quý Công ty tham gia quảng bá thương hiệu và thông tin trên Ấn phẩm.

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Sau 25 năm hoạt động, chỉ với bộ máy hơn 300 nhân sự, Công ty liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) – thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã mang về cho ngân sách nhà nước hơn 13 tỉ USD.

Sở hữu thành tích sản xuất kinh doanh cực kỳ ấn tượng, Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) – thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là nhà điều hành dầu khí có sản lượng khai thác lớn thứ 2 tại Việt Nam. Sau 25 năm hoạt động, chỉ với bộ máy hơn 300 nhân sự, công ty liên doanh này đã mang về cho ngân sách nhà nước hơn 13 tỉ USD.

*Cánh cửa mở trong thời kỳ đổi mới

Cửu Long JOC là một trong những công ty liên doanh điều hành với nước ngoài đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam, được hình thành trong thời kỳ đổi mới và mở cửa, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động dầu khí tại các vùng nước sâu, xa bờ và khu vực có điều kiện địa lý, địa chất, kinh tế, kỹ thuật đặc biệt khó khăn. Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam còn ghi lại, trong giai đoạn này, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp lý về hình thức liên doanh mới.

Để sớm ký hợp đồng liên doanh tại Lô 15-1, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn việc thành lập công ty liên doanh trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, trên cơ sở vận dụng linh hoạt Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Dầu khí.

Thông tư ra đời năm 1998 đã tạo cơ sở cho việc thành lập Cửu Long JOC với sự tham gia của 5 đối tác khác nhau gồm PVSC - nay là PVEP (Việt Nam), Conoco Limited (Hoa Kỳ), Pedco và SK (Hàn Quốc) và Geopetrol (Pháp). Đây cũng là minh chứng cho vai trò quan trọng của Cửu Long JOC cũng như tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.

Mỏ Sư Tử Đen được phát hiện năm 2000, công bố thương mại vào ngày 8/8/2001 và cho dòng dầu đầu tiên vào 29/10/2003.

Mỏ Sư Tử Đen - Đông Bắc, một phần của mỏ Sư Tử Đen tiếp tục được Cửu Long JOC đưa vào khai thác tháng 4/2010.

Mỏ Sư Tử Vàng được phát hiện vào ngày 23/10/2001, đưa vào khai thác từ ngày 14/10/2008. Các mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc và Sư Tử Vàng Tây Nam lần lượt đón dòng dầu đầu tiên vào tháng 11/2013 và tháng 9/2014.

Mỏ Sư Tử Nâu được phát hiện vào tháng 9/2005 và chính thức cho dòng dầu đầu tiên vào tháng 9/2014. Mỏ khí Sư Tử Trắng được phát hiện vào ngày 19/11/2003. Tháng 11/2016, mỏ Sư Tử Trắng bắt đầu đi vào khai thác giai đoạn 1. Tiếp theo đó vào tháng 6/2021, mỏ Sư Tử Trắng ghi nhận cột mốc mới giai đoạn 2A, đón nhận dòng khí đầu tiên.

Với hàng loạt mỏ được phát hiện và đưa vào phát triển khai thác liên tục, Cửu Long JOC trở thành nhà khai thác dầu lớn thứ 2 tại Việt Nam với các cột mốc sản lượng: 100 triệu thùng vào tháng 12/2007, 200 triệu thùng vào tháng 3/2011, 300 triệu thùng vào tháng 6/2016, 350 triệu thùng vào năm 2019, đạt 400 triệu thùng dầu vào ngày 11/11/2022.

Sau 25 năm hình thành, phát triển, Cửu Long JOC đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, đứng thứ 2 về sản lượng khai thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với tổng sản lượng khai thác 410 triệu thùng dầu, xấp xỉ 600 tỉ bộ khối khí, tổng doanh thu 29,3 tỉ USD, đóng góp cho ngân sách Nhà nước 13,1 tỉ USD, trên tổng mức đầu tư 7,7 tỉ USD.

*Trưởng thành cùng sự phát triển của PVN

Một trong những điểm nhấn không thể không kể đến của Cửu Long JOC chính là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước. Ngay từ những tháng ngày đầu tiên thành lập liên doanh, lãnh đạo phía Việt Nam trong Cửu Long JOC đã ý thức, nỗ lực không ngừng trong việc tổ chức, động viên cán bộ công nhân viên Việt Nam chủ động học hỏi từ các chuyên gia nước ngoài, từng bước vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Từng thế hệ lãnh đạo Cửu Long JOC cũng đã mạnh dạn phát huy đội ngũ nhân viên Việt Nam có trình độ và năng lực, nâng dần tỉ lệ người Việt Nam trong hoạt động điều hành sản xuất và phát triển mỏ, trưởng thành qua từng dự án.

Khởi đầu chỉ với 31 cán bộ nhân viên với 1/3 nhân sự là các chuyên gia nước ngoài, sau 25 năm, tổng số cán bộ nhân viên, kỹ sư, lao động thuộc Cửu Long JOC dao động trên 350 người. Đặc biệt, đến nay, số lượng cán bộ, kỹ sư người Việt đã chiếm đến hơn 94%.

Nếu như trước đây, các dự án phát triển mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Sư Tử Đen Đông Bắc có tới 98-99% là người nước ngoài, từ năm 2010 trở đi, dự án phát triển mỏ Sư Tử Trắng đã nâng tỉ lệ người Việt Nam lên 38%, tiếp đó là dự án phát triển mỏ Sư Tử Nâu là 51% và đến dự án phát triển mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc (SV-15X, SV 16X) là 80%.

Đến nay, toàn bộ đội ngũ vận hành trên các công trình biển của Cửu Long JOC đã đạt tỉ lệ 100% là người Việt Nam; thể hiện bước phát triển vượt bậc về trình độ kỹ thuật cũng như bề dày kinh nghiệm của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia đủ khả năng đảm nhiệm hầu hết các lĩnh vực trong vận hành và quản lý khai thác các cụm mỏ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Dưới sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ PVEP và PVN, trong hành trình 25 năm xây dựng và phát triển, tập thể lao động quốc tế Cửu Long JOC đã không ngừng nỗ lực phấn đấu với liên tiếp nhiều dự án phát triển mỏ được thực hiện.

Hiện Cửu Long JOC đã sở hữu 9 giàn khai thác dầu khí, trong đó có một giàn công nghệ trung tâm và một tàu chứa và xử lý dầu thô FPSO (Floating Production, Storage and Offloading) và hàng loạt các tuyến ống kết nối nội mỏ, với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD. Sản lượng dầu khai thác trung bình hiện nay của toàn Lô 15-1 khoảng 38.000 – 40.000 thùng dầu/ngày, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho đất nước.

Cũng chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, khi ngành Dầu khí đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có, hoạt động của các đơn vị khâu đầu luôn được lãnh đạo Petrovietnam theo dõi sát sao, Cửu Long JOC cũng là đơn vị cấp 3 duy nhất trong Tập đoàn được Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng trực tiếp đến làm việc, định kỳ 6 tháng một lần trong suốt các năm vừa qua, trao đổi, rà soát, đề ra hàng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tập trung vào mục tiêu hoàn thành kế hoạch quản trị Tập đoàn giao và lớn hơn là các mục tiêu trung và dài hạn.