Đánh giá msi z270 tomahawk voz năm 2024

Hiện tại Intel đã phát hành một vài phiên bản CPU thuộc dòng Coffee Lake mà anh em có thể tham khảo trong bảng trên, rẻ nhất là Core i3-8100 và đắt nhất là Core i7-8700K.

So với các thế hệ Core i trước thì thế hệ 8 có nhiều cải tiến hơn với việc tăng số nhân cho tất cả các phiên bản. Lần đầu tiên Core i3 có 4 nhân nhưng không còn hỗ trợ siêu phân luồng, Core i5 và i7 cũng lần đầu tiên có 6 nhân. Thêm vào đó dung lượng bộ đệm L3 cũng lớn hơn, tăng theo số lượng nhân, xung nhịp Turbo cũng tăng nhưng cần lưu ý là xung tối đa chỉ đạt được với 1 nhân, tùy theo số lượng nhân kích hoạt mà xung Turbo sẽ có nhiều mức khác nhau.

Trên đây là bảng so sánh kết quả benchmark bằng Cinebench R15, Geekbench 3 và PassMark các phiên bản Core i thế hệ 8 được đăng tải trên CPU-Monkey. Có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa từng phiên bản. Tuy nhiên nếu căn cứ theo giá thị trườnag hiện nay, chẳng hạn như Core i3-8350K với Core i5-8400, chênh nhau khoảng 200k thì anh em nên chọn Core i5 nếu không có nhu cầu OC. Tương tự nếu không cần OC thì Core i7-8700 vẫn dư sức qua cầu đối với hầu hết các tác vụ nặng và tựa game nặng hàng đầu hiện nay.

Chọn bo mạch chủ Z370:

Đánh giá msi z270 tomahawk voz năm 2024

Z370 là tên của dòng chipset hỗ trợ các CPU Core i thế hệ 8 ở trên. Con chipset này không phải do các đối tác làm bo mạch chủ của Intel tự làm mà do Intel phát triển và bán cho họ để đưa lên bo mạch. Với từng thế hệ CPU thì Intel sẽ ra mắt các thế hệ chipset tương ứng, có thể tương thích ngược hoặc không. Chẳng hạn như Z270 có thể hỗ trợ cả Core i đời 6 (Skylake) lẫn 7 (Kaby Lake) nhưng Z370 chỉ hỗ trợ đời 8 (Coffee Lake) như điều mình đã nói ở phần CPU. Hình trên là sơ đồ hỗ trợ của chipset Z370, anh em có thể nhận thấy sự tương quan giữa sơ đồ này với bảng thông số của một chiếc bo mạch chủ Z370.

Đánh giá msi z270 tomahawk voz năm 2024

Nếu anh em không quan tâm đến yếu tố nhỏ gọn thì ATX vẫn là form bo mạch chủ phổ biến nhất, dễ mua dễ dùng. Ngoài ra so về độ hoành tráng, nhiều tính năng thì ATX vẫn ăn đứt 2 form còn lại nhỏ hơn là mATX và mini-ITX. Những tên gọi như ATX, mATX hay mini-ITX này quy định về kích thước, các lỗ bắt vít, số lượng cổng trên panel sau, nguồn (PSU) hỗ trợ. Trong hình trên anh em có thể thấy sự khác biệt về kích thước và bố trí của các form bo mạch chủ này.