Đánh giá tác động chính sách pháp luật

Tóm tắt: Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật là hoạt động rất quan trọng để bảo đảm chất lượng của các dự án luật, đặc biệt là tính khả thi của các quy định, phù hợp với mục tiêu giải quyết những vấn đề đặt ra của thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích quy định của pháp luật về nội dung, chủ thể, phương pháp, tiêu chí và điều kiện kinh phí cho công tác đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật; khảo sát, tổng hợp tình hình thực tế thông qua 37 báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong các đề nghị xây dựng luật từ năm 2017 đến nay và đưa ra một số kiến nghị.

Từ khóa: Chính sách, đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật.

Abstract: Assessments of the impacts of policies in law formulation is a very important activity to ensure the quality of law projects, especially the feasibility of regulations, in line with the goal of solving problems in practices. In the scope of this article, the author provides analysis of the law provisions on content, subjects, methods, criteria and funding conditions for the impact assessment of policies in law formulation; survey and consodilation of the actual situation through 37 reports on policy impact assessments in the proposals for law making from 2017 up to now and also a number of recommendations.

Keywords: Policy; assessment of impacts of policies in law formulation.

Đánh giá tác động chính sách pháp luật

Ảnh minh họa: Nguồn internet

1. Thực trạng quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật

Đánh giá tác động của chính sách được hiểu là phân tích những ảnh hưởng của chính sách đối với đời sống kinh tế - xã hội, cụ thể hơn là đối với các đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Đánh giá tác động của chính sách nói chung thường được thực hiện ở cả hai giai đoạn: Trước khi chính sách được ban hành (đánh giá sự cần thiết, dự báo những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực nếu chính sách được thực thi...); và sau khi chính sách đã được ban hành và đi vào cuộc sống (đánh giá kết quả, hiệu quả của chính sách trong thực tiễn thi hành).

Khi đề cập đến đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật là chủ yếu đề cập đến dự báo tác động của chính sách nếu được luật hóa thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng chịu sự tác động, cũng như tác động ra sao đến chủ thể (cơ quan nhà nước) chịu trách nhiệm tổ chức thi hành.

1.1. Đối với nội dung, chủ thể, phương pháp và tiêu chí đánh giá

Pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (Luật Ban hành VBQPPL năm 2015) và Điều 6, 7 và Điều 8 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ (Nghị định số 34) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy định liên quan đến đánh giá tác động của chính sách, cụ thể như sau:

- Về các nội dung (lĩnh vực) cần đánh giá:

(i) Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế;

(ii) Tác động về xã hội của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội;

(iii) Tác động về giới của chính sách (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới;

(iv) Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính để thực hiện chính sách;

(v) Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tác động đối với tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế.

- Về chủ thể đánh giá:

Hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật. Trường hợp đề nghị xây dựng luật do đại biểu Quốc hội lập thì đại biểu có thể đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp hỗ trợ thực hiện đánh giá tác động của chính sách.

Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.

- Về phương pháp đánh giá:

Điều 7 Nghị định số 34 quy định: Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.

- Về tiêu chí đánh giá:

Mặc dù Nghị định số 34 đã quy định đánh giá tác động của chính sách theo 5 nội dung nêu trên, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào xác định cụ thể về các tiêu chí chi tiết để đánh giá tác động của chính sách đối với kinh tế, xã hội, giới, hệ thống pháp luật.

Đối với đánh giá tác động về thủ tục hành chính, trước Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34 đã có những quy định khá cụ thể cho nội dung này. Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định việc đánh giá tác động được thực hiện theo 04 tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả của thủ tục hành chính. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Thông tư số07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính.

1.2. Về kinh phí bảo đảm cho công tác đánh giá tác động của chính sách

Điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định: “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách hoặc báo cáo đánh giá tác động của văn bản: Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo”.

2. Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật

Mặc dù đã có một số quy định bước đầu về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật nói chung và quy định khá cụ thể về đánh giá tác động của thủ tục hành chính, nhưng theo đánh giá chung thì kết quả triển khai trong thực tế lại chưa được như mong muốn.

Để làm rõ hơn thực tế hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật, chúng tôi đã rà soát, phân tích 37 báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong các đề nghị xây dựng luật từ đầu năm 2017 đến nay (tháng 8/2020). Kết quả cho thấy:

2.1. Về hình thức

- Tất cả 37/37 hồ sơ đề nghị xây dựng luật đều có báo cáo đánh giá tác động của chính sách.

- Có 13/37 báo cáo đánh giá tác động của chính sách thực hiện đánh giá đầy đủ 05 nội dung đánh giá về kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật (không tính những báo cáo nêu không có tác động về giới/thủ tục hành chính).

Kết quả đến nay:

- Có 16/37 luật đã được Quốc hội thông qua; trong đó có 02 luật mở rộng phạm vi so với khi lập đề nghị xây dựng luật (từ sửa đổi, bổ sung một số điều sang sửa đổi toàn diện luật).

- Có 06/37 luật đã được Quốc hội cho ý kiến lần 1; trong đó có 01 luật được yêu cầu mở rộng phạm vi so với khi lập đề nghị xây dựng luật (từ sửa đổi, bổ sung một số điều sang sửa đổi toàn diện luật).

- Có 9/37 luật đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; 02 dự án khác đang được Chính phủ đề nghị Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2021.

- Có 03/37 luật phải đưa ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu.

- Có 01/37 đề nghị xây dựng luật chưa được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

2.2. Về chất lượng đánh giá

Theo nhận định chung của tác giả, hầu hết báo cáo đánh giá tác động của chính sách còn sơ sài, chất lượng thấp. Qua rà soát các báo cáo, tác giả có một số nhận xét cụ thể như sau:

- Thứ nhất, việc xác định “chính sách” còn lúng túng (số lượng chính sách, tên gọi chính sách; xác định vấn đề, mục tiêu chính sách…).

- Thứ hai, về các nội dung đánh giá: Còn khó khăn, lúng túng khi đánh giá tác động từng nội dung cụ thể, nhất là tác động về giới và tác động về thủ tục hành chính. Qua khảo sát cho thấy, nhiều báo cáo đánh giá tác động các luật nêu là “Không có tác động về giới” (17/37 báo cáo), thậm chí không đề cập đến tác động về giới (06/37 báo cáo); khá nhiều báo cáo cũng nêu "không có tác động về thủ tục hành chính” hoặc không đề cập đến nội dung này (10/37 báo cáo). Bên cạnh đó, có báo cáo không nêu cụ thể từng nội dung đánh giá hoặc gộp chung nội dung kinh tế với nội dung xã hội.

- Thứ ba, về phương pháp đánh giá: Các báo cáo chủ yếu hoặc chỉ thực hiện đánh giá định tính (22/37 báo cáo); chỉ có 07/37 báo cáo sử dụng khá nhiều số liệu khi đánh giá; còn lại 08/37 báo cáo có sử dụng số liệu khi đánh giá tác động về kinh tế/thủ tục hành chính.

Thực tế cho thấy, trong khi các dự án luật về vực lĩnh xã hội (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế chủ trì xây dựng) sử dụng khá nhiều số liệu khi đánh giá, thì các dự án luật về lĩnh vực kinh tế (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng) lại có rất ít số liệu, kể cả khi đánh giá tác động về nội dung kinh tế, mà lẽ ra đây là điều bắt buộc, không thể thiếu.

- Thứ tư, Điều 7 Nghị định 34 quy định phương pháp đánh giá tác động của chính sách yêu cầu: “Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do”. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa thấy báo cáo nào nêu lý do khi không đánh giá tác động của chính sách bằng phương pháp định lượng.

- Thứ năm, từ kết quả phân tích 37 báo cáo đánh giá tác động (BC ĐGTĐ) của chính sách nêu trên, có thể đưa ra nhận xét: Khi thẩm định đề nghị/dự án luật, thẩm tra dự án luật và xem xét, thông qua các dự án luật, cơ quan thẩm định, cơ quan thẩm tra và đại biểu Quốc hội chưa thực sự coi trọng xem xét báo cáo đánh giá tác động của chính sách (nhiều dự án có báo cáo đánh giá tác động của chính sách sơ sài nhưng vẫn được thông qua, thậm chí thông qua với tỷ lệ cao). Hoặc, cũng có thể hiểu là báo cáo đánh giá tác động của chính sách có chất lượng tốt hay không cũng không có giá trị gì nhiều (vì luật vẫn được thông qua) và báo cáo này chỉ mang tính hình thức, “cho đủ hồ sơ” (Chi tiết xin xem Bảng tổng hợp khảo sát).

BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT THỰC TẾ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG LUẬT

TỪ NĂM 2017 ĐẾN NAY

STT

Năm

Tên Đề nghị xây dựng luật

Đánh giá tác động của chính sách

Nội dung đánh giá

Nhận xét về BC ĐGTĐ

Ghi chú

Số lượng CS được ĐG

Không đánh giá

Kinh tế

Xã hội

Giới

TTHC

Hệ thống pháp luật

1

2017

Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

06 (02 nhóm)

x

x

Không đề cập

x

x

Chủ yếu đánh giá định tính; có sử dụng số liệu ở nội dung đánh giá về kinh tế

Đã đưa ra khỏi Chương trình để tiếp tục nghiên cứu

2

Luật Kiến trúc

02

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Báo cáo khá sơ sài; Chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 với tỷ lệ 88,64%

3

Luật Cảnh sát biển Việt Nam

04

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

Báo cáo nêu không có tác động

x

Báo cáo khá sơ sài; Chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 với tỷ lệ 96,29%

4

Luật Dân số

06

x

x

x

x

x

Báo cáo sử dụng nhiều số liệu

Đã đưa ra khỏi Chương trình để tiếp tục nghiên cứu

5

Luật Hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

08 (03 nhóm)

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Chủ yếu đánh giá định tính

Chưa được đưa vào Chương trình

6

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

03

x

x

x

x

x

Báo cáo sử dụng nhiều số liệu

Đã đưa ra khỏi Chương trình để tiếp tục nghiên cứu

7

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

05

x

x

x

x

x

Báo cáo sử dụng nhiều số liệu

Được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 với tỷ lệ 84,3%

8

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục

03

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

Báo cáo nêu không có tác động

x

Báo cáo khá sơ sài; chủ yếu đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 với tỷ lệ 85,54%; mở rộng phạm vi từ sửa đổi thành thay thế luật cũ (với tên gọi là Luât Giáo dục 2019)

9

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học

03

x

x

x

x

x

Báo cáo sơ sài; chỉ đánh giá định tính, nêu tác động chung chung

Được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 với tỷ lệ 84,12%

10

2018

Bộ luật Lao động (sửa đổi)

08

x

x

x

x

x

Báo cáo sử dụng nhiều số liệu

Được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2019 với tỷ lệ 90,06%

11

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

07

x

x

Hầu hết các chính sách đều không có tác động

x

x

Chủ yếu đánh giá định tính

Đã được Quốc hội cho ý kiến tháng 6/2020; mở rộng phạm vi sửa đổi thành Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

12

Luật Chăn nuôi

05

x

x

BC không đề cập

BC không đề cập

x

Báo cáo sử dụng khá nhiều số liệu

Được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2018 với tỷ lệ 93,61%

13

Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi)

06

x

x

x

x

x

Báo cáo sử dụng nhiều số liệu

Đã được Quốc hội cho ý kiến tháng 6/2020

14

Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

05

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

Chủ yếu đánh giá định tính; không nêu tác động cụ thể từng nội dung mà chỉ nêu chung chung về tích cực/tiêu cực

Được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 với tỷ lệ 92,75%

15

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức

13

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2019 với tỷ lệ 88,2%

16

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp

06

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

Chỉ đánh giá định tính; không nêu tác động cụ thể từng nội dung mà chỉ nêu chung chung về tích cực/tiêu cực

Mở rộng phạm vi sửa đổi và tách thành 02 luật:

- Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 với tỷ lệ 90,68%.

- Luật Đầu tư (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 với tỷ lệ 92,34%.

17

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

12

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Báo cáo sơ sài; chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2019 với tỷ lệ 89,23%

18

Luật Thanh niên (sửa đổi)

07

x

x

x

x

x

Báo cáo sơ sài; chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2020 với tỷ lệ 91,30%

19

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC

03

x

x

BC không đề cập

BC không đề cập

x

Báo cáo sử dụng nhiều số liệu khi đánh giá tác động về kinh tế. Tuy nhiên, BC không đề cập đến tác động về giới và về TTHC

Đã được Quốc hội cho ý kiến tháng 6/2020

20

2019

2019

2019

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều

12

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 với tỷ lệ 92,34%

21

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

02

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

Báo cáo nêu không có tác động

x

Có sử dụng số liệu khi đánh giá tác động về kinh tế. Tuy nhiên, nội dung BC đánh giá vẫn còn sơ sài

Được Quốc hội thông qua ngày 10/6/2020 với tỷ lệ 92,96%

22

Luật Biên phòng Việt Nam

03

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Có sử dụng số liệu khi đánh giá tác động về kinh tế. Tuy nhiên, nội dung BC đánh giá vẫn còn sơ sài

Đã được Quốc hội cho ý kiến tháng 6/2020

23

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ để thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

12

x

x

x

x

x

Chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 với tỷ lệ 92,56%

24

Luật Cư trú (sửa đổi)

02

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Có sử dụng số liệu khi đánh giá

Đã được Quốc hội cho ý kiến tháng 6/2020

25

Luật Điện ảnh (sửa đổi)

04

x

x

x

x

x

Có sử dụng số liệu khi đánh giá tác động TTHC; các nội dung còn lại chỉ đánh giá định tính

Được đưa vào Chương trình năm 2021

26

Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)

05

BC không đề cập

BC không đề cập

x

x

x

Chủ yếu đánh giá định tính; không nêu tác động cụ thể về nội dung kinh tế, xã hội mà chỉ nêu chung chung về tích cực/tiêu cực

Được đưa vào Chương trình năm 2021

27

Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)

03

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

Báo cáo nêu không có tác động

x

BC sử dụng khá nhiều số liệu khi ĐGTĐ về kinh tế

Được đưa vào Chương trình năm 2021

28

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS

02

x

x

x

x

x

BC sử dụng nhiều số liệu. Các chính sách không được nêu tên cụ thể mà chỉ gọi là “chính sách thứ nhất”, “chính sách thứ hai”

Được đưa vào Chương trình năm 2021

29

Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

04

x

x

x

x

x

BC sử dụng khá nhiều số liệu khi ĐGTĐ

Được đưa vào Chương trình năm 2021

30

Luật Thỏa thuận quốc tế

04

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

BC không đề cập

Chỉ đánh giá định tính; không nêu tác động cụ thể từng nội dung mà chỉ nêu chung chung về tích cực/tiêu cực

Đã được Quốc hội cho ý kiến tháng 6/2020

31

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng

03

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

BC đánh giá tác động sơ sài; chỉ đánh giá định tính

Được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020 với tỷ lệ 92,96%

32

2020

Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

07

x

x

x

x

x

BC đánh giá tác động còn sơ sài; chỉ đánh giá định tính

Đang đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2021

33

Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

07

x

x

x

x

x

Chủ yếu đánh giá định tính

Được đưa vào Chương trình năm 2021

34

Luật Cảnh sát cơ động

04

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

Báo cáo nêu không có tác động

x

Chỉ đánh giá định tính

Được đưa vào Chương trình năm 2021

35

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

07

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Chỉ đánh giá định tính

Được đưa vào Chương trình năm 2021

36

Luật Thanh tra (sửa đổi)

06

Gộp chung KT và XH

Gộp chung KT và XH

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

Chỉ đánh giá định tính

Được đưa vào Chương trình năm 2021

37

Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

03

x

x

Báo cáo nêu không có tác động

x

x

BC sử dụng khá nhiều số liệu khi ĐGTĐ về kinh tế

Đang đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2021

3. Một số kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng luật thời gian tới, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Một là, sửa đổi nội dung (phương diện) đánh giá. Đây là một trong những quy định quan trọng nhất về đánh giá tác động của chính sách, nhưng quy định hiện nay về 05 nội dung đánh giá (kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật), một mặt, còn quá rộng (chung chung); mặt khác, còn có sự trùng lặp trong nội hàm của các nội dung cần đánh giá (như giữa đánh giá về thủ tục hành chính với đánh giá về nội dung kinh tế; đánh giá nội dung về giới với đánh giá về xã hội, kinh tế).

Nghị định cần chia các nội dung đánh giá thành 02 phương diện: “Kinh tế” và “Xã hội”. Mỗi phương diện cần được chia nhỏ thành các nội dung cụ thể hơn, như: tác động về mặt kinh tế đối với mỗi giới, tác động về mặt kinh tế đối với thủ tục hành chính, tác động về mặt kinh tế đối với việc tổ chức thi hành pháp luật, tác động về môi trường đầu tư và kinh doanh…; tác động về mặt xã hội đối với mỗi giới, tác động về mặt xã hội đối với thủ tục hành chính, tác động về mặt xã hội đối với việc tổ chức thi hành pháp luật, tác động về việc làm; tác động về môi trường; tác động về tính ổn định của hệ thống pháp luật…

Hai là, sửa đổi quy trình thực hiện đánh giá: Nghị định cần quy định rõ quy trình (các bước đánh giá tác động chính sách). Hiện nay, chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan trong việc tuân thủ quy trình đánh giá tác động đã dẫn đến thực tế là quy trình đánh giá tác động khá khép kín, thiếu sự tham vấn (một trong những nguyên tắc quan trọng của đánh giá tác động là cần có sự tham vấn sớm ngay từ giai đoạn xác định vấn đề, xác định mục tiêu cho đến khi xác định các phương án cũng như lựa chọn giải pháp tối ưu)[1]. Hơn nữa, việc bổ sung quy định liên quan đến quy trình đánh giá tác động của chính sách không có nghĩa là gia tăng gánh nặng cho hoạt động lập pháp, mà đây chỉ là những yêu cầu tối thiểu cần thực hiện để có được hệ thống chính sách, pháp luật chất lượng cao[2].

Thứ hai, xây dựng các tiêu chí cụ thể, theo từng lĩnh vực để phục vụ cho việc đánh giá tác động của chính sách. Chẳng hạn, Bộ Tài chính ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về chi phí tuân thủ, về ngân sách nhà nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về môi trường đầu tư kinh doanh; Bộ Tư pháp ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về tính ổn định của hệ thống pháp luật; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với môi trường; Bộ Nội vụ ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với nhân lực triển khai thực hiện[3]…

Thứ ba, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong đánh giá tác động của chính sách. Thực hiện nghiêm quy định “phải nêu rõ lý do” trong báo cáo nếu không thể áp dụng phương pháp định lượng khi đánh giá.

Thứ tư, trong quá trình thẩm định đề nghị/dự án luật, thẩm tra dự án luật và xem xét, thông qua các dự án luật, cơ quan thẩm định (Bộ Tư pháp), cơ quan thẩm tra (Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội)và đại biểu Quốc hội cần chú trọng xem xét kỹ báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Trường hợp báo cáo chưa đầy đủ, chưa bảo đảm chất lượng thì kiên quyết yêu cầu cơ quan/cá nhân soạn thảo thực hiện đánh giá lại tác động của chính sách.

Thứ năm, sửa đổi Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có nội dung về mức chi cho việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách. Như đã nêu ở trên, quy định hiện nay về mức chi cho 01 báo cáo đánh giá tác động đang là quá thấp so với yêu cầu, đòi hỏi của công tác đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật nói chung, nhất là trong xây dựng luật (cần phải thực hiện nhiều điều tra, khảo sát, tổng hợp thông tin, đánh giá thực trạng và các phương án, lấy ý kiến chuyên gia… để bảo đảm được chất lượng báo cáo đánh giá tác động của chính sách)./.

Đánh giá tác động của chính sách là gì?

2. Đánh giá tác động của chính sách là gì? Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2016/NĐ-CP thì đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.

Việc sử dụng thông tin khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách được quy định như thế nào?

Thông tin được sử dụng khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải như thế nào? Thông tin được sử dụng khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải chính xác, trung thực và ghi rõ nguồn thông tin.

Pháp luật và chính sách khác nhau như thế nào?

Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại. Chính sách là những cách thức tác động của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu định hướng.

Chính sách xã hội là như thế nào?

(TG) - Chính sách xã hội (CSXH) là hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp được thể chế hoá bằng pháp luật của nhà nước để giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra từ thực tiễn trong một thời gian và không gian nhất định, trước hết là những vấn đề xã hội bức xúc trên cơ sở đảm bảo quyền con người nhằm ...