Dấu hiệu bong gân ngón chân cái

- Các triệu chứng phổ biến nhất của bong gân ngón chân cái bao gồm: đau, sưng và hạn chế vận động khớp ngón chân cái.

- Các triệu chứng sẽ lâu lành lại và dần trở nên tệ hơn theo thời gian nếu việc chấn thương cứ tái diễn.

- Nếu bạn bị bong gân bởi một cử động mạnh và đột ngột, chấn thương có thể đau ngay lập tức và trở nên tồi tệ hơn trong vòng 24 giờ.

- Đôi khi bạn có thể cảm nhận được âm thanh của chấn thương đứt gân.

- Thông thường khi ngón chân cái bị chấn thương thì chuyển động của ngón chân cái  và toàn bộ khớp có liên quan cũng bị hạn chế.

Chấn thương ngón chân khi đá bóng là dạng chấn thương thường gặp nhất trong bộ môn thể thao này, đặc biệt là với người mới chơi. Trong đó, chấn thương ngón chân cái khi đá bóng là thường gặp nhất do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Việc đau ngón chân, đặc biệt là ngón cái sau khi tham gia đá bóng có thể là do chân bị bong gân, bầm tím hoặc thậm chí là gãy. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này gồm có:

  • Đá bóng mà không mang giày thể thao
  • Đi giày không phù hợp: giày quá chật, không đúng loại, không có độ hở giữa mũi giày và ngón cái có thể đến từ sở thích đi giày chật ở một số cầu thủ. Đặc biệt đối với sân phủi, nếu đá giày chật trên sân cứng rất dễ dẫn tới chấn thương.
  • Do ngón chân chịu quá nhiều tác động từ bóng, thường là do cầu thủ chỉ sút bằng mũi bàn chân mà không kết hợp má trong, má ngoài gây nên quá tải ở các ngón chân.
  • Do vận động quá nhiều, quá sức.
  • Do ngón chân đã tổn thương trước đó nhưng không điều trị dứt điểm.

Bất kỳ chấn thương ngón chân nào sau khi tham gia bóng đá cũng không nên chủ quan mà phải xử trí đúng cách để tránh các biến chứng về sau. Theo đó, các phương pháp xử trí chấn thương ngón chân khi đá bóng bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: khi thấy các triệu chứng sưng tấy, đau, khó cử động ở ngón chân thì bạn cần xin ra sân nghỉ ngơi ngay lập tức để đảm bảo tình trạng chấn thương ngón chân không trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi nghỉ ngơi, cởi tất và giày, hãy kê cao chân rồi sử dụng túi chườm đá lạnh lên ngón chân bị đau ngay lập tức. Điều này sẽ giúp lưu lượng máu đến ngón chân đau ít hơn, từ đó giảm sưng tấy, bầm tím. Phải đảm bảo việc chườm đá lạnh liên tiếp trong 15 phút.
  • Người bệnh cần dùng nạng để đi lại sau khi đau các ngón chân nhằm giảm áp lực đè nặng lên chấn thương, tránh gây thêm các chấn thương liên tiếp. Ngoài lần đầu dùng chườm lạnh thì có thể chuyển qua chườm nóng ở các lần sau giúp giãn mạch máu và cho phép máu dồn về khu vực ngón làm tăng quá trình hồi phục.
  • Băng y tế quanh ngón chân bị chấn thương là cần thiết, việc băng nén này sẽ giúp hạn chế sưng tấy hay dây chằng bị giãn, giảm áp lực đè lên ngón chân. Tuy nhiên, cũng không nên băng quá chặt vì có thể làm giảm lưu thông máu, gây đau nhức.
  • Có thể cân nhắc dùng thuốc giảm đau nếu cơn đau kéo dài, sau khi bị đau cần đi giày đế cứng nhằm hạn chế lực tác động lên các ngón chân bị chấn thương.
  • Thông thường phải mất 2-3 tuần để ngón chân hồi phục, nếu sau 3 tuần vẫn bị sưng đau thì người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và điều trị

Để tránh các chấn thương ngón chân khi đá bóng, vận động viên có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Không sử dụng các đôi giày quá chật.
  • Sử dụng các sản phẩm bảo vệ ngón chân như miếng dán bảo vệ, giúp ngón chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt trong giày, giảm ma sát và góp phần bảo vệ các ngón chân, nơi vốn dĩ đã nhận nhiều lực.
  • Thay đổi kỹ thuật để bảo vệ ngón chân: Nhiều cầu thủ chỉ thực hiện duy nhất kỹ thuật ở mũi bàn chân sẽ dẫn tới các chấn thương ngón chân. Lúc này việc tập luyện để làm đa dạng hơn các kỹ thuật chơi bóng sẽ hạn chế các chấn thương ngón chân, cũng như làm giảm áp lực lên ngón chân.

Chấn thương ngón chân khi đá bóng là dạng chấn thương thường gặp nhất trong bộ môn thể thao này. Những dạng chấn thương nếu không được thăm khám và xử trí sớm sẽ gây khó chịu và khó có thể phục hồi. Vì thế, khi có dấu hiệu chấn thương thể thao, đặc biệt sau khi chơi đá bóng thì bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và xử trí sớm.

Với sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai và áp dụng thành công nhiều ca phẫu thuật, chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng các bệnh lý cơ xương khớp. Đặc biệt, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm được đào tạo bài bản tại các Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình lớn trong nước cũng như được đào tạo chuyên sâu về Thay khớp, Nội soi khớp, Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình... do các chuyên gia của Hội Chấn thương chỉnh hình nước ngoài giảng dạy không chỉ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng mà còn hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật, đảm bảo sự an toàn, yên tâm cho người bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

Gân gấp ngón chân là bộ phận nối liền xương ngón chân, có nhiệm vụ tạo liên kết giữa cơ, xương, khớp ngón chân tạo ra cử động gập duỗi. Viêm gân gấp ngón chân là bệnh lý khá phổ biến, gây ra nhưng đau đớn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm gân nêu trên? Triệu chứng thường gặp và cách điều trị như thế nào để đem lại hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu một số nội dung qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm gân gấp ngón chân là do đâu?

Viêm gân gấp ngón chân gây ra bởi các động tác lặp đi lặp lại, tác động lên ngón chân hoặc ảnh hưởng từ chấn thương nghiêm trọng đột ngột. Chấn thương này thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành. Người cao tuổi cũng dễ bị tổn thương do các dây chằng bị mất tính đàn hồi và trở nên yếu hơn cùng với tuổi tác.

Các hoạt động dễ dẫn đến tổn thương viêm gân gấp ngón chân là: chơi thể thao, dọn dẹp nhà cửa, làm vườn… Một số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, tiểu đường,… cũng dễ gặp phải tình trạng này.

Triệu chứng thường gặp khi bị viêm gân gấp ngón chân

- Vùng viêm đau nhức liên tục hoặc tăng mạnh khi cử động.

- Cử động ngón chân khó khăn.

- Vùng gân viêm và phần mềm xung quanh có thể bị sưng, nóng đỏ.

- Sờ vào vùng viêm có thể thấy các cục xơ nhỏ nổi trên gân.

Dấu hiệu bong gân ngón chân cái

Người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu tại vùng viêm

Cách điều trị dứt điểm viêm gân gấp ngón chân

- Điều trị không dùng thuốc 

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và hạn chế những cử động ở vùng gân bị viêm.

Có thể chườm đá lạnh vùng viêm trường hợp bệnh nhân thấy sưng nóng và đỏ.

Bệnh nhân có thể dùng các loại nẹp, băng chun, máng bột,… để cố định tạm thời vùng viêm và giảm áp lực cho thương tổn.

Sử dụng chiếu tia hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng ngắn để giảm đau và hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.

- Điều trị sử dụng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hoặc tiêm corticoid trực tiếp vào vị trí viêm để giảm sưng đau và hỗ trợ điều trị. Bệnh nhân chỉ dùng các loại thuốc nêu trên theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ và cần cẩn thận với các trường hợp chống chỉ định khi sử dụng.

Thuốc Đông Y để điều trị cũng là một sự lựa chọn tốt nhưng mất nhiều thời gian, đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn từ 1-3 tháng để đạt được hiệu quả. So với thuốc Tây Y, thuốc Đông Y sử dụng an toàn hơn, mang lại hiệu quả cao và có tính chất ổn định lâu dài.

- Điều trị theo bệnh lý

Đối với những trường hợp người bệnh bị viêm gân gấp ngón chân do các bệnh ký như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, tiểu đường,… thì các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp theo từng bệnh cụ thể.

- Điều trị phẫu thuật 

Phương pháp điều trị phẫu thuật chỉ áp dụng trong trường hợp chấn thương phức tạp, điều trị bằng nội khoa không mang đến hiệu quả. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ phần viêm, xơ.

Dấu hiệu bong gân ngón chân cái

Khi phát hiện bị viêm gân gấp ngón chân cần tiến hành điều trị kịp thời, đúng cách

Một số biện pháp ngăn ngừa và hạn chế chấn thương xảy ra

- Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý, đúng cách.

- Thực hiện các động tác khởi động nhẹ trước khi vào bài tập để làm giãn cơ, gân, chuẩn bị cho việc tập luyện có hiệu quả.

- Thường xuyên ngâm chân trong nước muối gừng vào cuối ngày, xoa bóp bàn chân để chân được thả lỏng.

- Hạn chế các tác động mạnh đến bàn chân trong khi lao động, chơi thể thao…

Dấu hiệu bong gân ngón chân cái

Chú ý chăm sóc, massage đôi chân để ngăn ngừa các bệnh viêm gân, khớp

Viêm gân gấp ngón chân có thể gây ảnh hưởng đến việc vận động cơ thể. Vì vậy khi nhận thấy mình mắc phải các triệu chứng của bệnh thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Liên hệ ngay phòng khám La Văn Lường qua số Hotline 0898 12 14 16 – 0907 567 567 hoặc truy cập website    https://phongkhamlavanluong.vn/ để được các bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TP HCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: https://phongkhamlavanluong.vn/

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng (8h - 12h) – Chiều (15h - 19h30)

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.