Đau tê trên đỉnh đầu là bệnh gì năm 2024

Đau đỉnh đầu đột ngột, kéo dài, kèm sốt, co giật, mất ý thức hoặc tái phát nhiều lần… là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Đau đỉnh đầu là cơn đau đầu âm ỉ hoặc đột ngột ở trên đỉnh đầu. Hầu hết mọi người đều gặp phải cơn đau đầu dạng này một hoặc nhiều lần với nhiều mức độ và lý do khác nhau. Đau đỉnh đầu có thể xảy ra trong vài phút nhưng cũng có khi kéo dài dai dẳng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Nếu không tìm cách điều trị, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bác sĩ Hoàng Châu Bảo Đính [Khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM] cho biết, khi bị đau đỉnh đầu, người bệnh có cảm giác giống như đang có một vật nặng đè chặt phía trên đỉnh đầu gây đau nhói. Ở một số người, cơn đau còn kéo theo các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, đau hàm, đau cổ, nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng... Trong các trường hợp hiếm hơn lên quan tới bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không chỉ đau vùng đỉnh đầu mà còn có thể chảy máu cam, khó thở hoặc rối loạn lo âu.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đỉnh đầu, trong đó, thường gặp nhất có thể kể đến như căng thẳng, mắc bệnh đau nửa đầu, viêm xoang, mất ngủ, đau dây thần kinh chẩm, tăng huyết áp, lạm dụng thuốc, thiếu máu não...

Đau đỉnh đầu có thể do công việc căng thẳng. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Bảo Đính cho biết thêm, không phải lúc nào đau đỉnh đầu cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đau nhức đỉnh đầu kèm sốt hoặc cứng cổ, co giật, nhầm lẫn, mất ý thức; đau đầu dữ dội, đột ngột; đau đầu kèm theo đau ở tai hoặc mắt; có cảm giác như có "tiếng gõ" trong đầu; đau đầu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, nhất là ở trẻ em...

Đau đỉnh đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lo ngại. Nếu người bệnh bị đau đầu thường xuyên, cường độ không thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc giảm đau... thì cần đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và xử lý phù hợp.

Việc điều trị đau đỉnh đầu có liên quan tới chữa trị, kiểm soát những nguyên nhân và yếu tố gây bệnh. Các phương pháp điều trị thông thường bao gồm dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid [NSAID] như ibuprofen, thuốc giãn cơ và triptans. Mặc dù mang tới hiệu quả tốt nhưng các thuốc này cũng có nhiều tác dụng phụ hoặc gây tương tác với những thuốc thông dụng khác. Người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cần dùng thuốc nhiều hơn 3 ngày trong tuần.

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể được sử dụng trong trường hợp nhức đỉnh đầu liên quan tới đau dây thần kinh chẩm. Người bệnh đau đầu do tăng huyết áp có thể cần dùng đến thuốc hạ huyết áp hoặc các hướng điều trị cấp cứu để giảm nguy cơ chảy máu não, đột quỵ hoặc các tình trạng nguy hiểm khác.

Theo bác sĩ Đính, các cơn đau đỉnh đầu có nhiều trường hợp bắt nguồn từ tư thế sinh hoạt chưa đúng và vấn đề vị trí đốt sống cổ. Hai đốt sống cổ trên cùng và xương chẩm, xương đáy sọ có liên quan mật thiết tới các cơn đau đầu. Do đó, nếu biết cách điều chỉnh thần kinh cột sống là một trong các cách tốt nhất để trị chứng đau đầu, nhất là những cơn đau hay tái phát. Việc điều chỉnh cột sống cổ trên thẳng hàng, giữ cho vùng cổ và đầu xương, dây thần kinh và cơ ở đúng vị trí có thể loại bỏ nguyên nhân chính gây đau đầu.

Những hướng điều trị khác bao gồm massage, tắm nước ấm, chườm mát đầu, châm cứu hoặc thay đổi tư thế nằm và làm việc... Để phòng bệnh, mọi người cần ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích, caffeine, tăng cường vận động và dinh dưỡng đầy đủ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau trên đỉnh đầu. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Hội chứng đau nửa đầu Migraine [Đau đầu vận mạch]

Đặc điểm của hội chứng đau nửa đầu đó là người bệnh bị đau đầu theo từng cơn và theo nhịp mạch. Đây là sự co thắt của các mạch máu ở vùng đầu và vùng sọ não. Những cơn đau chuyển biến từ nhẹ, thoáng qua cho đến dữ dội. Đau đầu vận mạch có thể kéo dài trong nhiều giờ, thậm chí là kéo dài trong suốt 2 – 3 ngày. Hội chứng thường xuất hiện ở phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Người bệnh còn gặp thêm một số triệu chứng khác như buồn nôn, tay lạnh, tim đập nhanh, đau ngang thái dương, kèm theo mất ngủ.

Căng thẳng, mất ngủ

Đây là nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất. Căng thẳng, stress gây ra áp lực liên tục, dẫn đến đau nhức đỉnh đầu và xung quanh đầu. Những cơn đau này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp những cơn đau đầu do mất ngủ khi ngủ không đủ hoặc bị gián đoạn. Chúng thường gây ra cơn đau âm ỉ cùng áp lực trên đỉnh đầu.

Thay đổi thời tiết, chuyển mùa

Những cơn đau này thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc quá khắc nghiệt [quá nóng, quá lạnh]. Ngoài ra, người bệnh di chuyển từ môi trường nắng nóng sang máy lạnh cũng có thể bị đau đỉnh đầu. Do đó, các cơn đau đầu thường tăng lên rõ rệt vào lúc giao mùa.

Viêm xoang mũi

Đau đỉnh đầu do viêm xoang thường xảy ra theo mùa hoặc khi bạn bị dị ứng với một hay một số tác nhân nào đó khiến cho các xoang bị kích thích. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do xoang bị tắc nghẽn bởi các chất nhầy, dịch mủ. Người bệnh có thể gặp thêm các hiện tượng như đau, nặng ở quanh mắt, má và trán, đau nhức răng trên.

Thiếu máu lên não

Bệnh nhân bị thiếu máu não khi bị đau đỉnh đầu sẽ không thấy cảm giác dữ dội. Thay vào đó, họ sẽ trải qua tình trạng âm ỉ nặng nề, như có vật gì chèn vào đầu. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây hoa mắt, chóng mặt và gây cảm giác mất thăng bằng.

Dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng đau ở đỉnh đầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể chuyển biến dữ dội và kéo dài, gây ra những biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh lý nguy hiểm gây ra hiện tượng thường xuyên đau đầu ở đỉnh bao gồm:

  • Rối loạn tiền đình
  • Cao huyết áp
  • Thiếu máu lên não
  • Đột quỵ

Chính vì vậy, khi bạn gặp tình trạng này kéo dài, hãy chủ động đến thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Tìm hiểu các nguyên nhân gây đau đầu mệt mỏi

Cách khắc phục bệnh đau đỉnh đầu

Để cơn đau được thuyên giảm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:

Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng quá độ

Hãy xây dựng cho bản thân thời gian biểu hợp lý, cân bằng giữa việc làm hằng ngày với việc nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thư giãn bản thân qua các bài tập căng cơ, yoga hay thiền.

Điều quan trọng nhất là bạn cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh xa những áp lực, căng thẳng. Bởi lẽ đây chính là nhân tố gây áp lực cho đỉnh đầu của bạn, khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bệnh nhân bị đau đỉnh đầu cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Hãy bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm nguyên chất, thành phần tự nhiên, không chất bảo quản hay phẩm màu.

Tăng cường vận động thể dục

Bên cạnh kết hợp khẩu phần ăn với vận động thể thao thường xuyên, xây dựng thể trạng khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Thói quen tập thể dục sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các endorphin, điều trị cơn đau một cách tự nhiên. Hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 20 phút trong ngày.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh, khoa học

Lối sống hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến cường độ các cơn đau. Bạn nên thực hiện một số thói quen tốt như ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, không lạm dùng chất kích thích,… để tần suất những cơn đau đỉnh đầu thuyên giảm.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Hai loại thuốc giảm đau đầu nhanh phổ biến được sử dụng đó là Acetaminophen [Tylenol] và Excedrin Migraine. Tuy nhiên không nên sử dụng hai loại thuốc cùng lúc vì chúng đều chứa Acetaminophen. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để cơn đau giảm đi hiệu quả nhất.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một số trường hợp đau đỉnh đầu có thể được kiểm soát và điều trị tại nhà. Song, nếu tình trạng kéo dài và có những diễn tiến nặng hơn, rất có khả năng đây là dấu hiệu cho những bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Tê liệt một bên cơ thể, buồn nôn hoặc nôn dai dẳng, ngất xỉu, co giật, cứng cổ kết hợp với sốt cao… Lúc này, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng đau đỉnh đầu cũng như biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Song, nếu tình trạng kéo dài hoặc bạn bắt gặp những cơn đau dữ dội, hãy chủ động đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời.

Bên cạnh sử dụng những biện pháp điều trị đau đỉnh đầu tại nhà, bạn cũng có thể sử dụng thuốc để được can thiệp từ sâu bên trong. Hapacol 650 là sản phẩm giúp làm thuyên giảm hiệu quả các chứng đau như: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Đồng thời, thuốc cũng có tác dụng hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Với thành phần chính là Paracetamol cùng hàm lượng tương ứng và tá dược vừa đủ 1 viên, Hapacol 650 tác dụng vào các vùng điều nhiệt của cơ thể, làm giảm cơn đau nhanh chóng.

Chủ Đề