Đầu tư góp vốn, mua cổ phần mua phần vốn góp là gì

Nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động đầu tư ở Việt Nam có thể theo nhiều hình thức khác nhau như thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Trong đó đầu tư vào tổ chức kinh tế là hình thức thường được lựa chọn, mà cụ thể nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp mới, thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc đầu tư góp vốn, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp,hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký thành lập rồi.
Vậy nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào tổ chức kinh tế theo hình thức nào ? Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua phần vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế theo hình thức nào ? Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua phần vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế ?

Tham khảo thêm: thành lập công ty vốn nước ngoài

Tham khảo thêm: Thay đổi giấy chứng nhận đầu tư

Trong Luật đầu tư 2014 quy định

Điều 25. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:a] Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;b] Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;c] Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:a] Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;b] Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;c] Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;d] Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này.


Như vậy nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty cổ phần bằng cách mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, còn với các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh có thể góp vốn thêm vào để tăng vốn điều lệ công ty. Trường hợp này doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần công ty cổ phần thì phải mua từ công ty hoặc cổ đông. Nếu muốn mua phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn thì mua từ thành viên công ty, mua phần vốn góp của công ty hợp danh thì mua từ thành viên góp vốn.Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức trên phải theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật đầu tư 2014.

Tức là nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn, cổ phần ở một số doanh nghiệp như công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác...theo quy định của pháp luât về chứng khoán, quy định của pháp luât về việc cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

Home » Đầu tư » Dịch vụ » Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp là một hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải làm gì khi thực hiện đầu tư theo hình thức này? Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

A. Tổng quan quy định về hình thức Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tham gia vào thị trường Việt Nam. Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài không phải thành lập tổ chức kinh tế. Mà sẽ trở thành thành viên, cổ đông của một tổ chức kinh tế khi thực hiện mua cổ phần, mua vốn góp hoặc góp vốn vào một tổ chức kinh tế đang hoạt động. Ngoài ra, hình thức đầu tư này giúp doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếp cận với một số ngành nghề đòi hỏi điều kiện nghiêm ngặt.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phn, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem thêm >>> Quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

1. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam gồm các hình thức quy định tại Điều 25 Luật đầu tư 2014 sau đây:

a. Các hình thức góp vốn vào tổ chức kinh tế của Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức:

b. Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức:

2. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

a. Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp dưới đây nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; hoặc
  • Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% trở lên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
**    Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
**   Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;
  • Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
  • Sau khi hoàn tất đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, doanh nghiệp và nhà đầu tư tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

b.  Trường hợp nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định.

>>> Xem thêm Dịch vụ thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên  

B. Dịch vụ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài 

1. Các công việc LawKey thực hiện

Dịch vụ thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của LawKey bao gồm các công việc sau đây:

  • Bước 1: LawKey tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tiến hành tra cứu nội dung yêu cầu với các quy định của pháp luật liên quan: Ngành nghề của tổ chức kinh tế nhận đầu tư có ngành nghề nào có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài và điều kiện cụ thể là gì; Ngành nghề nào bị hạn chế hay cấm nhà đầu tư nước ngoài đầu tư…… Đồng thời, LawKey sẽ đưa ra các giải pháp để khách hàng lựa chọn.

LawKey cũng sẽ hỗ trợ tư vấn cho khách hàng các quy định về tài chính liên quan đến việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

  • Bước 2: Thiết lập hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
  • Bước 3: LawKey thay mặt khách hàng, tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục đăng ký tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
  • Bước 4: Nhận kết quả đăng ký góp vốn, sẽ phối hợp với khách hàng, tổ chức kinh tế nhận đầu tư để soạn thảo hồ sơ, văn bản về việc chuyển nhượng cổ phần/phần vốn góp
  • Bước 5: Soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Bước 6: Nhận kết quả và bản giao cho khách hàng.

2. Phí dịch vụ và thời gian thực hiện

Phí dịch vụ hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được LawKey thông báo khi khách hàng liên hệ.

Thời gian thực hiện: 20 ngày làm việc;

Phí dịch vụ của LawKey chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng [VAT], thuế, phí, lệ phí của hoạt động chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp. Khoản phí này, người chuyển nhượng phải nộp theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền.          

Trên đây là những thông tin cơ bản về Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài. Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey – Đơn vị cung cấp dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Video liên quan

Chủ Đề