Dị sản ruột là gì

Hai loại dị sản phổ biến trong viêm dạ dày không trợt mạn tính:

Dị sản tuyến nhày [dị sản giả môn vị] xảy ra khi tuyến dạ dày bị teo trầm trọng và được thay thế dần bằng tuyến nhày [tuyến nhày hang vị], đặc biệt dọc theo đường cong nhỏ. Loét dạ dày có thể xảy ra [điển hình là tại chỗ nối niêm mạc hang vị và thân vị], nhưng chưa rõ chúng là nguyên nhân hay hậu quả của những dị sản trên.

Dị sản ruột thường bắt đầu ở hang vị khi tương ứng với tổn thương niêm mạc mạn tính và có thể lan đến thân vị. Các tế bào niêm mạc dạ dày thay đổi giống như niêm mạc ruột - với các tế bào cầu, các tế bào nội tiết [tế bào ưa sắc hoặc giống tế bào ưa sắc], và các nhung mao thô sơ - thậm chí có thể mang các đặc tính chức năng [hấp thụ].

Viêm teo ruột, dị sản ruột là một trong những tình trạng bệnh có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày. Tình trạng dị sản ruột là gì? Làm thế nào để điều trị? Dưới đây là những thông tin cần biết về tình trạng dị sản ruột và những cách xử lí phù hợp.

Dị sản ruột, viêm teo dạ dày là gì?

Viêm teo dạ dày là tình trạng tế bào viền của dạ dày bị viêm trong một thời gian dài, có thể đến nhiều năm và phát triển thành viêm teo dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra do bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày hoặc các bệnh lí dạ dày khác làm cho chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày mất dần và thoái hóa. Dạ dày mất lớp bảo vệ khiến cho niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch vị. Từ đó gây ra viêm teo dạ dày và các thương tổn khác trên bề mặt niêm mạc. Một số trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể có thể tự tấn công các tế bào khỏe mạnh của thành tế bào gây ra viêm teo dạ dày tự miễn.

Sau khi xảy ra tình trạng viêm teo sẽ dẫn đến tình trạng dị sản ruột. Dị sản ruột là một dạng tiến triển không hoàn chỉnh ở dạ dày xuất phát từ vùng niêm mạc dạ dày bị teo nặng. Một trong những tiến triển nặng của dị sản ruột sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.

Nhận biết dị sản ruột ở dạ dày ra sao?

Viêm teo dạ dày không có những triệu chứng rõ ràng để nhận biết. Tuy nhiên có một số dấu hiệu bạn cần lưu ý nếu gặp phải như:

  • Đau dạ dày.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Sút cân và chán ăn.
  • Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.
  • Viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, những bệnh nhân viêm, teo dạ dày tự miễn có thể gây ra một số tình trạng như:

  • Thiếu minh mẫn.
  • Tình trạng chóng mặt.
  • Đau ngực.
  • Đánh trống ngực; ù tai.
  • Ngứa ran.
  • Thiếu vitamin B12.

Chẩn đoán viêm teo, dị sản ruột ở dạ dày

Viêm teo và dị sản ruột dạ dày có thể được chẩn đoán bằng nhiều cách thức như:

  • Nội soi để đánh giá tình trạng niêm mạc dạ dày.
  • Xét nghiệm vi khuẩn Hp dạ dày và sinh thiết, xét nghiệm tế bào.
  • Thiếu hụt pepsinogen khi xét nghiệm máu.

Điều trị viêm teo và dị sản ruột dạ dày

Viêm teo dạ dày cần điều trị sớm để phục hồi niêm mạc dạ dày, tránh phát triển thành dị sản ruột. Trong điều trị viêm teo dạ dày, ở các nước đang phát triển, tỉ lệ tái phát cũng khá cao, khoảng 20%. Ở những nước phát triển, tỉ lệ tái phát thấp hơn, khoảng 2%.

Niêm mạc dạ dày khi chuyển sang dị sản ruột không còn khả năng hồi phục. Tình trạng này cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tiến triển thành ung thư. Mỗi 6 tháng đến 1 năm, bệnh nhân cần được nội soi một lần.

Phòng ngừa viêm teo và dị sản ruột dạ dày

Viêm teo và dị sản ruột dạ dày có thể được phòng ngừa từ sớm bằng một số biện pháp:

  • Phòng ngừa vi khuẩn Hp dạ dày với các biện pháp vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh nguồn nước, rửa tay thường xuyên,…
  • Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh dùng nhiều thức ăn mặn, thức ăn cay.
  • Thăm khám sớm để phát hiện sớm các vấn đề về viêm teo và dị sản ruột dạ dày.

Có thể bạn quan tâm: Nhiễm nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm teo, dị sản ruột, dạ dày là tình trạng bệnh lí nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày. Phòng ngừa và điều trị sớm tình trạng viêm teo, dị sản ruột dạ dày là rất cần thiết. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách xử lí khi cần thiết. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Dị sản ruột ở dạ dày. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào bạn,

Dị sản ruột được xem là sang thương tiền ung thư. Yếu tố nguy cơ của dị sản ruột là nhiễm H.Pylori, trào ngược dịch mật, uống rượu bia… đối với những trường hợp này nếu kiểm soát được yếu tố nguy cơ niêm mạc dạ dày có thể trở về bình thường. Do đó, bạn nên quay lại tái khám chuyên khoa Tiêu hoá để xác định nguyên nhân và điều chỉnh bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Viêm teo dạ dày mạn tính, dị sản ruột... thể hiện bệnh gì?

>> Dị sản là dấu hiệu ung thư phải không BS?

Dị sản ruột ở dạ dày là tình trạng tiếp theo của viêm teo dạ dày, tiến gần sát hơn đến ung thư. Khi tế bào niêm mạc dạ dày bị teo nặng, không đủ khả năng tiết acid, làm cho môi trường pH trong dạ dày tăng lên, khi đó niêm mạc ruột sẽ phát triển không hoàn chỉnh ở dạ dày - gọi là dị sản ruột. Khi bệnh nhân có dị sản thì thường có viêm teo kèm theo.

Nguyên nhân thường do virus Hp. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như: uống rượu, trào ngược dịch mật, ăn đồ cay, nhiều muối... có tác dụng hóa học lên niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng viêm mạn tính. Có những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ cùng tác động lên dạ dày đồng thời như nhiễm Hp, uống rượu bia và ăn nhiều cay.

Khi niêm mạc chuyển sang trạng thái dị sản ruột thì không còn cơ hội hồi phục được nữa. Do vậy, bệnh nhân có dị sản ruột cần phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm tổn thương ung thư. Thông thường, những bệnh nhân này nên đi nội soi kiểm tra 6 tháng đến 1 năm/lần.Để phòng chống nhiễm khuẩn Hp, bạn có thể áp dụng các biện pháp vệ sinh trong ăn uống, không nhá cơm cho trẻ ăn, rửa tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, vệ sinh nguồn nước, giáo dục trẻ em về các biện pháp phòng bệnh. Hạn chế uống rượu bia, ăn mặn và ăn cay để phòng tránh viêm dạ dày mạn tính.


Dị sản ruột dạ dày là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đây được coi như là dấu hiệu của tiền ung thư, chính vì vậy mọi người cần có cái nhìn đúng và đủ về bệnh tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn ung thư. Vậy dị sản ruột dạ dày là bệnh gì? Quá trình dẫn đến ung thư dạ dày ra sao? Dưới đây là những thông tin chi tiết về tình trạng dị sản ruột dạ dày và cách xử lí phù hợp.

Tìm hiểu chung về dị sản ruột dạ dày

Tế bào dị sản là gì?

Các tế bào niêm mạc ở bề mặt bên trong dạ dày bị tổn thương do tác động của axit HCl trong dịch vị dạ dày. Những tổn thương lâu ngày không được chữa trị kịp thời, hiệu quả khiến cho lớp niêm mạc dạ dày teo dần, hình thành các tế bào dị sản.

Dị sản ruột dạ dày là gì?

Đây là giai đoạn phát triển sau của teo niêm mạc dạ dày. Theo thống kê, 0.1% người bị teo niêm mạc dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày, con số này với nhóm người bị dị sản ruột dạ dày là 0.25%, với người bị nghịch sản giai đoạn đầu là 0.6%, với nhóm người bị nghịch sản nặng có tới 6% bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Có thể thấy, người bị dịch sản ruột dạ dày có nguy cơ cao hơn, đến gần hơn với bệnh ung thư dạ dày.

Nguyên nhân chính khiến người bệnh bị teo niêm mạc dạ dày là do vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này có khả năng ức chế lớp dịch nhày, tiết ra chất kích thích khiến các tuyến dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, từ đó làm tăng nồng độ axit trong dịch vị dạ dày. Những tác động cùng lúc này khiến các tế bào niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với axit HCl và dần bị bào mòn. Người bị teo niêm mạc dạ dày từ vài năm trở lên, lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tiêu nặng, các tuyến dạ dày mất chức năng, khiến nống độ pH tăng lên. Điều kiện này làm niêm mạc ruột phát triển không hoàn chỉnh và chịu một số tổn thương nhất định. Đó là lúc, dị sản ruột ở dạ dày diễn ra. 

Dấu hiệu nhận biết dị sản ruột dạ dày

Bởi dị sản ruột dạ dày là giai đoạn tiến trển sau của teo niêm mạc dạ dày. Trong đó, viêm teo niêm mạc dạ dày lại có hai dạng: teo niêm mạc dạ dày thể tự miễn và teo niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Hp. 

Do vi khuẩn HP: thường diễn tiến rất chậm, người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn HP từ rất lâu trước khi phát bệnh. Loại vi khuẩn này khu trú trong lớp dịch nhầy dạ dày và sẽ dần dần tác động, ức chế các tuyến và làm hỏng lớp niêm mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương nặng nề như mất tế bào thành dạ dày, các tuyến bị mất chức năng tiết dịch hay nặng hơn là teo lớp niêm mạc. 

Thể tự miễn: thiếu Vitamin B12 làm cơ thể tự thực hiện cơ chế để chống lại các tế bảo niêm mạc tốt bằng việc tạo ra các kháng thể mới. Quá trình này diễn ra âm thầm, tốc độ phát triển chậm rãi. Việc chống lại “nhầm” tế bào niêm mạc, lâu ngày sẽ làm mất lớp thành dạ dày mất chức năng, không tiết ra được dịch acid. 

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người bệnh dị sản ruột đạ ày có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 11 lần. Cụ thể, tại Châu Á, các trường hợp bị ung thư từ dị sản ruột dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, không thể khẳng định, những người bị viêm teo niêm mạc dạ dày thể tự miễn thì không có khả năng bị bệnh lý ung thư dạ dày.

Chính vì vậy, người bị dị sản ruột cần chú ý những biểu hiện bệnh lý, để theo dõi tiến triển của bệnh và kiểm soát đúng mức, hạn chế tối đa những tổn hại đối với sức khỏe. Một số triệu chứng thường gặp giúp người bệnh nhận biết bệnh lý này như:

  • Đau bụng, buồn nôn: do lớp niêm mạc phải tiếp xúc trực tiếp với axit, các phản ứng bào mòn sẽ gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
  • Chán ăn, sụt cân: cảm giác đau bụng, buồn nôn kéo dài khiến người bệnh mất đi cảm hứng ăn uống, ăn không vào, không muốn ăn. Từ đó, sẽ khiến cơ thể suy nhược, sụt cân.
  • Thiếu máu, sắt:  thiếu vitamin B12 ở người bị teo niêm mạc thể tự miễn sẽ khiến cơ thể bị sản sinh không đủ hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Người bị teo niêm mạc do vi khuẩn HP chán ăn, không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, lâu ngày gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. 
  • Đau ngực, tim đập nhanh
  • Ù tai
  • Tê bì tay chân
  • Rối loạn tâm thần [đối với thể tự miễn do thiếu vitamin B12]
  • Người mệt, chóng mặt

Cách chẩn đoán dị sản ruột dạ dày

Hiện nay, cũng giống như các bệnh lý liên quan đến dạ dày khác, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều thực hiện khám và chẩn đoán bệnh dị sản ruột dạ dày với các hoạt động chính:

  • Khám lâm sàng: quá trình này sẽ giúp các bác sĩ nắm bắt được tình trạng của bệnh nhân, những triệu chứng mà họ đang gặp phải… từ đó sẽ chỉ định thực hiện những yêu cầu y khoa cần thiết để người bệnh được khám và chẩn đoán một cách chính xác nhất.
  • Nội soi dạ dày ruột: phương pháp này được áp dụng trong khám và chẩn đoán các bệnh dạ dày bởi tính chính xác và hiệu quả cao. Nội soi dạ dày thực hiện nhanh chóng, cho phép bác sĩ có thể quan sát trực tiếp tình trạng bên trong dạ dày. Quá trình khám nội soi chỉ từ 15 – 20 phút [trường hợp nội soi gây mê cần nhiều thời gian hơn], đồng thời không gây đau đớn. 
  • Xét nghiệm, làm sinh thiết: các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm dịch vị dạ dày kiểm tra vi khuẩn Hp, hay trong quá trình nội soi, nếu phát hiện những khối bất thường như polyp,… bác sĩ sẽ lấy mẫu và làm sinh thiết các tế bào lấy được từ các vùng bất thường này để xác định xem đó có phải là u ác tính hay không…

Cách chữa trị dị sản ruột dạ dày

Dị sản ruột dạ dày không có khả năng điều trị dứt điểm, hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên xem đó là điểm kết thúc hay bi quan tột độ. Người bệnh cần chú ý tuân thủ thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ 6 tháng hay một năm. Khám định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người bị dị sản ruột dạ dày. Do dị sản ruột là tình trạng tiền ung thư, nếu người bệnh chủ quan, không thăm khám định kỳ, ăn uống không kiêng… sẽ làm tình trạng trở nên nghiêm trong hơn, sớm tiến triển thành ung thư.

Ngoài ra, người bệnh bị viêm teo niêm mạc dạ dày cần chú ý điều trị hiệu quả. Bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa bổ sung các chất giúp phục hồi chức năng của các cơ quan bên trong. Trước khi sử dụng những sản phẩm này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. 

Bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày không nên chủ quan trong quá trình điều trị, bởi một khi bỏ qua giai đoạn vàng chữa trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và chuyển sang dị sản ruột dạ dày, sẽ chẳng còn cơ hội để chữa khỏi được nữa. 

  • Dạ dày vitos – Thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh di sản ruột dạ dày

Với thành phần từ nhiên, an toàn cho người dùng, dạ dày Vitos là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ điều trị sa dạ dày. Sản phẩm là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu và điều trị bệnh dạ dày. Vitos được bào chế dạng viên hoàn dễ uống từ các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên như lá khôi tía, uất kim, ô tặc cốt, trữ ma căn, vỏ vối rừng, bột quế nhục, bột hoài sơn và phụ liệu vừa đủ.

Vì vậy, người bệnh có thể yên tâm sử dụng mà không lo sản phẩm sẽ gây ra tác dụng phụ trong suốt quá trình dùng, dù sử dụng trong thời gian dài. Đây là điểm khiến vượt trội hơn cả của dạ dày Vitos so với các sản phẩm tây y khác trên thị trường.

Phòng ngừa dị sản ruột dạ dày

Vi khuẩn Hp là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh dị sản ruột dạ dày. Vì vậy để phòng ngừa khả năng mắc phải căn bệnh này, tránh bị lây nhiễm vi khuẩn Hp, mọi người cần chú ý:

  • Hạn chế dùng chung bát đũa, ăn chung, uống chung với người bị nhiễm vi khuẩn Hp [người bệnh viêm loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày,… do vi khuẩn Hp]. Vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở môi trường đất, nước, không khí trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, ở môi trường bên ngoài, loại vi khuẩn này sẽ bám tạm thời vào một vật chủ nào đó, nếu koong may tiếp xúc, khả năng cao bị nhiễm vi khuẩn Hp.
  • Người bị nhiễm vi khuẩn Hp cần chủ động hạn chế tiếp xúc, đặc biệt những người chăm sóc trẻ nhỏ. Vì hiện nay, nhiều người vẫn còn thói quen mớm thức ăn cho trẻ. Hành động này sẽ là một cách thức truyền nhiễm vi khuẩn Hp sang người khác. Số liệu thống kê cũng cho thấy, tỉ lệ trẻ em nhiễm vi khuẩn Hp đang ngày càng tăng lên qua các năm.  

Về chế độ ăn uống, nếu tuân thủ những điều sau, sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày nói riêng và dị sản ruột dạ dày nói chung: 

  • Hạn chế ăn các món cay nóng, sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn khác. Các loại thực phẩm và đồ uống này khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, co bóp và chịu nhiều áp lực trong thời gian dài, tiết ra nhiều axit. Thói quen này thường xuyên tiếp diễn trong thời gian dài sẽ làm tổn hại đến chức năng của dạ dày. 
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, những món có nhiều dầu mỡ. Đây cũng là thực phẩm, đồ ăn cần nhiều thời gian tiêu hóa, không tốt cho dạ dày.

Một số bệnh dị sản liên quan đến đường tiêu hóa

Dị sản mạch dạ dày

Dị sản mạch dạ dày là một phần trong sự phát triển của bệnh lý dị sản ruột dạ dày. Đó là hiện tượng các mạch, các tế bào mạch máu ở thành dạ dày bị tổn thương lâu ngày, không còn khả năng hồi phục và dần mất chức năng.

Dị sản niêm mạc dạ dày trên thực quản

Còn được gọi là barrett thực quản, dị sản niêm mạc dạ dày trên thực quản cũng là một loại tổn thương tiền ung thư. Các biểu mô bình thường ở thực quản bị biến đổi thành biểu mô của dạ dày. Bởi nó do phải tiếp xúc thường xuyên với acid dạ dày. Trào ngược dạ dày chính là nguyên nhân khiến axit dịch vị bị đẩy lên thực quản và làm tổn thương các tế bào niêm mạc tại đây. 

Bệnh nhân bị dị sản niêm mạc dạ dày trên thực quản nhẹ, ở giai đoạn đầu, được chữa trị kịp thời sẽ thu hẹp khả năng bị phát triển thành ung thư [7%], trong khi đó, người bị barrett nặng, nguy cơ phát triển thành ung thư lên đến 22%.

Loạn sản dạ dạy

Đây là một loại tổn thương tiền ung thư dạ dày, nhưng xảy ra sau giai đoạn dị sản ruột dạ dày. Quá trình phát triển thành bệnh ung thư dạ dày từ viêm teo niêm mạc dày, đến dị sản ruột, rồi đến quá trình từ loạn sản nhẹ đến loạn sản nặng. Do đó, loạn sản dạ dày cũng là một hiện tượng bệnh lý không thể điều trị khỏi hẳn được.

Kết luận

Dị sản ruột dạ dày là một là một bệnh lý nguy hiểm, chính vì vậy người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị nhằm giúp kiểm soát sự phát triển của bệnh, đồng thời tuân thủ thực hiện theo liệu trình bác sĩ đã đề ra. Bên cạnh đó, mọi người cũng cần chú ý đế chế độ sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia dạ dày vitos nếu bạn có những biểu hiện của bệnh dị sản ruột dạ dày và cần được tư vấn về phác đồ điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề