Di sản văn hóa phi vật thể hà tĩnh 2023

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho tỉnh Hà Tĩnh.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu [1689-1943] do Giáo sư – Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ chủ trì sưu tầm và cùng tỉnh Hà Tĩnh xây dựng hồ sơ trình Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Đây là bộ sưu tập viết bằng chữ Hán và chữ Nôm gồm 48 tư liệu của 3 dòng họ [Nguyễn Huy, Trần Văn và họ Hoàng] tại làng Trường Lưu.

Hà Tĩnh hiện là nơi hội tụ nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được cả nước và thế giới biết đến, như: Ca trù, Dân ca Ví - Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là 3 di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sau lễ kỷ niệm là lễ rước bằng chứng nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương về xã Kim Song Trường, Can Lộc.

Cũng trong sáng nay, 24/6, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 310 năm Năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh [1713 - 2023], 280 năm Năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Tự [1743 - 2023], 240 năm Năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Hổ [1783 - 2023]. Các đại biểu cũng đã ôn lại thân thế, cuộc đời và những đóng góp to lớn của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, danh nhân Nguyễn Huy Tự, danh nhân Nguyễn Huy Hổ trên các lĩnh vực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND về việc Tổ chức Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 được tổ chức liên hoan cấp cụm, gồm các Câu lạc bộ Dân ca ví, giặm các huyện, thành phố và liên hoan cấp liên tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh lần thứ V với chủ đề “Đôi bờ ví, giặm”. Ngoài ra, còn tổ chức lưu diễn tại một số địa phương ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; giải Marathon “Hành trình về miền ví, giặm”; Lễ hội đường phố “Sắc màu các miền di sản”./.

là hoạt động hướng tới kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại [2014-2024].

Tối 28/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Festival Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh 2023.

Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung tướng Trần Võ Dũng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 4; Đại tá Nguyễn Xuân Thủy - Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Quảng Trị.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Phan Đại Nghĩa - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Bùi Đình Long - Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC Festival Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên BCH Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã, các nghệ nhân đến từ các Câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng đông đảo nhân dân.

Các đại biểu về dự lễ khai mạc. Ảnh: Hà Hồ

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, được ra đời từ quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, được diễn xướng trong nhiều không gian khác nhau, vào những thời gian khác nhau. Bởi hình thành từ cuộc sống hàng ngày nên mỗi câu hát dân ca Ví, Giặm đều thể hiện một cách chân thực, tinh tế mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần, các sinh hoạt văn hóa cũng như tâm tư, tình cảm của người dân xứ Nghệ. Trải qua hàng trăm năm được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn văn hoá dân gian, Ví, Giặm đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của người Nghệ. Qua mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ, di sản ấy lại được trao truyền, kế thừa và sáng tạo, bổ sung để thích ứng tốt hơn với môi trường, hoàn cảnh xã hội và điều kiện lịch sử mới.

Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của quốc gia và của Nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, cũng là dấu mốc quan trọng trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nâng cao tầm nhìn cho cộng đồng quốc gia và quốc tế đối với một di sản giàu bản sắc của một vùng văn hóa.

Đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An phát biểu khai mạc. Ảnh: Xuân Thủy

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Trong gần một thập kỷ qua, chính quyền và cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã chung sức chung lòng, không ngừng nỗ lực với nhiều giải pháp tích cực nhằm bảo vệ, nâng cao nhận thức, hướng tới đa dạng, phổ biến thực hành dân ca trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện được nguyện vọng cũng như cam kết của chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm.

Festival Dân ca Ví, Giặm năm 2023 cũng chính là sự kiện văn hóa đặc sắc của xứ Nghệ, tạo dấu ấn phát huy, biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển kinh tế. Thông qua festival, tỉnh Nghệ An mong muốn đưa sự kiện này thành hoạt động văn hóa, du lịch quy mô lớn, hướng tới xây dựng sản phẩm, thương hiệu văn hóa, du lịch Nghệ An trên nền tảng các giá trị di sản văn hóa truyền thống; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội để kết nối di sản văn hóa với các địa phương trong cả nước; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó và hợp tác cùng phát triển.

Đồng chí Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại lễ kha mạc. Ảnh: Xuân Thủy

Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận và đánh giá cao việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng nhận định, việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nói chung, dân ca Ví, Giặm nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và đề nghị chính quyền hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng với sự phối hợp của các ban, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan hữu quan, các cộng đồng là chủ thể của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và Nhân dân cả nước cùng chung tay thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này. Cụ thể như sau:

1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Nghệ An và Hà Tĩnh, đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.

2. Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản Dân ca Ví, Giặm. Triển khai có hiệu quả các chính sách, quy hoạch ngắn hạn và dài hạn về bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, trong đó chú trọng hỗ trợ cộng đồng, câu lạc bộ và nghệ nhân tổ chức truyền dạy, trình diễn, quảng bá Dân ca Ví, Giặm; phục hồi, lưu truyền các làn điệu và hình thức diễn xướng truyền thống; mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới, phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm trong cuộc sống đương đại.

3. Tăng cường giới thiệu, quảng bá giá trị Dân ca Ví, Giặm ở trong và ngoài nước. Trên cơ sở các chương trình, kế hoạch đối ngoại của tỉnh hàng năm về giao lưu, hợp tác quốc tế để xúc tiến quảng bá Dân ca Ví, Giặm ra nước ngoài.

4. Xây dựng Dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ. Phát triển mạng lưới, cung cấp các dịch vụ, sản phẩm văn hóa gắn với dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại các khu, điểm du lịch và trong cộng đồng. Lựa chọn, đầu tư xây dựng thương hiệu cho Ví, Giặm và thương hiệu du lịch địa phương gắn với Ví, Giặm. Đưa hình ảnh dân ca, chân dung nghệ nhân, nghệ sĩ Ví, Giặm vào các sản phẩm du lịch, các phương tiện truyền thông. Thiết kế các tour du lịch về miền Ví, Giặm.

Tiết mục khai từ " huyền thoại đất Hồng Lam" mở đầu cho chương trình khai mạc. Ảnh: Hà Hồ

Sau lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề "Ví, Giặm - Tinh hoa tỏa sáng" gồm 3 chương, với nhiều tiết mục hát múa đặc sắc do các nghệ nhân, nghệ sĩ trong nước và quốc tế biểu diễn, kết hợp với kỹ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại đã tạo ra hiệu ứng cũng như sự lan tỏa cho Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được bay cao, bay xa hơn.

Tiết mục Phường vải Trường Lưu của các nghệ nhân tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Hà Hồ

Chương 1: “Mạch nguồn di sản”, gồm các tiết mục thể hiện những nét đời sống đặc trưng của vùng đất gió Lào nắng cháy, nơi những dòng chảy của Ví, Giặm hình thành như màn hát múa như: Duyên phường cấy; Cảm xúc từ câu hò điệu ví; Phường Vải Trường Lưu; Đạp toang hai cánh Càn Khôn; Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác,..

Một trích đoạn trong tiết mục Duyên phường cấy. Ảnh: Hà Hồ

Chương 2: “Ân tình Ví, Giặm” với thông điệp: Tinh hoa của trí tuệ, tâm hồn, khí chất con người Nghệ Tĩnh, những diễn biến tâm hồn vô cùng phong phú và đẹp đẽ của con người xứ Nghệ được kết tinh trong những sản phẩm văn hóa dân gian Ví, Giặm. Chương này còn có sự kết nối giữa các ca khúc dân ca truyền thống và các ca khúc hiện đại mang âm hưởng Ví, Giặm như: Ai vô xứ Nghệ; Phụ tử tình thâm [Lời cổ]; Điệu Ví Giặm là em; Giận thì giận mà thương thì thương.

Màn hát múa: Ai vô xứ Nghệ có sự tham gia của ca sĩ Cee Jay [người Nigeria]. Ảnh: Hà Hồ

Hoạt cảnh Hát phường vải Nam Đàn. Ảnh Xuân Thủy

Chương 3: “Ví, Giặm - Tinh hoa tỏa sáng” thể hiện sự gặp gỡ, giao thoa, gắn kết và lan tỏa của Dân ca Ví, Giặm với các vùng miền, địa phương và các quốc gia, với những ca khúc: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Ví, Giặm; Nhớ thương Ví Giặm; Ví Giặm - tinh hoa tỏa sáng.

Chủ Đề