Dịch vụ và đô thị hóa ở châu Phi

THẾ GIỚI > Toàn cảnh

06/10/2019 - 17:31

Dịch vụ và đô thị hóa ở châu Phi

Châu Phi đô thị hóa, Trung Quốc hưởng lợi

Châu Phi đang trở thành khu vực đô thị hóa nhanh nhất thế giới khi mà làn sóng người di cư từ nông thôn không ngừng chuyển tới các thành phố với tốc độ thậm chí còn vượt qua cả Trung Quốc và Ấn Độ. Sự chuyển đổi nhanh chóng này mang lại thách thức to lớn nhưng nó cũng là "món hời" dành cho Trung Quốc, quốc gia sẵn sàng mạo hiểm đổ hàng tỉ USD vào cuộc cách mạng xây dựng cơ sở hạ tầng ở lục địa đen.

Hiện diện khắp nơi

Thống kê của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho thấy, đến năm 2050, dân số 1,1 tỉ người hiện tại của châu Phi dự kiến sẽ tăng gấp đôi, trong đó thị dân đạt mức hơn 1,3 tỉ. Theo McKinsey, đến năm 2025, hơn 100 thành phố ở châu Phi sẽ có dân số trên 1 triệu người. Tốc độ đô thị hóa như thế được cho sẽ mang đến nhiều cơ hội kinh tế chưa từng có khi mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự báo châu Phi là khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới. Trong khi đó, nhiều chuyên gia dự đoán lục địa đen đang trên đường trở thành nền kinh tế trị giá 5 nghìn tỉ USD, và mức tiêu thụ hộ gia đình dự kiến sẽ tăng 3,8%/năm, đạt 2,1 nghìn tỉ USD vào năm 2025.

Dịch vụ và đô thị hóa ở châu Phi

Cảng biển Abidjan (Bờ Biển Ngà) đang được xây dựng với vốn đầu tư từ Trung Quốc. Ảnh: AFP

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc là yếu tố chính giúp thúc đẩy đô thị hóa của châu Phi, bởi một tỷ lệ lớn các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng ở đây do các công ty Trung Quốc khởi xướng hoặc được nguồn vốn từ Trung Quốc tài trợ. Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã trở thành "ông trùm" trong sự bùng nổ cơ sở hạ tầng của châu Phi, chiếm khoảng 40% tổng số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trong khi tỷ trọng của châu Âu giảm từ 44% xuống còn 34%, còn Mỹ giảm từ 24% xuống chỉ còn 6,7%. "Bây giờ bạn có thể nói rằng bất kỳ dự án lớn nào ở các thành phố châu Phi từ 3 tầng trở lên hoặc bất kỳ tuyến đường nào dài hơn 3km đều có thể là do các công ty Trung Quốc xây dựng." - Daan Roggeveen, nhà sáng lập công ty MORE Architecture và từng thiết kế nhiều công trình đô thị ở Trung Quốc và châu Phi, nhận xét.

Lâm vào bẫy nợ

Ở châu Phi hiện nay, nhiều nước theo đuổi giấc mơ về một tương lai kinh tế tốt hơn bằng cách vay các khoản nợ khổng lồ từ Trung Quốc để phát triển cơ sở hạ tầng mà họ không đủ khả năng chi trả. Trong đó đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến đường sắt dài hơn 1.400km dọc bờ biển Nigeria trị giá 12 tỉ USD, dự án tuyến đường sắt Ethiopia-Djibouti trị giá 4,5 tỉ USD hay dự án xây đặc khu kinh tế và siêu cảng Bagamoyo trị giá 11 tỉ USD của Tanzania.

Nếu như năm 2012, IMF phát hiện rằng Trung Quốc là chủ 15% nợ nước ngoài của châu Phi thì đến năm 2015, cơ quan tài chính này nhận thấy khoảng 2/3 các khoản vay mới của lục địa đen đến từ Trung Quốc, khiến giới chuyên gia lo ngại châu Phi sẽ sập "bẫy nợ" của Bắc Kinh.

Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, với kim ngạch song phương ước đạt 200 tỉ USD/năm. Theo McKinsey, hơn 10.000 công ty thuộc sở hữu của Trung Quốc hiện đang hoạt động trên khắp châu Phi. Giá trị giao dịch kinh doanh của Trung Quốc tại đây kể từ năm 2005 lên tới hơn 2.000 tỉ USD, cùng với khoản đầu tư 300 tỉ USD đang chờ được giải ngân. Châu Phi cũng vượt qua châu Á trở thành thị trường đầu tư xây dựng ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Để giữ đà phát triển đó, Bắc Kinh đã phát động quỹ phát triển cơ sở hạ tầng "Vành đai, Con đường châu Phi" trị giá 1 tỉ USD năm 2013, và đến năm 2018 tuyên bố cung cấp gói tài trợ 60 tỉ USD cho châu Phi.

TRÍ VĂN (Theo Forbes)

Chia sẻ bài viết

Từ khóa

Châu Phiđô thị hóaTrung Quốc

BÌNH LUẬN

Ý kiến của bạn

Gửi ý kiến

*Email (không hiển thị trên trang):

*Họ tên (hiển thị trên trang):

Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới.
Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.


Dịch vụ và đô thị hóa ở châu Phi

Nhiều nước quay sang điện hạt nhân

Tiêu điểm

  • 10 quận có đông người Việt an cư lạc nghiệp nhất tại Úc
  • WHO nhấn mạnh virus gây bệnh COVID-19 đang lây lan nhanh
  • Dân châu Âu đổ xô mua hàng sưởi ấm mùa Đông
  • Ðàm phán về Hiệp ước Bảo vệ đa dạng sinh học các vùng biển quốc tế tiếp tục bế tắc
  • Sứ mệnh của ông Macron trong chuyến thăm Algeria
  • Khi phụ nữ cao tuổi truyền cảm hứng trên mạng xã hội
  • Tham vọng của Nhật Bản về quốc phòng
  • Quốc hội Tây Ban Nha thông qua sắc lệnh tiết kiệm năng lượng
  • Hàn Quốc lại phá kỷ lục thế giới về tỷ lệ sinh thấp
  • Nhà giàu Trung Quốc tìm cách cho con du học trở lại

Đọc nhiều

  • Dịch vụ và đô thị hóa ở châu Phi

    “Đùa” với bò tót
  • Thổ Nhĩ Kỳ và sự trỗi dậy của IS ở Syria
  • Hàn Quốc tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
  • Iran khẳng định không có ý định chế tạo bom nguyên tử
  • Mỹ và Indonesia tiến hành cuộc tập trận Siêu lá chắn Garuda
  • Taliban sẽ càng bị cô lập ?
  • Mar-a-Lago của ông Trump khiến tình báo Mỹ “đau đầu”
  • Singapore sẵn sàng trở thành “quốc gia không thuốc lá”
  • IS “lộng hành” dưới thời Taliban
  • Ông Trump giữ tài liệu mật về hạt nhân?