Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp

Đức Phật đã dạy câu pháp cú rất nổi tiếng: “Trong các pháp tâm làm chủ. Tâm dẫn đầu, tâm tạo tác”. Nếu tâm ác thì khổ đau đi theo, nếu tâm thiện thì an lạc theo. Đức Phật nói là nhân duyên bệnh của vị Thầy này là do nghiệp kiếp trước.

Căng thẳng là nguồn gốc của bệnh trong thân và tâm

Hỏi: Thưa thầy có phải bệnh tật là do nghiệp kiếp trước?

Đáp: Câu này thầy trả lời ở hai khía cạnh:

Bệnh liên quan đến nghiệp kiếp trước

Có những bệnh tật của mình là do nghiệp kiếp trước hoặc ngay cả nghiệp trong đời này. Đời này hay đời trước ta phạm, sinh ra cái bệnh cho mình, thì đa phần cái bệnh liên quan đến nghiệp sát sanh nhiều.

Thời Phật có một vị Thánh bị mắc một loại bệnh khi sau khi Ngài chứng quả. Căn bệnh ấy gây cho vị này rất nhiều đau khổ. Bệnh làm thân của Ngài mọc lên những mục mủ, mục mủ lỡ, máu chảy ra ướt y. Quý thầy, huynh đệ thấy như vậy mới phụ lau và giặt y cho vị ấy, trong khi Thầy này đã chứng Thánh quả rồi.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Ảnh minh họa.

Có một lần, quý Thầy mới bạch Đức Thế Tôn: “Vì sao Thầy chứng Thánh quả rồi mà do nghiệp gì người Thầy bị máu mủ như vậy?” Đức Phật mới trả lời, trong tiền kiếp, vị này là anh thanh niên chuyên làm nghề thợ săn, bắt chim, không phải bắt một, hai con chim mà săn một lần là nguyên cả mẻ lưới. Bắt được nhiều con chim, sau đó thầy này lựa những con tốt thì để riêng, con chim thường thì để riêng. Tất cả đều bị bẻ cánh để nó không bay được. Loại tốt thì gửi trong cung cho vua, loại thường thì bán cho người ta. Cả đời Thầy này làm biết bao nhiêu nghiệp sát. Khi bẻ tay, bẻ chân của con chim như vậy, trong cơ thể của nó gãy xương hết rồi. Bây giờ Thầy phải trả một quả báo là xương cốt, người của ngài rệu rã.

Một lần khác, có một vị Thánh đã chứng Thánh quả nhưng Ngài bị mù. Một hôm Thầy mới mang điều này bạch Đức Phật. Đức Phật mới trả lời rằng trong tiền kiếp, vị này làm nghề bốc thuốc có biệt tài là chữa bệnh về mắt rất là giỏi. Hôm đó, có hai mẹ con bị bệnh về mắt đến vị thầy này chữa. Trước khi chữa hai mẹ con phát nguyện, nếu thầy chữa lành cho hai mẹ con sáng mắt lại thì họ sẽ làm người hầu cho người thầy thuốc này suốt đời. Bởi họ phát nguyện như vậy, ông thầy thuốc cố gắng chữa, ông đắp thuốc cho mắt của hai mẹ con gần sáng, đã được 90% chữa lành, chỉ còn đắp một lần nữa là xong. Hai mẹ con này mới bàn với nhau, để chối bỏ đi lời phát nguyện khi trước, họ sẽ nói dối vị Thầy là mắt mình chưa sáng ở lần bôi thuốc cuối cùng và sau đó quỵt lời hứa với vị thầy thuốc này. Thế là lần cuối chữa, vị thầy biết nhưng vẫn hỏi hai mẹ con mắt sáng chưa. Hai mẹ con này như lời bàn bạc trả lời chưa sáng. Vậy là ông đã tức giận cho một bài thuốc bôi để làm mù mắt hai mẹ con nhà này. Đó là cái nghiệp của Thầy kiếp trước, mà giờ thầy bị mù mắt.

Truyện cổ Phật giáo: Ai không phải chết?

Đức Phật đã dạy câu pháp cú rất nổi tiếng: “Trong các pháp tâm làm chủ. Tâm dẫn đầu, tâm tạo tác”. Nếu tâm ác thì khổ đau đi theo, nếu tâm thiện thì an lạc theo. Đức Phật nói là nhân duyên bệnh của vị Thầy này là do nghiệp kiếp trước.

Ngay cả Đức Phật cũng có bệnh liên quan đến nghiệp kiếp trước. Ví trong kinh có nhắc đến lần Đức Phật bị đau đầu mấy ngày. Phật kể vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn: Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt. Trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái. Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu-ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu-ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là Đức Phật.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Ảnh minh họa.

Quý vị có nhớ, có lần Đức Phật bị đau lưng không? Đức Thế Tôn trong Kinh điển diễn tả dễ thương lắm, mình hiểu Phật tới đâu thì mình sẽ có bóng dáng Phật trong đầu như thế. Hồi nhỏ thầy thấy bóng dáng của Phật là thần, là tiên, là ông trời, là thượng đế, bay trên trời phép màu đủ thứ nhưng khi mình đọc mình hiểu Phật mình thấy Phật bình dị, dễ thương lắm. Một con người vĩ đại, bình dị, dễ thương lắm nhưng lại phi thường. Có những lần Đức Phật thuyết pháp, Ngài bị đau lưng. Ngài trải đồ ra nghỉ và Ngài nói thầy Xá Lợi Phất - Mục Kiền Liên thuyết pháp thay Ngài. Đức Phật đau lưng cũng là nghiệp của Ngài. Trong kinh diễn tả trong tiền kiếp, Ngài là một anh võ sĩ lùn. Có một người nọ hay đấu võ đài, giỏi nhưng rất kiêu căng. Hôm đó người này đấu với Ngài bị ngài đánh gãy lưng. Kiếp cuối khi Ngài thành Phật rồi, nhưng Đức Phật vẫn bị đau lưng là do vậy.

Có lần thầy giảng ở Đồng Nai, có một cô gái đêm đó không biết sao la hét, cô lấy tay thọt vô mắt của mình rồi móc ra một con mắt. Mặc dù trước khi xảy ra chuyện này, cô ấy rất bình thường. Mọi người sợ quá mới đưa cô gái này vào bệnh viện và trói tay cô lại. Trong những ngày bị trói tay, lạ thay cô bình thường trở lại. Mọi người tưởng cô đã hết bệnh rồi, nhưng khi vừa mở trói, cô bất chợt liền móc thêm con mắt nữa ăn. Sau khi móc con mắt thứ hai, cô lại hết bệnh đến bây giờ, nhưng kết cục cô đã bị mù. Cô này gửi về chùa thì không tự sinh hoạt được, nên mọi người mới gửi cô ở một trại tại Long Khánh. Thầy xuống giảng thầy mới biết câu chuyện này, thầy nghĩ đây là bệnh nghiệp.

Thiền định là dược phẩm chữa lành nguyên nhân của bệnh tật

Bệnh vì hiện tại không chăm sóc sức khỏe

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Ảnh minh họa.

Một số căn bệnh có thể là do nghiệp kiếp trước. Nhưng có nguyên do khác gây ra bệnh, chính là cách chúng ta chăm sóc sức khỏe của mình. Ví như việc ta ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ axit dẫn đến bệnh đau bao tử. Như vậy không thể nói đau bao tử là do bệnh kiếp trước được.

Dù là bệnh nghiệp hay bệnh vì chúng ta xem thường sức khỏe đi chăng nữa, học Phật pháp thầy luôn luôn khuyến khích quý vị là khi có một chuyện gì xảy ra hãy nhớ rằng: Thứ nhất, khoan nói về nghiệp, mà hãy theo dõi cơ thể vật lý của mình trước, về những ý thức sinh hoạt của mình. Cái bệnh của ta có phải do ăn nhiều – ngủ nhiều, do không tập thể dục, hay do ta sinh hoạt không điều độ. Nếu như mọi ý thức sinh hoạt đều tốt thì quý vị nghĩ đến chuyện bệnh là do nghiệp. Do đó, có những bệnh là do nghiệp, mà thầy có giảng kỹ ở bài pháp bệnh nghiệp. Trong bài pháp bệnh nghiệp, thầy có giảng những cách mình nhìn đâu là bệnh nghiệp và đâu là bệnh không phải do nghiệp.

Thầy Thiện Tuệ trả lời vấn đáp Phật Pháp

Sorry! Something went wrong

Is your network connection unstable or browser outdated?

Bệnh là một trong bốn cái khổ của đời người: sinh – già – bệnh – chết nên chúng ta sống trên đời, ít nhiều ai cũng bị ốm đau, bệnh tật. Ngày nay, tuy nền y học đã phát triển vượt bậc nhưng nhân loại ngày càng phải đối mặt với nhiều căn bệnh mới, hiếm; trong đó có những nạn dịch lớn khiến cho nhiều người chết, ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.

Vậy nhân duyên gì khiến chúng sinh bị nhiều bệnh tật đến như vậy?

Kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây qua sự chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh.

Bệnh tật trên thân thể chúng ta là do nhiều nhân duyên tác động, trong đó có 6 nhân duyên dưới đây:

Một trong những nhân duyên khiến chúng ta mắc bệnh là do thời tiết thay đổi, khí trời, khí đất bất hòa.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Thời tiết thay đổi có thể khiến chúng ta bị bệnh (ảnh minh họa)

Nguyên nhân thứ hai khiến chúng ta bị bệnh là do thói quen, cách ăn uống không điều hòa. Người xưa ăn uống đơn giản, đạm bạc thì họ ít bệnh tật, còn ngày nay, chúng ta ăn đủ thứ sơn hào hải vị, thức ăn chưa tiêu đã ăn tiếp, thấy món ăn ngon là cố nhồi nhét thật nhiều cũng khiến sinh bệnh.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Ăn uống không điều hòa có thể khiến chúng ta bị bệnh (ảnh minh họa)

Không chỉ vậy, chúng ta còn nghĩ ra thêm nhiều món ăn “khác lạ” để thỏa mãn việc ăn uống của mình như ăn óc khỉ, ăn bào thai… Những món mà chúng ta nghĩ rằng bổ dưỡng nhưng thực ra về mặt tâm linh, những món này khiến thân tâm chúng ta đều bị bệnh.

Nguồn sinh ra bệnh nữa là do chúng ta ăn phải thức ăn có chất độc. Nhiều thực phẩm như rau cỏ, tôm cua… mà chúng ta chế biến hằng ngày lại được nuôi trồng từ những vùng đất, sông hồ, ao rạch bị ô nhiễm, có hóa chất độc hại.

Có những bệnh là do nghiệp báo từ tiền kiếp chúng ta đã tạo nghiệp ác, khiến kiếp này chúng ta bị bệnh. Như trong kinh Phật có câu chuyện về một vị thầy thuốc chữa mắt rất giỏi. Ông đã chữa khỏi bệnh cho một người đàn bà bị mù. Khi được sáng mắt, bà ấy nghĩ đến lời thề trước kia của mình là nếu ai chữa khỏi mắt cho bà thì bà sẽ đến hầu hạ cho nhà người đó trọn đời; tuy nhiên, bà lại tính chuyện ăn quỵt, không muốn làm người hầu kẻ hạ cho nhà ông thầy thuốc nên bà lại giả vờ mình vẫn mù, trách ông thầy thuốc chữa bệnh thế nào mà khiến bà ấy mù thêm. Vị thầy thuốc biết bà đóng kịch, thấy bà là người vô ơn, bội bạc nên với ác tâm của mình, ông đã chế thuốc khiến bà ấy mù hẳn, vĩnh viễn không bao giờ khỏi bệnh được.

Do nhân duyên đó mà nhiều kiếp tái sinh về sau, ông ta sinh ra đều bị mù. Đến kiếp sau cùng, ông được sinh làm người, sau đó xuất gia tu hành rất tinh tấn. Đúng đêm ông chứng Thánh quả thì đôi mắt ông bị mù, vĩnh viễn không thể chữa được.

Vì vậy, chúng ta biết có loại bệnh là do nghiệp báo như: bệnh khoèo tay chân, hở van tim, cơ thể khuyết thiếu từ lúc sơ sinh hoặc có những loại bệnh đến khi trưởng thành mới trổ ra.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Bị khoèo chân từ lúc sơ sinh là loại bệnh do nghiệp báo (ảnh minh họa)

Có rất nhiều trường hợp bị loài phi nhân hành khiến cho người bệnh bị điên đảo, sinh các loại bệnh, đi khám các bệnh viện nhưng không thấy bệnh gì. Với phương pháp tâm linh của Phật giáo thì chúng ta biết đó là do ma tà, quỷ quái hành bệnh. Hoặc có thể là do chúng ta phạm lỗi với các vị thần linh, họ quở phạt, “hành” chúng ta thì chúng ta cũng sinh bệnh.

Đặc biệt, trong kinh Phật có dạy, có những trường hợp nạn dịch bệnh của cả một địa phương, một quốc gia là do nghiệp báo chung của cả địa phương, quốc gia đó. Nghiệp báo khiến cho các loài quỷ ác có đủ nhân duyên để họ tạo tác những dịch bệnh này. Như trong kinh Địa Tạng có nói đến rất nhiều quỷ vương như: Ác Độc Quỷ Vương, Đa Ác Quỷ Vương, Đại Chánh Quỷ Vương, Huyết Hổ Quỷ Vương, Đạm Thú Quỷ Vương, Chủ Hao Quỷ Vương, Chủ Họa Quỷ Vương, Chủ Thực Quỷ Vương, Chủ Mệnh Quỷ Vương, Chủ Sản Quỷ Vương, Chủ Tật Quỷ Vương, Chủ Bệnh Quỷ Vương… Đó là các loại quỷ tạo ra bệnh tật.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Đại dịch COVID-19 khiến nhiều người tử vong (ảnh minh họa)

Theo đó, thường những nạn dịch lớn là ảnh hưởng của các loài quỷ vương này họ gây tạo ra. Quỷ vương phải có đủ nhân duyên mới gây tạo được, nhân duyên là ác nghiệp của chúng sinh ở nơi đó đã đủ duyên chín muồi để các quỷ vương tác động gây nên bệnh này. Cách đây vài chục năm, chúng ta sợ nhất là các loại bệnh như lao phổi, bệnh virus chó dại, vì bị các bệnh này thì nguy hiểm tính mạng; nhưng sau khi có thuốc kháng được các bệnh này thì lại phát sinh ra các bệnh khác.

Trong kinh Phật dạy, dịch bệnh đều xuất phát từ nhân duyên, nghiệp quả của chúng sinh. Nếu chúng ta đầy đủ thiện nhân, thiện duyên phúc báo thì chúng ta rất ít khi bị bệnh tật. Như chúng sinh ở trên cõi Trời, dịch bệnh không đến được, chúng sinh ở cõi Tịnh Độ thì họ không có bệnh tật. Chúng sinh ở cõi Bắc Câu Lô Châu mà trong kinh Phật nói cũng vậy, ai cũng sống đúng đến 1000 tuổi mới mạng chung, không bị bệnh tật bao giờ; khác với nơi cõi Nam Diêm Phù Đề chúng ta đang sống có rất nhiều loại bệnh, trong đó thân này của chúng ta như kinh Phật có đủ tám vạn bốn nghìn bệnh khổ.

Trong kinh Nghiệp báo sai biệt có kể câu chuyện về một chú bé đang chơi dưới gốc cây và thấy có con chim đang chuyền trên cành cây. Chú bé này có súng bắn chim trong tay. Bấy giờ, có ba vị bảo chú bé, nếu chú bắn được con chim kia chết thì họ sẽ gọi chú là anh hùng. Chú bé nghe vậy thì dùng súng bắn con chim chết và 3 vị kia vỗ tay hoan hô chú bé. Do nhân duyên ấy mà sau kiếp đó, chú bé và ba vị này đều tái sinh vào một gia đình. Chú bé lớn lên cưới vợ, được bố mẹ chăm sóc và thương yêu. Đến mùa xuân, hai vợ chồng đi vào vườn để thưởng lãm hoa cảnh, người vợ thấy cành hoa rất đẹp bèn bảo người chồng hái. Chú leo lên cây, trèo lên hái hoa thì bất ngờ cành cây gãy xuống, chú rớt xuống và chết ngay tại chỗ khiến cả nhà đau đớn, khóc lóc.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Sát sinh là một nhân duyên khiến chúng sinh bị bệnh (ảnh minh họa)

Câu chuyện đó đưa đến Đức Phật thì Ngài dạy, tiền kiếp chú bé là người bắn chim, còn bố mẹ và cô vợ là ba vị kiếp xưa đã hoan hô việc chú bé bắn chim nên đến kiếp này, cả gia đình đều cộng nghiệp đau khổ. Từ đó, chúng ta thấy được dịch bệnh có liên quan tới ác nghiệp của chúng ta, đó là chúng ta thường giết các con vật từ lúc còn bé, còn trong bào thai. Qua câu chuyện, chúng ta hãy tránh việc giết hại chúng sinh, bởi tất cả quả báo bị bệnh khổ, bị tai nạn đều do những nghiệp ác sát sinh là chính. Chúng ta sát sinh vô tội vạ nên mới có những ác báo như vậy. Nếu chúng ta không sát sinh thì không có những quả báo đau khổ như vậy, có chư Thiên, chư Thần bảo hộ thì chúng ta không thể mắc vào những bệnh dịch như vậy được.

Một nguyên nhân nữa là do tâm chúng ta tham đắm ngũ dục nhiều, tạo ra ác nghiệp sinh ra những quả khổ, như môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tật, dịch bệnh. Chúng ta sống trong cùng môi trường nhưng chúng ta lại chỉ biết sạch cho nhà mình còn ngoài ngõ thì để bẩn, không quan tâm đến. Các đơn vị kinh doanh cũng vậy, thản nhiên thải chất độc ra môi trường, sản xuất bằng mọi giá, lợi nhuận bằng mọi cách. Tạo ra các ác nghiệp như vậy thì tạo thành cộng nghiệp của chúng ta, rất là nguy hiểm.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Môi trường ô nhiễm bởi do con người không có ý thức bảo vệ thiên nhiên (nguồn Internet)

Sát sinh là một trong những nhân duyên gây nên bệnh tật, dịch bệnh. Việc sát sinh khiến chúng ta chịu những quả báo khổ. Do vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải tích cực sám hối nghiệp quả sát sinh (không kể con vật lớn nhỏ) mà mình đã gây tạo.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Nương theo Phật Pháp để sám hối nghiệp bệnh là cách chuyển hóa bệnh tật (ảnh minh họa)

Tu tập tâm từ bi là chúng ta rải tâm từ đến tất cả muôn loài thì nhất khoát bệnh sẽ được đẩy lui. Chúng ta quý mạng sống của mình thế nào thì muôn loài cũng quý mạng sống của chúng như vậy; chúng ta hãy từ bỏ bớt việc sát sinh, bảo vệ thiên nhiên, rải tâm từ bi thương yêu đến tất cả muôn loài, không làm tổn hại đến sinh mạng nào để mọi loài được sống an lành.

Duyên nghiệp gì dẫn đến bệnh tật làm sao để chuyển nghiệp
Chú ghẹ được Phật tử gỡ bỏ phần dây buộc, thả về với môi trường sống tự nhiên

Trong kinh có kể câu chuyện các Thầy Tỳ-kheo vào rừng tu tập, ma quỷ thường đêm đêm hiện hình, trêu đùa khiến các Thầy rất sợ. Sau đó, các thầy thực hành theo lời Đức Phật dạy là tu tập tâm từ bi, rải tâm từ bi đến tất cả loài hữu hình, vô hình, phi nhân thì chỉ mấy ngày sau, ma quỷ không còn đến trêu nữa. Vì vậy, chúng ta muốn tránh đau khổ thì bản thân chúng ta phải tu. Chúng ta tu tập thì chư Thiên, chư Thần sẽ hộ trì; các loài quỷ hành bệnh sẽ không có nhân duyên để tạo tác, bởi vì ở nơi người có phước đức thì quỷ không thể làm hại, hành bệnh được.

Trong kinh Tam Bảo, có kể câu chuyện về thành Vesali bị bệnh dịch không có thuốc gì điều trị được, dân chúng chết rất nhiều. Khi đó, mọi người mới lên bạch Phật thì Ngài dạy các Thầy Tỳ-kheo đi xung quanh thành phố Vesali tụng kinh Tam Bảo và rải tâm từ bi đến thành phố Vesali; sau một thời gian ngắn thì dịch bệnh liền hết. Đức Phật dạy rất rõ cách tu tập đó là rải tâm từ, mình có thương, có đồng cảm được với người ta, mình cầu nguyện, khởi tâm mong cho tất cả đều được bình an; rải tâm từ bi đến các loài quỷ độc để cho tâm họ cũng được bình an, không hành ác nữa thì bệnh dịch này sẽ được tiêu trừ rất nhanh.

Giáo lý của đạo Phật thấy rất rõ “Nhất thiết duy tâm tạo”, thế gian này chiêu cảm những quả báo, tai ương, dịch bệnh, thiên tai mọi thứ đều do tâm chúng ta chiêu cảm ra. Nếu một xã hội ai ai cũng chỉ biết sống ích kỷ cho mình, vun vén cho cá nhân mình thì đó là tai họa. Một xã hội ai cũng biết vì cái chung, vì cộng đồng, vì cuộc sống cộng đồng, biết nghĩ đến cái chung thì xã hội sẽ tốt đẹp, bởi tâm tốt sẽ sinh ra quả phước tốt.

Mong rằng, qua lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh, quý Phật tử hiểu rõ được những nhân duyên khiến chúng ta bị bệnh tật; từ đó biết cách tu tập tâm mình để lan tỏa tâm từ bi trong cộng đồng để muôn loài được thấm tâm từ bi, nhân loại được hòa bình, hạnh phúc.

https://youtube.com/watch?v=9Wjk_UDmSpw%3Frel%3D0

Hits: 80