Eating disorder là gì

Rối loạn ăn uống, chứng bệnh tâm lý có thật nhưng vẫn còn nhiều cái nhìn chưa chính xác từ cộng đồng. Nhiều người nói rằng đây là bệnh “giả vờ” của những kẻ thích gây sự chú ý cho bản thân. Vì lẽ đó nên tỉ lệ người hiện đang mắc bệnh rối loạn ăn uống là khá cao, khoảng 30 triệu người chỉ tính riêng tại Mỹ [Theo Hiệp hội về căn bệnh Rối loạn ăn uống Quốc gia]. Chưa kể con số thực tế còn lớn hơn do nhiều bệnh nhân không biết hoặc không thừa nhận mình đang mắc chứng bệnh này.

Trong thời đại của công nghệ thông tin, những hình ảnh có vẻ hoàn hảo được tuyên truyền khắp nơi đã vô tình làm chúng ta tự ti hơn về vẻ đẹp ngoại hình. Từ đó những cảm xúc tiêu cực bắt đầu tràn đến, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, cụ thể ở đây là ăn uống. Có người bỏ đói bản thân vì luôn cảm thấy mình thừa cân hoặc ăn quá nhiều vì cảm thấy buồn chán. Tất cả đều là những triệu chứng nên được nhìn nhận nghiêm túc, bệnh nhân phải được giúp đỡ kịp thời để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Biếng ăn tâm lý

Biếng ăn tâm lý hay còn được biết với tên tiếng Anh là anorexia nervosa là một dạng bệnh của rối loạn ăn uống. Bệnh nhân mắc biếng ăn tâm lý chủ yếu là phụ nữ nhưng cũng có cả tỉ lệ đàn ông cũng rất đáng được quan tâm. Nguyên nhân mắc bệnh thường xuất phát từ tâm lý tự ti, luôn nghĩ mình thừa cân mặc dù bản thân hoàn toàn khỏe mạnh. Thậm chí có người vẫn mắc bệnh biếng ăn tâm lý khi có thể trạng thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bị bệnh trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế [OCD] và lạm dụng chất kích thích cũng là đối tượng của biếng ăn tâm lý.

Một số triệu chứng biểu hiện bên ngoài của biếng ăn tâm lý là chán ăn, thường xuyên bỏ bữa, giảm cân nhanh, da và tóc xấu đi vì cơ thể thiếu chất. Về tâm lý, họ thường có xu hướng ám ảnh về ngoại hình. Họ hay tự ti và cho rằng mình bị thừa cân, ăn uống thì sợ thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng. Một số cá nhân còn ám ảnh đến mức thuộc cả chỉ số năng lượng của thực phẩm và luôn giới hạn ở mức cơ thể thực sự cần.

Ngoài ra, hậu quả của biếng ăn tâm lý không chỉ dừng lại ở sụt cân mà căn bệnh còn gây ảnh hưởng khác như các nội tiết tố trong cơ thể không hoạt động bình thường, thiếu máu, tim đập nhanh… Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, biếng ăn tâm lý có thể là nguyên nhân tử vong. Thực tế đây cũng là bệnh có tỉ lệ bệnh nhân tử vong cao nhất trong các loại bệnh tâm lý.

Chứng ăn ói

Ngược lại với biếng ăn tâm lý, chứng ăn ói hay còn gọi là bulimia nervosa làm người bệnh ăn quá nhiều và thiếu kiểm soát trong một thời điểm. Tuy nhiên sau khi ăn một lượng thức ăn lớn, họ ngay lập tức cảm thấy phải đào thải lượng thức ăn đó ra khỏi cơ thể. Phổ biến nhất là ép ói ra, sử dụng thuốc xổ, thường xuyên nhịn trong thời gian dài sau khi ăn, tập luyện thể thao cường độ cao,…

Người bị mắc chứng ăn ói có thể không bị sụt cân nên bạn cần chú ý hơn vào những biểu hiện khác. Ví dụ như ăn nhanh và thiếu kiểm soát, thường xuyên vào nhà vệ sinh sau khi ăn, thích ăn uống trong sự riêng tư,… Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này cũng tương tự như biếng ăn tâm lý đó là thường xuất phát từ ám ảnh về ngoại hình.

Hậu quả, người mắc chứng ăn ói sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nguy cơ đột quỵ và suy tim tăng cao. Ngoài ra, trào ngược acid, viêm họng, sâu răng, cơ thể lở loét cũng là hệ quả của chứng bệnh này.

Ăn không kiểm soát

Ăn không kiểm soát [binge eating] có biểu hiện giống với chứng ăn ói là ăn nhiều và thiếu kiểm soát trong một thời điểm. Tuy nhiên, người mắc chứng này sau khi ăn sẽ không cố đào thải thức ăn ra khỏi cơ thể mà họ thường có những cảm xúc rất tiêu cực, xấu hổ và thấy tội lỗi. Thời gian dài có thể phát triển thành chứng ăn ói, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

Người mắc chứng ăn không kiểm soát thường nhìn nhận việc ăn uống như một giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống của mình. Là một dạng của rối loạn ăn uống nhưng người ta thường không xem chứng bệnh này quá nghiêm trọng, nghĩ rằng các biểu hiện chỉ mang tính nhất thời. Chính vì vậy có không ít bệnh nhân bị thừa cân, béo phì vì ăn không kiểm soát. Họ cứ mắc vào một vòng tuần hoàn của những cảm xúc tiêu cực và ăn uống. Ăn rồi lại tăng cân, cảm thấy buồn rồi lại ăn và cứ như thế. Người mắc chứng ăn không kiểm soát rất cần sự giúp đỡ và thấu hiểu từ người thân xung quanh để hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường.

Bệnh nhân của các bệnh về tâm lý nói chung và rối loạn ăn uống nói riêng thường mang mặc cảm và họ gặp khó khăn trong việc tự tìm kiếm sự giúp đỡ. Chính vì vậy trang bị kiến thức về căn bệnh là cách để bạn tự chăm sóc bản thân và người thân của mình. Người mắc bệnh tâm lý cần phải hiểu rằng họ không hề đơn độc trong cuộc chiến với căn bệnh và chúng ta luôn luôn sẵn sàng để chia sẻ những vấn đề mà họ đang vướng mắc.

Xem thêm:

Vì sao giới trẻ dễ mắc bệnh tâm lý?

13 ngôi sao thế giới chia sẻ về những vấn đề tâm lý của bản thân

Năm 2012, Lady Gaga tiết lộ trên trang Little Monster của mình rằng cô đã đấu tranh với chứng chán ăn tâm thần và chứng cuồng ăn-đào thải tâm thần từ năm 15 tuổi. Cô đăng chu kỳ tăng – giảm cân và chia sẻ những bức ảnh của mình. Quỹ “Born This Way” của cô mang đến giải pháp cho những bạn trẻ để giúp họ trong việc tự cảm nhận về hình ảnh bản thân, nạn bắt nạt, sử dụng thuốc cấm, những vấn đề liên quan đến rượu và hơn thế nữa. Tổ chức phi lợi nhuận này hoạt động để giúp những thiếu niên đang gặp khó khăn biết rằng họ không cô đơn và góp phần tạo nên một thế giới biết cảm thông hơn. Lady Gaga tiếp tục cổ vũ những ai đang gặp khó khăn trong việc tự nhìn nhận bản thân và khuyên rằng “Việc này vô cùng khó nhưng … bạn phải nói với ai đó về nó.”

Qua đây, ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về rối loạn ăn uống.

I. Tổng quan

Có nhiều quan niệm sai lầm cho rằng rối loạn ăn uống là một lối sống được lựa chọn. Rối loạn ăn uống thật chất vô cùng nghiêm trọng và thường là căn bệnh chết người liên quan đến sự xáo trộn trong thói quen ăn uống, những suy nghĩ và cảm xúc liên quan. Sự bận tâm về thức ăn, cân nặng và vóc dáng cũng là dấu hiệu cho chứng rối loạn ăn uống. Các loại rối loạn ăn uống phổ biến bao gồm chán ăn tâm thần [anorexia nervosa], cuồng ăn-đào thải tâm thần [bulimia nervosa]ăn vô độ [binge-eating disorder].

II. Dấu hiệu và triệu chứng

Những người mắc chứng chán ăn tâm thần có thể thấy bản thân thừa cân ngay cả khi họ thiếu cân nghiêm trọng. Họ thường xuyên kiểm tra cân nặng của mình, hạn chế gắt gao lượng thức ăn họ ăn vào, thường xuyên tập thể dục quá mức và/hoặc có thể ép buộc bản thân nôn hay sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân. Chán ăn tâm thần có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả những rối loạn tâm lý. Có nhiều người bệnh chết vì những biến chứng liên quan đến sự thiếu ăn, hoặc tự tử.

Nguồn hình ảnh: Anorexia nervosa: pleasure at getting thin more than fear of getting fat

Triệu chứng bao gồm:

  • Kiểm soát ăn uống nghiêm ngặt;
  • Vô cùng gầy gò [tiều tụy];
  • Không ngừng theo đuổi sự gầy yếu và không bằng lòng duy trì cân nặng bình thường hoặc khỏe mạnh;
  • Sợ hãi mãnh liệt về việc tăng cân;
  • Cảm nhận về cơ thể bị bóp méo, lòng tự trọng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự nhận thức về cân nặng và vóc dáng hoặc là chối bỏ việc thiếu cân nghiêm trọng của bản thân.

Những triệu chứng khác có thể xuất hiện theo thời gian, bao gồm:

  • Loãng xương;
  • Thiếu máu nhẹ, teo cơ và yếu ớt;
  • Tóc xơ và móng tay giòn;
  • Da khô và vàng vọt;
  • Lông tơ mọc khắp cơ thể;
  • Táo bón nghiêm trọng;
  • Huyết áp thấp, mạch đập chậm và thở chậm;
  • Tổn thương trong cấu trúc và sự vận hành của tim;
  • Tổn thương não;
  • Nhiều nội tạng hỏng hóc;
  • Nhiệt độ cơ thể giảm khiến người bệnh lúc nào cũng cảm thấy lạnh;
  • Thờ ơ, chậm chạp hoặc lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi;
  • Vô sinh…

2. Cuồng ăn-đào thải tâm thần [bulimia nervosa]

Những người mắc chứng cuồng ăn-đào thải tâm thần có sự lặp lại và thường xuyên giai đoạn ăn một lượng lớn thức ăn và cảm thấy thiếu kiểm soát giai đoạn này. Việc ăn uống vô độ đó sẽ kèm theo những hành vi bù đắp cho việc ăn uống quá mức như ép bản thân nôn, sử dụng quá độ thuốc nhuận tràng hay lợi tiểu, nhịn ăn, tập thể dục quá độ hoặc là kết hợp tất cả những hành vi trên. Người bệnh có thể hơi thiếu cân, cân nặng bình thường hoặc là thừa cân.

Nguồn hình ảnh: What Is Bulimia Nervosa?

Triệu chứng bao gồm:

  • Viêm và đau họng mãn tính;
  • Sưng tuyến nước bọt trong cổ và vùng hàm;
  • Mòn men răng, sâu răng và răng nhạy cảm tăng lên do sự tiếp xúc với axit trong bụng;
  • Trào ngược axit và những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa;
  • Khó chịu và suy ruột do lạm dụng thuốc nhuận tràng;
  • Mất nước nghiêm trọng do thải chất lỏng;
  • Mất cân bằng điện giải [nồng độ natri, canxi, kali và các khoáng chất khác quá thấp] có thể dẫn đến đột quỵ hay đau tim

3. Ăn vô độ [binge-eating disorder]

Người mắc chứng ăn vô độ mất kiểm soát trong việc ăn uống của họ. Không như cuồng ăn-đào thải tâm thần, sau giai đoạn ăn uống vô độ không phải là việc thải chất lỏng, tập thể dục quá độ hay nhịn ăn. Kết quả của việc ăn uống vô độ là việc người bệnh thường thừa cân hoặc béo phì. Ăn uống vô độ là loại rối loạn ăn uống phổ biến nhất ở Mỹ.

Nguồn hình ảnh: Binge Eating: A Decades-Old Problem, Now a Recognized Disordert

Triệu chứng bao gồm:

  • Ăn một lượng vô cùng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ chu kỳ 2 giờ;
  • Ăn ngay cả khi đang no hay không đói;
  • Ăn nhanh trong giai đoạn ăn uống vô độ;
  • Ăn cho đến khi cảm thấy no đến mức khó chịu;
  • Ăn một mình hay ăn một cách bí mật để tránh bị xấu hổ;
  • Cảm thấy phiền muộn, xấu hổ hoặc tội lỗi về việc ăn uống của bản thân;
  • Thường xuyên ăn kiêng nhưng có thể không giảm được cân.

III. Yếu tố nguy cơ

Người ở mọi độ tuổi, chủng tộc, cân nặng và giới tính đều có thể mắc chứng rối loạn ăn uống. Rối loạn ăn uống thường xuất hiện ở thiếu niên hoặc thanh niên nhưng cũng có thể xảy ra trong giai đoạn trẻ em hoặc giai đoạn trưởng thành. Rối loạn này ảnh hưởng cả hai giới tuy nhiên tỷ lệ mắc rối loạn này ở nữ cao hơn ở nam. Những bệnh nhân nữ mắc rối loạn ăn uống, việc tự cảm nhận về cơ thể cũng bị bóp méo ở nam.

Những nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng rối loạn ăn uống gây ra bởi sự tác động phức tạp của yếu tố gen, sinh học, hành vi, tâm lý và xã hội. Họ cũng đang sử dụng công nghệ và khoa học tiên tiến nhất để hiểu hơn về rối loạn ăn uống.

Cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu gen người tiết lộ rằng rối loạn ăn uống có di truyền. Những nhà nghiên cứu đang nghiên cứu để tìm ra biến thể ADN liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc rối loạn ăn uống.

Nghiên cứu hình ảnh não bộ cũng giúp hiểu thêm về rối loạn ăn uống. Như việc những nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác nhau trong những biểu đồ hoạt động não bộ ở bệnh nhân nữ mắc rối loạn ăn uống so với phụ nữ khỏe mạnh. Nghiên cứu kiểu này có thể dẫn đến sự phát triển một phương pháp chuẩn đoán và chữa trị mới cho rối loạn ăn uống.

IV. Chữa trị và trị liệu

Việc tìm kiếm sự chữa trị sớm vô cùng quan trọng đối với rối loạn ăn uống. Người mắc rối loạn ăn uống có nguy cơ tự tử và bị biến chứng do thuốc cao. Người mắc rối loạn ăn uống có thể thường mắc những rối loạn tâm lý khác [như trầm cảm hoặc lo âu] hoặc vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc cấm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể hoàn toàn khỏi bệnh.

Kế hoạch chữa trị phụ thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân và có thể bao gồm một hay nhiều phương pháp sau:

  • Trị liệu tâm lý cá nhân, nhóm và/hoặc gia đình;
  • Chăm sóc và theo dõi y tế;
  • Tư vấn dinh dưỡng;
  • Sử dụng thuốc.

1. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý như trị liệu gia đình được gọi là phương pháp tiếp cận Maudsley. Lúc này ba mẹ của trẻ vị thành niên mắc chứng chán ăn tâm thần có trách nhiệm với việc ăn uống của trẻ, phương pháp này có vẻ rất hiệu quả trong việc giúp người bệnh tăng cân và cải thiện thói quen ăn uống và tâm trạng.

Để giảm hành vi ăn uống vô độ và gây nôn, người bệnh có thể được áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi [CBT], một loại trị liệu tâm lý giúp người bệnh học cách nhận dạng những kiểu suy nghĩ tiêu cực hoặc vô ích, nhận ra và thay đổi những niềm tin không chính xác.

2. Sử dụng thuốc

Có chứng cứ cho rằng sử dụng thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần hoặc thuốc ổn định tâm trạng có thể có ích trong việc chữa trị rối loạn ăn uống và những bệnh xảy ra đồng thời như lo âu hay trầm cảm.

Lược dịch và tổng hợp từ:

Người dịch và tổng hợp: Nguyễn Ngọc Thu Trang

Design: Trần Thị Thu Hằng

Video liên quan

Chủ Đề