Em hãy tóm tắt văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong khoảng 5 câu

Những câu hỏi liên quan

Hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”

Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 7

A. Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Bài văn này nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Câu văn thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Bố cục: Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước

- Phần 2. Tiếp theo đến “một dân tộc anh hùng”. Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

- Phần 3. Còn lại. Phát huy tinh thần yêu nước trong mọi công việc kháng chiến.

* Dàn ý theo trật tự trong bài:

- Mở bài (Từ đầu… lũ bán nước và lũ cướp nước): Nêu vấn đề nghị luận.

- Thân bài (tiếp… lòng nồng nàn yêu nước): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (còn lại): Nhiệm vụ tất cả mọi người.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự logic, hợp lí theo trình tự thời gian (quá khứ – hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài)…

* Các dẫn chứng đó là:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.

- Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh:

- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn…

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

* Tác dụng:

- Giúp người đọc tưởng tượng, hình dung được một cách rõ ràng, cụ thể giá trị của lòng yêu nước. Từ đó, thúc đẩy ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy sức mạnh của lòng yêu nước. 

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

a.

- Câu mở đầu: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b.

Cách sắp xếp dẫn chứng: theo mô hình “từ…đến” và theo trình tự: tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp,…

c.

Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ…đến” có mối quan hệ hợp lí trên các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng

- Dẫn chứng hợp lí, logic, giàu sức thuyết phục.

- Nhiều ảnh so sánh độc đáo, sinh động

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Học thuộc lòng đoạn đoạn trích từ đầu đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

* Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 - 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”.

Bài làm tham khảo

  Hôm nay là ngày khai giảng. Sân trường thật đông đúc. Từ cô hiệu trưởng, thầy hiệu phó đến các thầy cô khác, ai ai cũng đều ăn mặc gọn gàng và nghiêm chỉnh. Các học sinh đều mặc đồng phục của nhà trường, sơ vin áo bỏ vào quần và đeo khăn quàng đỏ. Không khí lúc này thật trang nghiêm. Những hồi trống tập hợp và lời bài hát Quốc ca vang lên, tất cả đều như khắc sâu vào tâm hồn mỗi học sinh. Không khí thật vui tươi, hân hoan và náo nhiệt để đón chào một năm học mới.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Tên tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969)

- Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới

Em hãy tóm tắt văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong khoảng 5 câu

b. Sự nghiệp văn học

* Quan điểm sáng tác: ….

- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.

- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

* Tác phẩm tiêu biểu:

- Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

- Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

- Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay)

- Tên bài do người soạn sách đặt

2. Thể loại: Văn nghị luận

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước

- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người

4. Tóm tắt:

   Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và đó là truyền thống quý báu của dân ta, luôn luôn sôi sục trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Từ xưa đã có bao vị anh hùng không quản khó khăn, hi sinh tính mạng vì nền độc lập tự do của dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu,....Rồi ngày nay, tinh thần ấy vẫn đang cháy rực trong lòng mỗi ngưòi dân. Các tầng lớp trong xã hội, không kể tuổi tác, giai cấp, địa vị, tất cả đều hăng say làm việc, ủng hộ chiến trường. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta như 1 thứ của quý cần được phát huy và gìn giữ.

5. Giá trị nội dung:

- Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

6. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh và câu văn nghị luận hiệu quả

- Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

Bài giảng Ngữ văn 7 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Câu đặc biệt

Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Thêm trạng ngữ cho câu

Với Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta môn Ngữ văn lớp 7 gồm 5 mẫu tóm tắt hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh dễ dàng nẵm vững được nội dung chính, diễn biến tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta từ đó học tốt môn Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ngữ văn 7

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (mẫu 1)

Bài văn nghị luận "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" khẳng định một chân lí: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" bằng những dẫn chứng, lập luận đầy sức thuyết phục.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (mẫu 2)

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Em hãy tóm tắt văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong khoảng 5 câu

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (mẫu 3)

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là đoạn trích trích trong văn kiện "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951. Khẳng định yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta vô cùng mạnh mẽ, được thể hiện rõ ràng, sâu sắc nhất trong các cuộc chiến đấu chống xâm lăng.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (mẫu 4)

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước đó dâng trào mãnh liệt và sôi nổi khi có giặc xâm lược. Tinh thần yêu nước được thể hiện hào hùng qua những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước bởi tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền, mọi nghề nghiệp, tuổi tác,.. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy. Đó là nhiệm vụ của tất cả công dân Việt Nam.

Tóm tắt Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (mẫu 5)

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau.

Xem thêm các bài tóm tắt Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Tóm tắt Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tóm tắt Đức tính giản dị của Bác Hồ

Tóm tắt Ý nghĩa văn chương

Tóm tắt Sống chết mặc bay

Tóm tắt Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu