Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Thuốc dùng để điều trị bệnh, tất nhiên chỉ nên sử dụng khi có bệnh, dưới sự chỉ định của thầy thuốc. Tuy nhiên, nó luôn là con dao hai lưỡi. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên sử dụng, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Đối với cả bệnh Covid-19 cũng vậy, khi  không có triệu chứng các bác sĩ khuyến cáo không cần sử dụng thuốc.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Theo thống kê của Sở Y tế TP HCM, số bệnh nhân mắc Covid 19 không triệu chứng và nhẹ chiếm khoảng 80% tổng số ca mắc. Với những bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào, các bác sĩ khuyến cáo không cần phải dùng thuốc điều trị, tuy nhiên họ cần phải tuân thủ chặt chẽ qui định tự cách ly ở khu vực riêng biệt, tránh tiếp xúc với người xung quanh, sát khuẩn hàng ngày và đảm bảo kết nối thường xuyên với nhân viên y tế để được theo dõi hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý ăn uống đủ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, và chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc thiết yếu.

Dưới đây là một số loại thuốc thiết yếu mà F0 không triệu chứng tự theo dõi tại nhà cần chuẩn bị sẵn:

Đầu tiên là thuốc hạ sốt. Loại thuốc phổ biến là paracetamol, có nhiều chế phẩm khác nhau và tiện dụng. Đây là loại thuốc không thể thiếu ngay cả khi không phải là F0, trong tủ thuốc gia đình cũng cần phải dự phòng.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Trong trường hợp bị sốt cần dùng đến, bạn cần lưu ý đến liều lượng sử dụng cho phép, và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, liều lượng uống paracetamol được tính theo số cân nặng của mỗi người. 10-15g/kg cân nặng. Ví dụ 1 người 50kg sẽ uống được 1 viên 500mg. Và uống mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng, một ngày uống tối đa 5 lần. Nếu uống quá liều, thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan, dẫn đến suy gan, ngộ độc, điều trị rất khó khăn và có nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, trong nhà luôn cần có nước súc họng bằng dung dịch pha sẵn, hoặc nước muối sinh lý. Bạn cần kiên trì súc họng khoảng 3-5 lần mỗi ngày.

Một loại thuốc nữa mà F0 cần phải chuẩn bị sẵn sàng đó là thuốc kháng viêm và chống đông. Riêng với loại thuốc này cần được sự chỉ dẫn sử dụng kỹ càng từ bác sĩ. Thuốc kháng viêm và chống đông chỉ dùng khi có biểu hiệu suy hô hấp.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Tức là khi nhịp thở của bạn trên 25 lần trên phút, là bạn đang có nguy cơ khó thở, tức ngực, khó nói. Đó là những triệu chứng của suy hô hấp.

Nếu có thể bạn nên trang bị máy SpO2 cặp ở đầu ngón tay để đo nồng độ oxy chính xác. Bình thường SpO2 trên 96%, nếu ta chỉ hít thở khí thở. Nếu SpO2 dưới 95% là dấu hiệu suy hô hấp. Để sử dụng máy này, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật và không nên sơn móng tay, vì nếu cặp sai, hay sơn móng thì tín hiệu không đúng, cho kết quả SpO2 bị hạ dù không thiếu oxy.

Khi đo được có biểu hiện suy hô hấp, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng thuốc chống viêm, chống đông, đồng thời kết nối ngay với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời. Lưu ý là loại thuốc này chỉ giúp bạn cầm cự trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế đến trợ giúp.

Các thuốc chống viêm thường dùng là dexamethasone, methylprednisolone hoặc prednisolone, dexamethasone,… Khi cần bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Thuốc chống đông có 3 loại với hàm lượng khác nhau, trong thuốc đã ghi rất rõ hàm lượng bao nhiêu. Ví dụ rivaroxaban, apixaban, dabigatran. Để tìm hiểu rõ thông tin về thuốc, ngoài việc hỏi rõ bác sĩ, bạn  có thể tìm kiếm thêm mạng internet, có thể đọc được tên và hàm lượng, liều dùng. Thông thường thì trong các gói thuốc cũng đã ghi rất rõ hàm lượng, liều lượng, cách dùng như thế nào, chỉ cần ta tuân thủ đúng theo hướng dẫn là có thể đảm bảo an toàn trong dùng thuốc.

Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH) Bản quyền thuộc Bộ Y Tế Số 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Email: Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế hoặc http://moh.gov.vn khi phát hành lại thông tin

ĐT: 0246.273.2.273 |Fax:0243.8464.051

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Theo BS Đinh Thế Tiến, khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tiếp nối sau thủy đậu, bệnh sởi, gần đây "nạn nhân" tiếp theo của việc truyền tai "kiêng tắm" là COVID-19.

BS Tiến cho hay giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là nền tảng của một cơ thể khỏe mạnh. Thực tế, có những "lời đồn" bệnh COVID-19 nặng lên sau một lần tắm gội là không có cơ sở. Miền Bắc đang trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, bác sĩ Tiến khuyến cáo các F0 điều trị tại nhà hãy đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ ấm cơ thể.

Dù truyền tai nhau kiêng tắm gội, nhưng nhiều người lại "hâm mộ quá đà" xông lá để ra nhiều mồ hôi, hạ sốt, thông mũi... Trong Đông y, xông là biện pháp giúp một số người bị viêm đường hô hấp do virus giảm cảm giác khó chịu, đỡ mệt mỏi. 

Các bác sĩ nói không cần thiết lạm dụng thái quá việc xông lá, không xông toàn thân, xông quá lâu. Nếu lạm dụng, thực hiện xông không đúng cách sẽ gây mất nước nhiều làm cơ thể mệt mỏi hơn. Xông nhiều, xông quá lâu cũng tổn thương niêm mạc hô hấp, sẽ là yếu tố thuận lợi bội nhiễm vi khuẩn giai đoạn sau.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Một số người khi mới có kết quả test nhanh dương tính đã vội vàng tìm mua ngay các loại thuốc như thuốc kháng virus, kháng sinh, chống đông, kháng viêm... dù cơ thể chưa có triệu chứng bệnh hoặc triệu chứng nhẹ.

Theo BS Đồng Phú Khiêm - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các thuốc kháng virus dùng không đúng đối tượng không có tác dụng dự phòng nhiễm nặng, hay ngăn ngừa biến chứng hậu COVID-19 sau khỏi bệnh. Chưa kể, uống sớm quá hoặc không đúng chỉ định có tác dụng phụ không mong muốn về sau.

Đặc biệt với thuốc kháng virus Molnupiravir chống chỉ định với F0 dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, người có bệnh lí nền về gan, thận...

Với thuốc kháng viêm, chống đông, kháng sinh, theo BS Khiêm, đây là các thuốc có tác dụng điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cần nhập viện (bị nặng).

Với thuốc chống viêm nhóm corticoid, thuốc chống đông, BS Khiêm khuyên tuyệt đối F0 điều trị ở nhà không mua, không tích trữ, không tuỳ tiện sử dụng. Việc dùng các thuốc này không đúng chỉ định vừa không có lợi mà còn có tác dụng phụ. 

Ví dụ, thuốc có Corticoid gây suy giảm miễn dịch và nguy cơ gây nặng hơn nếu không dùng đúng thời điểm; gây rối loạn chuyển hoá, mất kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường, tăng huyết áp…

Thuốc chống đông chỉ có lợi chỉ có lợi cho bệnh nhân nặng cần nhập viện, với người nhẹ, uống thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu.

Với thuốc kháng sinh, BS Khiêm khẳng định COVID-19 là bệnh do virus gây ra, kháng sinh không có tác dụng trên virus. Nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng chứng khoa học, tỷ lệ người mắc COVID-19 đồng nhiễm vi khuẩn đi kèm vô cùng thấp (1/1.000). Do đó, người dân không cần mua dự trữ kháng sinh, không dùng kháng sinh tràn lan, gây tác dụng phụ không mong muốn.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Một số sản phẩm được quảng cáo tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, thực tế theo BS Khiêm có rất ít bằng chứng chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa COVID-19 nặng; không được vào các khuyến cáo, hướng dẫn, quản lý điều trị hay dự phòng bệnh nhân COVID-19 của Việt Nam hay thế giới. 

"Cá nhân tôi khuyến cáo không nên mua, dự trữ, dùng các loại sản phẩm này vì hiệu quả của các sản phẩm chưa rõ ràng, trong khi lại tốn kém" - BS Khiêm nhấn mạnh.

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, việc liên tục xét nghiệm COVID-19 là điều không cần thiết với F0 điều trị tại nhà và các F1. 

Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay vì virus cần có thời gian nhân lên trong cơ thể. Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế vừa ban hành ngày 21/2, với F1 chỉ xét nghiệm 1 lần vào ngày thứ 5 cách ly tại nhà (với người đã tiêm ít nhất 2 mũi) hoặc ngày thứ 7 (nếu chưa tiêm hoặc chưa đủ 2 mũi). Ngoài ra, việc xét nghiệm với F1 cũng nên làm khi có triệu chứng.

Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều, chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7.

Những điều "KHÔNG" trong sinh hoạt khi điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế:

Fo không triệu chứng có cần uống thuốc không

Nguồn: Suckhoedoisong.vn