Gia hạn tín dụng cho khách hàng như thế nào năm 2024

Để nâng hạn mức tín dụng nhanh chóng, người dùng cần phải đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí xét duyệt của ngân hàng nhằm đảm bảo uy tín tài chính và khả năng thanh toán dư nợ cho ngân hàng. Sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, người dùng có thể thực hiện tăng hạn mức tín dụng bằng 3 cách dưới đây.

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank.

1. 4 tiêu chí đánh giá nâng hạn mức tín dụng cá nhân

Tại Việt Nam, mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện xét duyệt hạn mức tín dụng khác nhau nhưng đều dựa trên 4 tiêu chí dưới đây:

  • Thu nhập: Khách hàng cần chứng minh tại thời điểm yêu cầu xét duyệt nâng hạn mức, bạn đang có nguồn thu nhập cao hơn so với thời điểm phát hành thẻ ban đầu.
  • Tài sản sở hữu: Tại thời điểm xét duyệt nâng hạn mức, ngân hàng cũng sẽ dựa vào tài sản sở hữu của khách hàng có ổn định và tăng đều hay không để xét duyệt nên tăng hạn mức bao nhiêu. Tài sản sở hữu này bao gồm bất động sản, sổ tiết kiệm, xa xỉ phẩm, chứng chỉ quỹ, bảo hiểm...
  • Lịch sử tín dụng: Lịch sử thẻ tín dụng tốt, không có nợ xấu, thanh toán đúng kỳ hạn, sử dụng thẻ đúng mục đích sẽ giúp ngân hàng tin tưởng vào khả năng tài chính và thanh toán dư nợ của khách hàng. Từ đó quyết định nâng hạn mức thẻ tín dụng cao hơn. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất khi xét duyệt nâng hạn mức tín dụng.
  • Mục đích sử dụng thẻ: Sử dụng thẻ với mục đích chính đáng, không vi phạm pháp luật, không chi tiêu thẻ tại các cửa hàng bị đánh giá là gian lận, hạn chế rút tiền mặt từ thẻ và không sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng từ các ngân hàng khác nhau cũng là yếu tố giúp hồ sơ xét duyệt của bạn diễn ra nhanh chóng hơn.

\>>> Để đảm bảo các tiêu chí trên, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh.

Điều kiện đánh giá khả năng tăng hạn mức tín dụng cho bạn.

2. Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng

Có nhiều cách để tăng hạn mức thẻ tín dụng, tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ cho phép áp dụng những cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và chính sách riêng. Dưới đây là 3 cách nâng hạn mức tín dụng phổ biến nhất:

2.1. Ngân hàng tự động tăng hạn mức tín dụng

Thông thường những tài khoản tín dụng có thời gian sử dụng trên 6 tháng đều sẽ được ngân hàng rà soát, xét duyệt lại một lần. Khi nhận thấy thu nhập có xu hướng tăng lên và nhu cầu chi tiêu cao theo thời gian và lịch sử tín dụng tốt, ngân hàng sẽ tự động tăng hạn mức tín dụng của chủ thẻ.

Ngân hàng sẽ thông báo thay đổi giới hạn tín dụng thẻ tới người dùng. Khách hàng có thể phản hồi đồng ý hoặc từ chối với lựa chọn này.

Ngân hàng sẽ liên hệ người dùng để đề xuất tăng hạn mức nếu đủ điều kiện.

2.2. Chủ động yêu cầu tăng hạn mức thẻ

Mỗi ngân hàng sẽ có các quy định và thủ tục tăng hay giảm hạn mức tín dụng khác nhau, điều này sẽ phụ thuộc vào ý muốn của khách hàng. Trường hợp bạn muốn chủ động tăng hạn mức thẻ tín dụng, bạn chỉ cần trình bày và gửi yêu cầu với nhân viên ngân hàng.

Ngân hàng sẽ xét duyệt dựa trên các thông tin như lịch sử tín dụng, mức thu nhập và tài sản đảm bảo. Một vài ngân hàng sẽ yêu cầu thẻ tín dụng 6 tháng nhưng cũng có một vài nơi yêu cầu thẻ 1 năm, điều này phụ thuộc vào cả tần suất sử dụng thẻ và thanh toán nợ tín dụng.

Khách hàng cũng có thể chủ động yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu và điều kiện.

Nếu điều kiện hiện tại của bạn đạt chuẩn quy định hoặc vượt trên các yêu cầu thì tài khoản sẽ được nâng hạn mức thẻ tín dụng. Ngân hàng sẽ bắt đầu quy trình xét duyệt và sẽ thông báo cho khách hàng có tăng hạn mức được hay không.

Để nhanh chóng được ngân hàng chấp thuận nâng hạn mức tín dụng, khách hàng cần chuẩn bị giấy tờ pháp lý đầy đủ. Bạn lưu ý đây là thủ tục cần thiết ngay cả khi đăng ký tăng hạn mức online hay tại ngân hàng.

Những giấy tờ cần chuẩn bị để nâng hạn mức tín dụng:

  • Đơn đề nghị tăng hạn mức tín dụng theo mẫu của ngân hàng.
  • Bản sao hợp đồng lao động gần nhất.
  • Bảng sao kê lương trong ba tháng gần nhất có xác nhận của ngân hàng.
  • Giấy chứng minh nguồn thu nhập không phải từ lương [nếu có].
  • Giấy tờ chứng minh thêm tài sản hợp pháp [nếu có]

Lưu ý: Ngân hàng xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn nhận bộ chứng từ đầy đủ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và hoàn thiện mẫu đơn yêu cầu giảm/nâng hạn mức thẻ tín dụng.

2.2.1. Thông qua ngân hàng điện tử online

Để giảm áp lực cho nhân viên và tăng tính tiện lợi cho khách hàng. Hiện nay một số ngân hàng có hỗ trợ nâng hạn mức thẻ tín dụng qua ngân hàng điện tử và mọi đối tượng khách hàng đều có thể thực hiện. Dưới đây là các thao tác thực hiện nâng hạn mức online tại nhà:

  • Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống ngân hàng điện tử. Bạn cần hoàn thiện các thủ tục đăng nhập, điền đầy đủ thông tin yêu cầu.
  • Bước 2: Click vào mục “Tiện ích/Hạn mức chi tiêu”.
  • Bước 3: Click vào “Tăng/giảm hạn mức chi tiêu thẻ”
  • Bước 4: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu. Khách hàng cần đảm bảo độ chính xác về số thẻ, hạn mức điều chỉnh và nhấn “Gửi”.
  • Bước 5: Kiểm tra thông tin 1 lần nữa và nhấn “Xác nhận”.
  • Bước 6: Nhập mã OTP vào chỗ trống để hoàn tất yêu cầu. Khách hàng nhập mã OTP được gửi về số điện thoại dùng để đăng ký thẻ và hoàn tất thủ tục.

Tăng hạn mức trực tuyến thông qua ngân hàng điện tử.

2.2.2. Thông qua quầy giao dịch ngân hàng offline

Khách hàng có thể đến đăng ký tăng hạn mức tại giao dịch tại ngân hàng. Khi tăng hạn mức thông qua quầy giao dịch offline thì người dùng sẽ có 2 lựa chọn:

1 - Tăng hạn mức hoàn toàn

Tăng hạn mức hoàn toàn là việc tăng tối đa số tiền mà khách hàng được sử dụng, không giới hạn thời gian thu hồi theo quy định của ngân hàng. Khái niệm này dùng để phân biệt với khái niệm tăng hạn mức tín dụng trong thời gian ngắn.

Để được tăng hạn mức hoàn toàn, khách hàng phải đảm bảo 100% khả năng chi trả và cung cấp đủ các giấy tờ được nêu ở phần “Chủ động yêu cầu tăng hạn mức thẻ”.

2 - Tăng hạn mức tín dụng trong thời gian ngắn

Tăng hạn mức tín dụng trong thời gian ngắn tức là tăng giới hạn số tiền mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng trong một quỹ thời gian nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, để được xét duyệt hạn mức dưới hình thức này, người dùng phải tuân thủ đúng quy định theo yêu cầu phía ngân hàng đưa ra.

Khách hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tận dụng được hạn mức thẻ tín dụng tiêu dùng cao nhất.

2.3. Đóng thẻ cũ và mở thẻ mới với hạn mức cao hơn

Khi áp dụng cách này, khách hàng cần thanh toán hết dư nợ, hóa đơn giao dịch trước đó và đóng thẻ tín dụng đang sử dụng. Sau khi thẻ đóng 30 ngày, khách hàng có thể nộp lại hồ sơ yêu cầu ngân hàng mở thẻ mới và đề xuất hạn mức cao/thấp hơn. Các thủ tục giấy tờ và quy trình sẽ tương tự như nội dung ở phần “Chủ động yêu cầu tăng hạn mức thẻ”.

Lưu ý: Hồ sơ mở thẻ mới có thể được thẩm định phê duyệt hoặc không dựa trên các điều kiện xét duyệt của ngân hàng có thay đổi hoặc điều kiện hiện tại của khách hàng có xê dịch hay không. Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương án.

3. 7 mẹo giúp tăng hạn mức tín dụng cao dễ dàng

Ngay khi có ý định tăng hạn mức tín dụng, người dùng cần phải cẩn thận hơn trong việc chi tiêu và sử dụng thẻ. Dưới đây là 7 mẹo sử dụng giúp tăng hạn mức cao một cách dễ dàng:

  • Thanh toán tín dụng đủ và đúng hạn để tránh bị phạt và nợ xấu làm ảnh hưởng đến khả năng tăng hạn mức.
  • Sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên để tăng tích lũy tín dụng và được ngân hàng đề xuất tăng hạn mức tín dụng.
  • Nâng cao tài sản tích lũy để đảm bảo khả năng chi trả và thuận lợi trong quá trình xét duyệt nâng hạn mức tín dụng.
  • Sử dụng thẻ đúng mục đích, không gian lận giúp khách hàng được đánh giá tốt và dễ dàng hơn khi nâng hạn mức.
  • Tăng thời gian sử dụng thẻ: Khách hàng cần sử dụng thẻ ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm mới có thể nâng hạn mức tín dụng, nếu khách hàng sử dụng thẻ càng lâu thì yêu cầu nâng hạn mức càng dễ được chấp nhận.
  • Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt do ngân hàng sẽ đánh giá người dùng có dòng tiền hạn chế và khả năng thanh toán tín dụng thấp.
  • Không mở nhiều thẻ tín dụng vì nếu khách hàng có quá nhiều khoản dư nợ phải trả mỗi kỳ sẽ khiến họ bị đánh giá thấp khả năng thanh toán và khó được phê duyệt tăng hạn mức.

Mẹo giúp bạn tăng hạn mức tín dụng nhanh chóng.

4. Câu hỏi thường gặp về nâng hạn mức thẻ tín dụng

Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp khi nâng hạn mức thẻ tín dụng:

1 - Có thể tiêu vượt hạn mức thẻ tín dụng không?

Có thể tiêu vượt định mức hạng thẻ trong các trường hợp ngoại lệ được ngân hàng cho phép và phải đạt các điều kiện nhất định như có lịch sử tín dụng tốt, mục tiêu giao dịch hợp pháp, khối lượng tài sản lớn, độ uy tín cá nhân cao.

Lưu ý: Yêu cầu hạn mức được vượt cho phép hiện nay sẽ phụ thuộc vào từng ngân hàng.

2 - Chỉ nâng hạn mức thẻ mà không nâng hạng thẻ có được không?

Khách hàng có thể nâng hạn mức thẻ mà không cần nâng hạng thẻ. Nhưng để bảo vệ quyền lợi của bản thân và được hưởng các chính sách chăm sóc tốt hơn từ ngân hàng, người dùng nên nâng hạng thẻ tương ứng với điều kiện và nhu cầu của bản thân…

3 - Hạn mức thẻ tín dụng có thể bị giảm không?

Hạn mức thẻ tín dụng có thể giảm trong các trường hợp như người dùng chi tiết quá đà không có khả năng chi trả các giao dịch, khách hàng thanh toán tiền chậm trễ, lịch sử tín dụng xấu hoặc theo đánh giá của Ngân hàng từng thời kỳ. Khách hàng nên lưu ý những điều trên để tránh bị giảm hạn mức thẻ.

4 - Sau bao lâu có thể nâng hạng mức tín dụng?

Thông thường sau 6 tháng đến 1 năm tùy ngân hàng sẽ xét duyệt nâng hạng mức tín dụng 1 lần. Tuy nhiên, việc khách hàng có được nâng hạn mức hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện và nhu cầu của người dùng có phù hợp với với chính sách của ngân hàng đó hay không.

5 - Tối đa có thể nâng hạn mức lên bao nhiêu % so với mức cũ?

Không xác định được phần trăm hạn mức tối đa được tăng so với hạn mức cũ. Việc tăng hạn mức thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính cá nhân của khách hàng. Tỷ lệ hạn mức tăng sẽ tỷ lệ thuận khả năng thanh toán dư nợ của người dùng.

Trên đây là các tiêu chí, quy trình thực hiện và gợi ý giúp nâng hạn mức thẻ tín dụng an toàn nhanh chóng. Nhìn chung, để nâng hạn mức tín dụng nhanh chóng khách hàng nên tạo cho bản thân thói quen sử dụng thẻ tín dụng tốt.

Nếu khách hàng đang có ý định mở thẻ tín dụng hay gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình nâng hạn mức tín dụng, hãy đến ngay các điểm giao dịch của Techcombank trên toàn quốc hoặc liên hệ qua hotline sau đây để nhận được tư vấn miễn phí 24/7:

Thời hạn gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn của TCTD là bao nhiêu?

Đối với khoản nợ vay ngắn hạn, tổ chức tín dụng được gia hạn nợ tối đa không quá 12 tháng. Đối với khoản nợ vay trung hạn, dài hạn, tổ chức tín dụng được gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời gian cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Gia hạn nợ tối đa bao lâu?

Thời gian gia hạn nợ - Khách hàng có thể được gia hạn nợ một hay nhiều lần đối với một khoản vay. Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với các khoản cho vay ngắn hạn và tối đa 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản cho vay trung và dài hạn trừ các trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định riêng [nếu có].

Gia hạn nợ là gì?

Gia hạn nợ là việc NHCSXH cho phép khách hàng được kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn. Trong thời gian gia hạn nợ, khách hàng vẫn phải trả lãi tiền vay. - Việc gia hạn nợ cho khách hàng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, khách quan, minh bạch.

Gia hạn hợp đồng vay là gì?

Gia hạn khoản vay là việc bên cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã quy định trong hợp đồng cho vay khi bên vay có đề nghị kéo dài thời hạn trả nợ do không có khả năng trả đầy đủ hoặc một phần nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn và được bên cho vay xem xét, đánh giá là có ...

Chủ Đề