Giải vở bài tập địa lý lớp 8 bài 7 năm 2024

Nội dung hướng dẫn giải VBT Địa Lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á được chúng tôi biên soạn bám sát yêu cầu trong sách vở bài tập Địa 8. Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức trên lớp.

Giải VBT Địa Lý lớp 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Bài 1 trang 16 VBT Địa Lí 8:

Hãy xóa bỏ nội dung không phù hợp và vẽ các mũi tên để hình thành sơ đồ:

Lời giải:

Bài 2 trang 16 VBT Địa Lí 8:

Cho bảng số liệu sau:

Quốc gia GDP/người(USD) Quốc gia GDP/người(USD) Nhật Bản 32230 Thái Lan 1960 Bru-nây 15410 Trung Quốc 780 Hàn Quốc 8490 Việt Nam 370 Cam-pu-chia 260

  1. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện GDP/người của một số nước trên.
  1. Nêu nhận xét về sự chênh lệch GDP/người ở các nước châu Á.

Lời giải:

  1. Vẽ biểu đồ:

THU NHẬP QUỐC DÂN / ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

  1. Nhận xét:

+ Các nước châu Á có mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người chênh lệch nhau, mức độ chênh lệch là rất lớn.

+ Cao nhất là Nhật Bản (32230 USD) và gấp 124 lần Cam-pu-chia (260 USD).

+ Các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người cao là: Nhật Bản, Bru-nây, Hàn Quốc.

+ Các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp là: Việt Nam, Cam-pu-chia.

Bài 3 trang 17 VBT Địa Lí 8:

Điền vào chỗ trống các ý cần thiết để hoàn chỉnh hai câu sau:

Lời giải:

- Những nước có mức thu nhập trung bình và thấp, thì tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP cao. Ví dụ: Lào, Cam-pu-chia,...

- Những nước có mức thu nhập khá cao và cao, thì tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP thấp. Ví dụ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,...

Bài 4 trang 17 VBT Địa Lí 8:

Điền vào ô trống của sơ đồ sau các nội dung phù hợp.

Lời giải:

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Địa Lí lớp 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á file PDF hoàn toàn miễn phí.

Bài 1 (trang 24 sgk Địa Lí 8): Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?

Lời giải:

Vì : Nhật Bản sớm thực hiện cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật phát triển nhanh chóng.

Bài 2 (trang 24 sgk Địa Lí 8): Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc và Lào?

Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.

- Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.

+ Cô–oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317 USD).

+ Thu nhập bình quân đầu người của Cô–oét gấp 2,15 lần thu nhập bình quân đầu người của Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập bình quân đầu người của Lào.

Bài 3 (trang 24 sgk Địa Lí 8): Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có thu nhập như nhau (và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào)?

Lời giải:

- Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ap-ga-ni-xtan, P-ki-xtan, Nê-pan, Băng-gia-đet, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Triều Tiên, Y-ê-men.

- Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (phần lãnh thổ ở châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-đa-ni, I-ran, Thái Lan, Xri Lan-ca, Phi-lip-pin.

- Các nước có thu nhập trùng bình trở lên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-Xê-ut, Ô-man, Mai-lai-xi-a, Hàn Quốc.

- Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, I-xra-en, Cô-oét, Ca-ta, các tiểu vương quốc A-rập thông nhất, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po.

- Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.

Tập Bản Đồ

Bài 1 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào số liệu ở bảng 7.2 trong SGK, hãy vẽ biểu đồ co cấu GDP của ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Lào.

Lời giải:

Bài 2 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh giá trị nông nghiệp và dịch vụ trong GDP của từng nước so với hai nước còn lại như thế nào (cao, thấp, trung bình)? Ghi kết quả này vào chỗ chấm (…) của bảng dưới đây:

Giá trị nông nghiệp Giá trị dịch vụ NHẬT BẢN

...................................

...................................

TRUNG QUỐC

...................................

...................................

LÀO

...................................

...................................

Lời giải:

Giá trị nông nghiệp Giá trị dịch vụ NHẬT BẢN

Giá trị nông nghiệp thấp nhất trong 3 nước, chiếm 1,5% GDP.

Giá trị dịch vụ cao nhất trong 3 nước, chiếm 66,4% GDP.

TRUNG QUỐC

Giá trị nông nghiệp là 15%, chiếm vị trí trung bình trong 3 nước.

Giá trị dịch vụ cũng chiếm vị trí trung bình.

LÀO

Giá trị nông nghiệp cao nhất trong 3 nước, chiếm 53% GDP.

Giá trị dịch vụ thấp nhất trong 3 nước chiếm 24,3% GDP.

Bài 3 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 8:Liên hệ giữa các giá trị nêu trên với mực thu nhập của các nước, hãy rút ra kết luận và hoàn chỉnh các nhận xét dưới đây:

- Nước có giá trị nông nghiệp trong GDP thấp, giá trị dịch vụ cao thì mức thu nhập…………

- Nước có giá trị nông nghiệp trong GDP cao, giá trị dịch vụ thấp thì mức thu nhập…………

Lời giải:

- Nước có giá trị nông nghiệp trong GDP thấp, giá trị dịch vụ cao thì mức thu nhập cao.

- Nước có giá trị nông nghiệp trong GDP cao, giá trị dịch vụ thấp thì mức thu nhập thấp.

Bài 4 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 8: Dựa vào nội dung SGK trang 23, em hãy nêu ba đặc điểm chính về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của châu Á vào chỗ chấm (…).

Lời giải:

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông nghiệp – công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ… Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan…

- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ…còn chiếm tỉ lệ cao.