Giám đốc Nhà hát Kịch thành phố Hồ chỉ mình



NSƯT Việt Anh

Sáng 20.5, chúng tôi đến trụ sở của Nhà hát Kịch 5B Võ Văn Tần [Q. 3, TP. HCM] để tìm hiểu sự việc. Đây cũng là trụ sở của Hội Sân khấu TP. HCM. Phòng của Ban Giám đốc Nhà hát Kịch 5B đã đóng cửa. 

Trao đổi với PV, NSƯT Việt Anh cho biết, không có chuyện mình xin từ chức Giám đốc Nhà hát này. Nghệ sĩ Việt Anh nói là mình đang quay phim nên không trả lời thêm. Cùng ngày, bà Hồng Dung- Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP. HCM cho biết, nghệ sĩ Việt Anh chỉ nộp đơn cho Hội Sân khấu TP để xin tạm ngưng hoạt động của Nhà hát Kịch 5B để sửa chữa, nâng cấp nhà hát này.

Bà Dung khẳng định không có chuyện nghệ sĩ Việt Anh từ chức hay đề nghị giải thể sân khấu. Bà Dung cho biết thêm, Nhà hát kịch 5B đã được UBND TP. HCM  đồng ý cấp kinh phí nâng cấp sửa chữa các hạng mục như: thang máy, ghế, máy lạnh, hệ thống ánh sáng… Kinh phí sửa chữa khoảng 6 tỷ đồng. "Sở dĩ đến nay Nhà hát Kịch 5B vẫn chưa tiến hành sửa chữa được là do quy trình thủ tục hành chính cho việc cấp phép sửa chữa này còn chưa xong. Còn phải chờ UBND TP. HCM quyết định xem đơn vị nào làm chủ đầu tư việc xây dựng, sửa chữa nhà hát này, là Hội Sân khấu hay do Ban giám đốc Nhà hát. Sau khi sửa chữa xong, Nhà hát sẽ hoạt động trở lại ”- bà Dung nói.


Nhà hát Kịch 5B hiện tạm đóng cửa để sửa chữa

Một nguồn tin khác từ Hội Sân khấu TP. HCM cho chúng tôi biết, dự kiến việc sửa chữa sẽ kéo dài trong 2 tháng, sau kỳ họp đại hội của Hội Sân khấu nếu Nhà hát sửa chữa xong thì sẽ hoạt động. Nguồn tin  này cho biết thêm, vì đã có đề nghị tạm ngưng để sửa chữa nên nhà hát không tiếp tục hoạt động trong thời gian này. Vì thế, việc đóng cửa phòng vé, không cập nhật lịch diễn của Nhà hát… là chuyện tất yếu.

Nguồn tin này cho biết thêm, Nhà hát Kịch 5B là nhà hát kịch xã hội hóa có định hướng, nên những loại kịch ma, kịch kinh dị… thì nhà hát kịch này không diễn, chỉ diễn kịch nghiêm túc, chính thống. Nhà hát có sức chứa khoảng 200 ghế, hệ thống máy lạnh đã hư, hệ thống ánh sáng cũng xuống cấp trầm trọng cần phải sửa chữa.

"Phần lớn khán giả đến xem ở Nhà hát là những người lớn tuổi mà hiện nay Nhà hát không có hệ thống thang máy, để họ đi bộ lên xem kịch cũng tội nghiệp. Không có máy lạnh nên bị nhiều người đến xem than phiền. Vì thế, chúng tôi phải đề nghị tạm ngưng hoạt động để sửa chữa Nhà hát, chứ không phải Nhà hát tạm ngưng vì nghệ sĩ Việt Anh xin từ chức”- nguồn tin nêu trên cho biết.

Trước đó, ngày 19.5, trả lời báo chí, nghệ sĩ Việt Anh cho biết Nhà hát Kịch 5 B sẽ tạm ngưng chờ rót tiền sửa chữa và ông đã nộp đơn từ chức Giám đốc Nhà hát Kịch 5 B Võ Văn Tần vì muốn tập trung vào chuyên môn. Cuối tháng 6.2015, lúc tiến hành đại hội của Hội Sân khấu TP. HCM, sẽ bầu ra ban chấp hành mới và bầu ra ban giám đốc mới cho nhà hát này. Được biết, NSƯT Việt Anh làm Phó Giám đốc Nhà hát Kịch 5B từ năm 1984, và chỉ mới làm Giám đốc vài tháng thay nghệ sĩ Thanh Hoàng.  

[Theo Báo Đại Đoàn Kết]

Trước khi đảm nhiệm vai trò mới, NSƯT Xuân Bắc đã giữ chức vụ Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam từ tháng 9/2016. Nam nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Nhà hát Kịch Việt Nam, cũng như nền nghệ thuật nước nhà.

NSƯT Xuân Bắc nhận quyết định chiều 14/1.

Xuân Bắc sinh năm 1976 ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Anh tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, sau đó làm việc tại Nhà hát kịch Việt Nam.

Anh là gương mặt quen thuộc của màn ảnh cả nước, từng tham gia nhiều phim như: "12A-4H", "Ngã ba Đồng Lộc", "Chuyện nhà Mộc", "Sóng ở đáy sông", "Con đường sáng", "Hai phía chân trời"...

NSƯT Xuân Bắc.

Xuân Bắc là diễn viên hài ăn khách trên sân khấu lẫn sóng truyền hình khi tham gia loạt chương trình: "Gặp nhau cuối tuần", "Gặp nhau cuối năm", "Táo quân"... Nam nghệ sĩ còn được khán giả biết đến qua vai trò MC nhiều gameshow như: "Đuổi hình bắt chữ", "Hỏi xoáy đáp xoay", "Ơn giời! Cậu đây rồi".

Bên cạnh công việc đóng phim, làm MC, Xuân Bắc tích cực tham gia nhiều hoạt động đoàn thể. Anh từng được trao danh hiệu "Thanh niên ưu tú thủ đô". Năm 2010, Xuân Bắc được chọn làm Đại sứ thiện chí của UNICEF [Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc] về nước sạch và vệ sinh môi trường.

Năm 2016, Xuân Bắc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú./.

NSƯT Trung Anh và diễn viên trẻ Ngô Minh Hoàng cho biết Nghệ sĩ Nhân dân Anh Tú, quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, đã qua đời vào lúc 12h15 phút, trưa 20/12 tại bệnh viện ở Hà Nội. Hiện tại, các nghệ sĩ của nhà hát rất đau lòng, không thể chia sẻ gì thêm.

NSND Anh Tú qua đời sau thời gian điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường.  Cách đây 2 tháng, NSND Anh Tú phải nhập viện cấp cứu, sức khỏe yếu và không thể trò chuyện như bình thường.

Nghệ sĩ Anh Tú sinh năm 1962, từng tham gia phim truyền hình Của để dành, Đàn trời, Chiều ngang qua phố cũ, các vở kịch Rừng trúc, Vũ Như Tô, Cuộc đời tôi, Một mối tình…

NSND Anh Tú đã qua đời lúc 12h15 phút, ngày 20/12 tại bệnh viện ở Hà Nội, hưởng dương 56 tuổi.

Anh cũng là đạo diễn của nhiều vở kịch nổi tiếng Lâu đài trên cát, Cạm bẫy, Chuyện chàng dũng sĩ, Truyện Kiều, Romeo và Juliet… Anh Tú được đánh giá là đạo diễn giỏi tay nghề, hết mình vì sân khấu kịch.

Anh Tú được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2001 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2016.

Tháng 4/2018, NSND Anh Tú được bổ nhiệm làm quyền Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.

Theo zing

Hội đồng xét xử bác đơn kháng cáo của Nhà hát kịch TP HCM, buộc nhà hát bồi thường cho diễn viên tổng chi phí đầu tư các vở kịch Chỉ có thể là yêu, Kẻ nói dối đa tình, A ma ma, Mắt âm dương, 49 ngày yêu... Tòa cũng hủy bỏ đề nghị từ phía nhà hát chỉ hỗ trợ Ngọc Trinh 52 suất diễn thay vì bồi thường tiền mặt. Nhà hát phải trả án phí là 11 triệu đồng. Nếu nhà hát không thi hành thì hàng tháng phải trả thêm cho Ngọc Trinh lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ngọc Trinh sau khi nghe phán quyết của tòa vào chiều 8/5. Ảnh: Mai Nhật.

Trong phần tranh luận, luật sư Hà Hải - đại diện nhà hát - cho rằng thỏa thuận hợp tác giữa hai bên chỉ thông qua lời nói, không có bút ký, do đó không có giá trị về pháp luật. Luật sư cũng nói việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là từ phía Ngọc Trinh do diễn viên nhận thấy các vở kịch chị đầu tư không hút khán giả. Ông cho rằng Ngọc Trinh đã tự lập biên bản, yêu cầu đại diện nhà hát [lúc đó là ông Trần Quý Bình, thay quyền ông Khánh Hoàng - giám đốc nhà hát] ký xác nhận chấm dứt hợp tác dù người này không đủ thẩm quyền.

Đáp lại, luật sư của Ngọc Trinh cho biết giám đốc Nhà hát kịch TP HCM từng xác nhận biên bản thỏa thuận hợp tác giữa hai bên vào năm 2014  do phía nhà hát soạn thảo. Luật sư cũng khẳng định trong quá trình hợp tác, Ngọc Trinh không vi phạm quy định nào nên bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên đấy phải bồi thường.

Trước lý luận của hai bên, đại diện Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử phúc thẩm kết luận có đủ căn cứ, cơ sở đế xác định giữa diễn viên Ngọc Trinh và Nhà hát kịch TP HCM có quan hệ hợp tác đầu tư. Nhà hát kịch đơn phương chấm dứt hợp tác với Ngọc Trinh đã gây tổn thất, ảnh hưởng đến quyền lợi của chị. Việc chấm dứt hợp tác này có nhiều người biết và làm chứng. Đại diện Viện kiểm sát khẳng định bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân quận 1 xử Ngọc Trinh thắng kiện là có căn cứ. Tòa bác đơn kháng cáo, buộc nhà hát phải bồi thường cho Ngọc Trinh hơn 233 triệu đồng chi phí đầu tư cho sáu vở kịch [các khoản đầu tư có hóa đơn].

Ngọc Trinh cho biết chị thỏa mãn sau khi tòa tuyên án. Chị khóc nhắc lại quá trình bốn năm theo đuổi vụ kiện. "Những năm qua, tôi như người vừa bị ăn hiếp lại vừa bị thách thức cứ kiện đi. Kết quả hôm nay an ủi tôi, cho tôi biết rằng việc mình làm là không sai", diễn viên Mùi ngò gai chia sẻ. Ngọc Trinh cũng cảm ơn các nghệ sĩ đã đồng hành cùng chị từ khi tòa sơ thẩm bắt đầu. Trước đó, NSƯT Hoài Linh, NSƯT Đàm Loan, Quý Bình, Gia Bảo, Thanh Hiền... từng đến dự các phiên sơ và phúc thẩm để ủng hộ đồng nghiệp.

* Ngọc Trinh khóc kể nỗi khổ bốn năm thưa kiện

Trong phiên phúc thẩm chiều nay, phía nhà hát kịch chỉ có Phó giám đốc nhà hát - ông Trần Quý Bình xuất hiện. Khi tranh tụng, luật sư bị đơn nói Ngọc Trinh mới là người chủ động ngừng hợp tác do các vở diễn của chị rất ít người xem. Đáp lại, nữ diễn viên cho rằng đó là sự xúc phạm, vì trên thực tế lý do nhà hát đưa ra để đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải vì kịch của chị kén khán giả.

Diễn tiến vụ diễn viên Ngọc Trinh kiện Nhà hát kịch TP HCM:

- Tháng 11/2014: nhóm kịch Ngọc Trinh ngừng diễn tại Nhà hát kịch TP HCM [rạp Công Nhân]. Trong đơn gửi Tòa án Nhân Dân quận 1, diễn viên cho rằng bị nhà hát buộc ngừng diễn, yêu cầu bồi thường gần 600 triệu.

- Giữa năm 2015: Tòa án thụ lý hồ sơ vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng hợp tác.

- Ngày 30/6/2017: Phiên sơ thẩm lần đầu diễn ra. Ông Trần Khánh Hoàng không đồng ý với yêu cầu bồi thường của Ngọc Trinh. Luật sư phía bị đơn cho rằng khi tranh chấp với nhà hát, Ngọc Trinh là người lao động của nhà hát, không phải đối tác. Diễn viên đề nghị tòa giải quyết tranh chấp hai bên với tư cách đối tác.

- Ngày 7/7/2017: Tại phiên xử lần thứ ba, đại diện viện kiểm sát kết luận thỏa thuận hợp tác giữa Ngọc Trinh và nhà hát có tính pháp lý dù không thể hiện cụ thể bằng giấy tờ. Viện kiểm sát đề nghị phía nhà hát bồi thường tổn thất cho diễn viên. Ngọc Trinh xin rút khoản yêu cầu bồi thường bù lỗ diễn viên [hơn 90 triệu đồng].

- Ngày 13/7/2017: Tòa án Nhân dân quận 1 xử Ngọc Trinh thắng kiện, chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường là hơn 233 triệu đồng.

- Ngày 23/4/2018: Phiên tòa phúc thẩm bắt đầu sau khi nhà hát kháng cáo.

- Ngày 8/5/2018: Tòa tuyên Ngọc Trinh thắng kiện, buộc Nhà hát bồi thường hơn 233 triệu đồng.

Mai Nhật

Video liên quan

Chủ Đề