Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả thành viên của HOCMAI Forum!

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào
Như tiêu đề, đây sẽ là topic tổng hợp những nhận định về các tác phẩm cũng như tác giả trong chương trình Ngữ văn 12

Những nhận định này các bạn có thể đưa vào bài để làm dẫn chứng, hoặc có thể đưa vào mở bài, kết bài khiến lời văn bay bổng hơn, lại khiến người đọc có thêm ấn tượng đó. Hãy cùng mình lướt qua một vài nhận định nhé

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào

Bắt đầu mình sẽ đưa ra nhận định về bài thơ "Tây Tiến" và tác giả Quang Dũng

1. "Nếu như Chính Hữu viết về những chàng vệ quốc bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã tái hiện vẻ đẹp người lính bằng đôi cánh lãng mạn đem đến men say cho thi tứ, sự bay bổng của hình tượng… Nếu thiếu đi cái chất lãng mạn, "Tây Tiến" cơ hồ sẽ mất đi vẻ đẹp toàn bích của nó." (Nguyễn Đăng Điệp)


2. "Nhà thơ Quang Dũng độc đáo một cách hồn nhiên, ông cứ sống tự nhiên như chim trên trời, cá dưới nước mà thành độc đáo. Bài thơ “Tây Tiến” hội tụ được cả cái bi, cái tráng của thời đại. Cái buồn lãng mạn của người tiểu tư sản, tiểu trí thức do biết mình được đón nhận một chân lý lớn nhưng cũng đồng thời đón nhận một gian nan lớn." (nhà thơ Vân Long)
3. “Câu thơ như một tuyệt bút thiên nhiên về sông Mã. Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay hơn thế. Âm vang của câu thơ là khí tiết của con sông chiến trận, quả cảm và dũng mãnh trong độc khúc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ của tứ thơ.“ (nhà thơ Phan Quế)
4. "Hay đến nỗi ta không khỏi ngạc nhiên mà nghĩ rằng tại sao trong những ngày đầu non nớt của nền thơ ca kháng chiến và cách mạng mà chúng ta lại có được một tác phẩm thơ tuyệt diệu đến thế, kinh điển đến thế mà cũng hiện đại đến thế" (nhà thơ Anh Ngọc)
5. "Một bài thơ kỳ diệu và có một vị trí đặc biệt trong lòng công chúng, một bài thơ được kỷ niệm 60 năm ngày sáng tác (năm 2008), một bài thơ làm sống dậy cả một trung đoàn, khiến địa danh Tây Tiến trường tồn trong lịch sử và ký ức mỗi người. Nó như một viên ngọc sáng trong tâm hồn Việt, tấm lòng Việt và thơ ca Việt”. (nhà phê bình Nguyễn Xuân Nguyên)
6. “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. (nhà thơ Vũ Quần Phương)
7. "Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi...Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng" (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
8. "Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc qua ngòi bút Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể- nỗi nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết và lòng tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này…”. (Vũ Thu Hương)
9. "Một Tây Tiến không chỉ níu kéo bước chân người lính trong nỗi niềm nhớ… Tất cả đều gợi ấn tượng của sự “lạ hóa”, của những vẻ đẹp kì ảo khó gọi tên…” (Đinh Minh Hằng)
10. “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bị lụy, não nùng. Cũng khơi nguồn cảm hứng từ một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước nhưng Tây Tiến đã được thể hiện một cách đặc sắc của Quang Dũng, với một tâm trạng cụ thể - nỗi nhớ đồng đội trong đoàn Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ da diết, tự hào chân thành của tác giả về những người đồng đội của mình đã khiến người đọc của nhiều thế hệ rung cảm sâu xa và đó cũng chính là âm hưởng chủ đạo của bài thơ này” (Vũ Thu Hương)
11. “Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương)
12. “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh Hằng)
13. “ Tôi làm bài thơ này rất nhanh. Làm xong, đọc trước đại hội được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Hồi đó tấm lòng và cảm xúc của mình ra sao thì viết vậy. Tôi chả chút lí luận gì về thơ cả. (Quang Dũng)

Nếu bạn nào có tìm được thêm thì có thể đóng góp cho topic này nha

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào


Chúc mọi người một ngày vui vẻ

Reactions: Bảo Linh _Vũ, Nguyễn Thị Mai Thương, Timeless time and 4 others

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào

1. “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.” (Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)
2. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý. (Chế Lan Viên – “Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu”)
3. Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu – “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”)
4. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự. (Xuân Diệu -“Tố Hữu với chúng tôi”)
5. Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng. Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ. (Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản, 1946)

6. Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.

Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ. (Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)

7. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ (Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)


8. Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó. Phong cách dân tộc ở Tố Hữu thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu của dân tộc. … Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập, lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp. (Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học, 1964, Chế Lan Viên)

9. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.

(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre Emmanuel)

10. Tập thơ "Máu và hoa" này xuất bản vào mùa thu năm 1975. tôi tin rằng tạp chí Châu âu (Europe) sẽ đón chào nó như một sự kiện văn học.

Jacques Gaucheron – Con đường của Tố Hữu (trong tập Máu và hoa (Sang et Fleurs) EFR, Paris, 1975)

11. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.

(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)

12. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu. (Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)


13. Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại. (Bình luận văn học, 1964, Như Phong)
14. “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế Lan Viên)
15. “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu)
16. “Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề thơ Tố Hữu chín rộ,… không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu nữa mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người. Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa, chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc.
17. Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình – chính trị… Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ (Trần Đình Sử)
18. Thơ Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công tác vận động của người cách mạng (Lời giới thiệu tập thơ của Tổ Hữu, Văn hóa Cứu quốc Việt Nam xuất bản 1946)

Reactions: Phạm Thúy Hằng, Bùi Nhi, Võ Nguyễn Thu Uyên and 4 others

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào

Nguyễn Khoa Điềm và "Đất nước"


1. “Điều may mắn với tôi là được sống trong những năm tháng hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…” (Nguyễn Khoa Điềm)
2. “Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng đất nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.
3. “Một Đất nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà văn như phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất nước trong chính tâm hồn họ.” (Trần Đình Sử)
4. Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc trưng của chất liệu văn hóa dân gian- đó là một lực hút nữa của đoạn thơ Đất nước,… để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm (Nguyễn Quang Trung).
5. Nhận định về đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Sách giáo khoa Ngữ văn 12 viết: “Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng Đất Nước của nhân dân”.
1. “Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ thơ của tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình,… Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm (Trần Đình Sử)
2. “Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng…” (Nguyễn Đăng Mạnh)
3. “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời… Ở đó trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở…” (Chu Văn Sơn)
4. “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi của thơ Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực)
5. “Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng có ý nghĩ là phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể.” (Nhà thơ Vũ Cao, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội)

6. “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.”

(GS-TS Trần Đăng Suyền)

7. “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ”

(Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)

8. “Sóng là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách của Xuân Quỳnh.Qua hình tượng sóng, trên cơ sở sự tương đồng, hòa hợp giữ sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Bài thơ cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.”


(SGK Ngữ văn 12-Chương trình Chuẩn)

Reactions: Võ Nguyễn Thu Uyên, Quả táo nhỏ and Only Normal

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định bài thơ tứ tình như thế nào

Người lái đò sông Đà và Nguyễn Tuân

1. “Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm nghị như một nhà bác họ, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu van của Nguyễn Tuân mang hơi tở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo những tác phẩm kì vĩ…” (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng)
2. “Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói –“hung bạo và trữ tình” (Nguyễn Đăng Mạnh)
3. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn cho người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
4. Đây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi), tự nhận mình là “người sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa.”
5. Khi thì trang nghiêm cố kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như ném ra một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa. (Nguyễn Đăng Mạnh)
6. Ông xứng đáng được mệnh danh là “chuyên viên cao cấp Tiếng Việt”, là “người thợ kim hoàn của chữ” (Ý của Tố Hữu). Tinh thần dấn thân, bám trụ ở thành trì vì cái đẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân “đặc Việt Nam” (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác.
7. “Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn có khát khao có cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm” (Nguyễn Đăng Mạnh)

Reactions: Võ Nguyễn Thu Uyên