Hậu quả của việc lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] hóa học độc hại trong sản xuất nông nghiệp sẽ để lại rất nhiều hệ lụy khôn lường, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Theo các chuyên gia, khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc hóa học sẽ tiềm ẩn nguy cơ về dư lượng chất bảo vệ thực vật; dư lượng kim loại nặng như asen, cadimi, đồng, chì; dư lượng nitrat; dư lượng kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng…

Người dân Krông Nô phun thuốc BVTV cho lúa

Khi các chất này có dư lượng tồn dư trong thực phẩm vượt ngưỡng cho phép sẽ gây tác hại vô cùng lớn đối với sức khỏe con người lẫn nền kinh tế của đất nước.

Mặc dù nguy cơ tiềm ẩn mối đe dọa từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đang hiện hữu trước mắt, nhưng người nông dân vẫn vô tư sử dụng, doanh nghiệp vẫn tìm cách làm sao bán được nhiều hàng, không màng đến những tác hại của nó gây ra.

Đơn cử, năm 2019, Hệ thống Cảnh báo nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn nhanh và thực phẩm nguy cơ rủi ro cho sức khỏe cộng đồng [RASFF] đã “tuýt còi” đối với 17 lô nông, thủy sản của Việt Nam. Trong đó, có 9 lô hàng thủy sản, 8 lô hàng nông sản bị từ chối giám sát khi nhập vào EU.

Nguyên nhân là do những lô hàng này không đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm do chứa các chất vượt quá mức cho phép, hoặc bị cấm sử dụng trong thực phẩm.

Còn tại thị trường Nhật Bản, năm 2018, cũng có đến 48 vụ việc sản phẩm nông sản của Việt Nam sau khi kiểm dịch cũng bị phát hiện chứa tồn dư hoạt chất bị cấm, hoặc các thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng cao hơn cho phép.

Trước tình trạng đó, cơ quan chức năng của Nhật đã phát đi thông báo sẽ áp lệnh kiểm tra 100% sản phẩm của công ty vi phạm và tăng cường kiểm tra chung với các mặt hàng cùng loại của Việt Nam. Hay như sản phẩm hồ tiêu, khi xuất sang thị trường các nước đều bị đưa vào “tầm ngắm”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, có hàng chục lô hàng hồ tiêu của Việt Nam bị EU phát hiện chứa dư lượng của 9 loại thuốc BVTV vượt mức quy định. Theo một lãnh đạo thanh tra, Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh Đắk Nông, mặc dù các cấp ngành chuyên môn đã nỗ lực thanh kiểm ra, áp dụng các chế tài cứng rắn trong xử lý, xử phạt nhưng vẫn khó có thể kiểm soát hết được thị trường thuốc BVTV trên địa bàn.

Nhiều đại lý, cửa hàng thuốc BVTV đã lén lút bán các loại thuốc bị cấm sử dụng, thuốc không rõ nguồn gốc, khi có người đến mua mới mang ra trao tận tay. Khó khăn hơn là hiện nay, có nhiều loại thuốc BVTV cực độc, không rõ nguồn gốc được bán qua mạng xã hội như Zalo, Facebook…

Hàng được chia nhỏ, phân tán đi khắp các vùng miền, đến tận địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa nên khó phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Mặt khác, phần lớn nông dân trồng tiêu, cà phê thiếu kiến thức về sử dụng thuốc BVTV, nên tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để chăm sóc, phòng bệnh cây trồng.

Do đó, nhiều loại thuốc diệt nấm, diệt côn trùng… không bảo đảm chất lượng được bà con lạm dụng quá mức. Với cách làm manh mún, tự phát như trên đã khiến cho nông sản Việt Nam trả giá đắt khi hội nhập thị trường thế giới.

Việc nông sản Việt Nam đang gặp khó khăn vì vượt mức dư lượng đối với hàng xuất khẩu, một số doanh nghiệp bị các thị trường châu Á, châu Mỹ, EU…chú ý, gắt gao kiểm tra, gây khó khăn trong việc cấp phép khi nhập vào nước họ. Nông sản Việt Nam xuất khẩu rồi bị trả lại đã diễn ra nhiều lần không những gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến uy tín chung của nông sản Việt.

Một khi có vụ việc các sản phẩm nông sản bị thị trường các nước trả về do chứa dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng quy định, mọi phản ứng bắt lỗi đều đổ dồn vào người nông dân. Thế nhưng, mấy ai bình tĩnh xem lại cung cách làm ăn của các doanh nghiệp buôn bán thuốc BVTV, các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoạt động như thế nào…

Điều đáng nói là, có không ít cơ quan đoàn thể, trung tâm, viện đã trở thành bức “bình phong” tự nguyện cho các doanh nghiệp lấy danh nghĩa của đơn vị mình để kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được các doanh nghiệp phân bón, thuốc BVTV tài trợ tổ chức đến tận vùng sâu, vùng xa, nơi người dân đói thông tin.

Do đó, doanh nghiệp hội thảo thì ít mà tiếp thị, bán sản phẩm thì nhiều. Trong đó, nhiều cuộc hội thảo đã “lập lờ đánh lận con đen”, đưa lẫn cả loại thuốc BVTV đã bị cấm hoặc bắt buộc ngừng sản xuất, nhập khẩu để hướng dẫn người dân sử dụng. Thực trạng này biết đến bao giờ nông sản Việt mới lấy được niềm tin với thị trường quốc tế?

Nguồn:

Thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, chúng là nguyên nhân gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Đồng thời ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vậy, thuốc bào vệ thực vật có tác hại như thế nào? Và nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu ngay.

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Chúng có tác dụng ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản. Hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản. Dựa trên các đối tượng gây hại khác nhau mà thuốc bảo vệ thực vật được phân ra một số loại chính như sau:

  • Thuốc diệt trừ cỏ dại
  • Thuốc trừ sâu, trừ nhện hay côn trùng gây hại
  • Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại
  • Thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển

Tuy sử dụng thuốc BVTV có hiệu quả tức thời, nhanh chóng và mang lại những lợi ích đáng kể. Thế nhưng nó lại chính là nguyên nhân gây ra những hệ quả nghiêm trọng trên nhiều mặt. Một phần do chính bản chất độc hại của thuốc BVTV. Mặt khác, là do người sử dụng không ý thức được tầm nguy hiểm của nó. Nên bắt đầu lạm dụng, sử dụng thuốc BVTV một cách vô tội vạ, không kiểm soát và dùng sai cách.

Thuốc bảo vệ thực vật chính là nguyên nhân gây ra những hệ quả nghiêm trọng

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật

Đối với môi trường

Trong tự nhiên, có các loài gây hại thì cũng có các loài có lợi. Các loài thiên địch để cân bằng hệ sinh thái. Tuy nhiên khi con người sử dụng thuốc BVTV thì đã tác động một cách tiêu cực, gây mất cân bằng và mất đi sự ổn định trong tự nhiên.

Bởi thuốc BVTV có tác dụng tiêu diệt các loài gây hại. Đồng thời, nó cũng giết chết rất nhiều loài có lợi. Ví dụ như những loại thiên địch như ong kí sinh hay côn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những loài gây hại. Sau khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất nhiều, làm các loài thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị ngộ độc từ con mồi đã bị trúng thuốc.

Ô nhiễm đất

Thuốc BVTV sau khi đước sử dụng một phần sẽ bị bay hơi; một phần được quang hóa; một phần cây sẽ hấp thu và phân giải, chuyển hóa. Tuy vậy, dù có sử dụng bằng cách nào thì cuối cùng thuốc BVTV vẫn bị ngấm vào vào đất. Nếu loại thuốc có tính độc cao sẽ giết chết rất nhiều sinh vật có lợi trong đất. Kể cả thời gian phân hủy dài thì khổng đủ thời gian để đất phân hủy hết. Đặc biệt nếu dùng lâu dài và liên tục, chắc chắn các chất độc hại sẽ bị tích lũy lại dần trong đất.

Theo đó, tồn dư thuốc BVTV trong đất sẽ gây hại cho cây trồng. Đặc biệt là nhóm Clo có trong nó cực kì khó phân hủy trong nhiều năm. Điều này dẫn đến việc lượng tồn dư khi ở lại trong đất quá lâu sẽ sinh ra một hợp chất mới. Thường sẽ có độc tính cao hơn cả bản thân nó ban đầu.

Ô nhiễm nguồn nước

Những phần thuốc BVTV khi chưa thấm vào đất thì chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch nước ngầm. Chưa kể những bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng ruộng, hay khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó. Gây ô nhiễm nước một cách nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật sống dưới nước. Đồng thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe con người.

Thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm

Theo những thống kê trong lịch sử sử dụng thuốc BVTV cho thấy, dịch hại mới không phải là từ những nơi khác di chuyển đến, mà là dịch hại thứ yếu có ngay tại địa phương đó, chỉ là chúng bị tác động và dần phát triển hơn mà thành dịch hại.

Bởi vì, thuốc bảo vệ thực vật sau một thời gian dùng thì những loài có hại chính sẽ dần suy yếu đi. Song, các vật phá hủy ở mức nhẹ trước đó lại có xu hướng phát triển, mạnh dần lên. Bởi, sau khi dùng thuốc, dịch gây hại bị giảm số lượng sinh vật trong quần thể nhanh nhưng lại phục hồi dễ dàng với số lượng lớn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Từ đó, hình thành dịch nguy hiểm, gây thiệt hại nặng cho người nông dân. Những dịch bệnh nhờ vậy mà lại hình thành mới, xử lý sẽ khó hơn nhiều và cần thời gian mới nghiên cứu ra thuốc nhằm tiêu diệt chúng tận gốc.

Thiệt hại kinh tế

Thường thì khi sử dụng thuốc BVTV sẽ có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với vườn không sử dụng thuốc. Song cũng có nhiều trường hợp sử dụng thuốc BVTV nhưng lại không có hiệu quả cao. Dẫn đến chi phí đầu vào cao trong khi sản phẩm thì chứa dư lượng không được thị trường chào đón. Và kết quả là không có hiệu quả kinh tế.

Ngoài ra, việc xuất hiện các dịch hại mới khiến người dân mãi phụ thuộc vào thuốc BVTV. Hay những chi phí để khắc phục sự ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do thuốc BVTV gây ra. Những tổn thất khi các sản phẩm bị tồn đọng lại, không thể xuất khẩu vì có chứa dư lượng của các chất gây hại. Tất cả đe dọa một cách nghiêm trọng cho cả hệ sinh thái, cho sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Nếu người canh tác hay người phun chủ quan, không trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt thuốc. Chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản và trong môi trường [đất, nước, không khí] sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. Bắt đầu quá trình gây hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác động ngay lập tức, tiềm ẩn hoặc tích lũy theo thời gian tới sức khỏe của con người. Một số loại hóa chất BVTV và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và bệnh ung thư cho con người.

Chúng có thể gây ra những trường hợp quái thai ở cả động vật và con người

Thuốc bảo vệ thực vật đã và đang gây ra những tác hại cực kì nghiêm trọng. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc. Phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp. Sử dụng theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách. Không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.

>>> Các bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề