Hãy cho biết Chính phủ đã sử dụng chính sách gì để can thiệp vào giá cả thị trường của xăng

[TBTCO] - Trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN, TS. Nguyễn Văn Hiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho rằng, nếu dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu sẽ dễ tạo ra sự không bình đẳng, không công bằng trong nền kinh tế, bởi vì có những lĩnh vực sử dụng nhiều xăng dầu và những lĩnh vực dùng ít hơn. Khi Nhà nước đã ban hành các sắc thuế thì phải đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp. Do đó, việc dùng thuế để can thiệp vào giá thị trường nên hạn chế.

PV: Giá xăng dầu hiện đang ở mức khá cao. Có ý kiến cho rằng, cần giảm thuế xăng dầu để giảm giá xăng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Việc dùng thuế giữ điều chỉnh giá xăng dầu liệu có phù hợp?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Xăng dầu là một mặt hàng quan trọng, hiện nay lượng xăng dầu nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhu cầu nên giá xăng dầu trong nước chịu ảnh hưởng chi phối rất lớn bởi giá trên thị trường thế giới.

TS. Nguyễn Văn Hiến

Giá thị trường thế giới tăng thì giá trong nước cũng phải tăng theo. Nhà nước không thể nào tạo bức tường chắn như “con đê” ngăn cho giá trên thị trường thế giới tác động đến giá trong nước được.

Việc điều hành giá xăng dầu vẫn phải theo thị trường, nếu dùng các biện pháp phi thị trường để can thiệp nhiều sẽ bóp méo thị trường và sẽ gây ra những hệ lụy không tốt cho nền kinh tế. Ví dụ như xu hướng giá xăng dầu tăng thì theo nguyên tắc của thị trường, bắt buộc người dùng từ doanh nghiệp đến người dân sẽ phải tiết giảm tiêu dùng xăng dầu hoặc phải chuyển hướng sử dụng các nguồn thay thế khác. Nếu vẫn giữ mặt bằng giá xăng dầu thấp thì sẽ không khuyến khích việc tiết kiệm, tiết giảm nhu cầu tiêu dùng xăng dầu mà làm cho nó bị lệch lạc, không tốt về lâu dài đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, xăng dầu là đầu vào của nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nên giá xăng dầu rất nhạy cảm, tác động dây chuyền đến mặt bằng giá nói chung của nền kinh tế. Nên nếu để tăng một cách đột biến thì có thể gây ra cú sốc tác động đến mặt bằng giá trong nước, cộng thêm yếu tố tâm lý của thị trường, dễ làm cho mặt bằng giá trong nước tăng lên một cách khó kiểm soát. Đó là điều bất lợi nếu thả lỏng giá xăng dầu. Vì vậy, quan điểm của tôi là vẫn phải cho giá xăng dầu điều chỉnh tiệm cận dần theo giá thế giới, nhưng không nên để bị tác động một cách quá mức đột ngột dẫn đến cú sốc từ bên ngoài.

Chính sách thuế phải đảm bảo
công bằng giữa các doanh nghiệp

Về việc dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu, thực tế thuế được xem là một công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước nên cũng có thể dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, xăng dầu cũng là một mặt hàng kinh doanh bình thường cho nên phải theo quy luật của thị trường. Giảm thuế giống như một khoản trợ cấp nên nếu dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu sẽ dễ tạo ra sự không bình đẳng, không công bằng trong nền kinh tế, bởi vì có những lĩnh vực sử dụng nhiều xăng dầu và có những lĩnh vực dùng ít hơn. Khi Nhà nước đã ban hành các sắc thuế thì phải đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp. Do đó, việc dùng thuế để điều chỉnh giá cần phải cân nhắc kỹ và nên hạn chế.

Về việc dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu, thực tế thuế được xem là một công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước nên cũng có thể dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu. Tuy nhiên, xăng dầu cũng là một mặt hàng kinh doanh bình thường cho nên phải theo quy luật của thị trường. Giảm thuế giống như một khoản trợ cấp nên nếu dùng thuế để điều chỉnh giá xăng dầu sẽ dễ tạo ra sự không bình đẳng, không công bằng trong nền kinh tế, bởi vì có những lĩnh vực sử dụng nhiều xăng dầu và có những lĩnh vực dùng ít hơn. Khi Nhà nước đã ban hành các sắc thuế thì phải đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp. Do đó, việc dùng thuế để điều chỉnh giá cần phải cân nhắc kỹ và nên hạn chế.

PV: Việc điều hành giá muốn đảm bảo lợi ích giữa các bên thì cũng cần phải linh hoạt, hài hòa trong tổng thể các giải pháp. Ông nghĩ sao về điều này?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Tôi cho rằng, điều đó hoàn toàn đúng. Một nguyên tắc là khi môi trường kinh tế thuận lợi thì Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ, còn khó khăn thì phải cùng gánh vác. Trong lúc các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn rất lớn do dịch bệnh thời gian qua, Nhà nước chia sẻ khó khăn đó bằng việc áp dụng rất nhiều các chính sách tài khóa để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do Covid-19 gây ra. Những chính sách này vẫn đang trong quá trình thực hiện và đã thu được những kết quả tích cực.

Hiện nay, ngân sách nhà nước cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh, ngân sách đang rất căng thẳng và khó khăn cho nên việc doanh nghiệp và người dân chia sẻ với khó khăn với Nhà nước là một điều rất hợp với lẽ phải và bình thường. Điều quan trọng là sự điều hành linh hoạt, hài hòa lợi ích giữa các bên để làm sao chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra. Đó mới là vấn đề cần phải thống nhất cao từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương và người dân.

PV: Có ý kiến cho rằng, cần xem xét đến việc can thiệp bằng cách bán xăng dầu dự trữ để góp phần giảm giá xăng dầu? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Hiến: Như đã nói ở trên, chúng ta phải cố gắng để ổn định giá xăng dầu trong nước. Ổn định không có nghĩa là giữ nguyên hay phải giảm giá. Ổn định ở đây là không để cho giá xăng dầu trong nước có những đột biến, gây ra những xáo trộn không cần thiết cho nền kinh tế. Giá xăng dầu thế giới tăng thì giá trong nước cũng tăng về mặt xu hướng.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, trong từng thời điểm có thể điều hành linh hoạt bằng một số cơ chế, chính sách để đảm bảo giá xăng dầu ổn định nhất và ít gây đột biến nhất đối với nền kinh tế. Đó là mục tiêu mà điều hành giá xăng dầu phải hướng tới. Trong trường hợp Quỹ Bình ổn giá vẫn còn thì đương nhiên chúng ta sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá vẫn là tốt nhất. Nếu sử dụng các công cụ khác thì phải hết sức lưu ý và cân nhắc để tránh bóp méo quan hệ thị trường.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tạo thông thoáng trong lưu thông hàng hóa cần thiết hơn giảm giá đầu vào

Theo TS. Nguyễn Văn Hiến, doanh nghiệp luôn muốn được giảm giá đầu vào để hỗ trợ cho sản xuất. Tuy nhiên, giảm giá đầu vào có liên quan tới việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế, nguồn lực của Nhà nước. Bởi, các loại nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào mà chúng ta phải nhập khẩu thì khi muốn làm cho đầu vào thấp buộc phải có những hỗ trợ về mặt tài chính. Điều này phụ thuộc vào nguồn lực của Nhà nước, phụ thuộc vào quan điểm của Chính phủ về vấn đề sử dụng các nguồn lực đó như thế nào cho có hiệu quả.

Theo ông, trong lúc này, điều quan trọng nhất là phải tạo cho thị trường thông thoáng để lưu thông hàng, mở rộng thị trường. Hàng hóa tiêu thụ được thì doanh nghiệp sẽ có nguồn thu để tái đầu tư trở lại sản xuất, tạo thu nhập cho người lao động. Có thể giảm thuế [như gói hỗ trợ giảm thuế mới được ban hành], giảm những khoản đóng góp ngay trước mắt của doanh nghiệp [bảo hiểm xã hội, phí công đoàn...] để doanh nghiệp có nguồn tiền hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó sẽ là cần thiết hơn và có ý nghĩa hơn là được giảm giá đầu vào.

Trước vấn đề giá xăng dầu trong nước liên tục tăng trong thời gian vừa qua, các ĐBQH cho rằng, Quốc hội và Chính phủ nên tiếp tục xem xét các biện pháp để kiềm chế giá xăng dầu.

Tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước, rất nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề giá xăng dầu trong bối cảnh mặt hàng này đang tăng "nóng".

Đại biểu Nguyễn Thị Yến [Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu] cho rằng, hiện giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, đẩy giá hàng hóa khác tăng theo. Đến nay không chỉ dừng ở xăng dầu, khí đốt mà đã lan sang vật tư phân bón, lương thực, thực phẩm, tác động thành chuỗi dây chuyền khiến các chi phí dịch vụ tăng lên làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

"Bình quân 4 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 2,1%. Riêng tháng 4 tăng 2,09% so với cuối năm 2021, gần gấp hai lần cùng kỳ các năm 2018 đến năm 2021 tạo sức ép lạm phát vào những tháng cuối năm", Đại biểu Nguyễn Thị Yến nhấn mạnh.

Chính vì vậy, nữ Đại biểu đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Chính phủ cân nhắc đánh giá sát tình hình, đưa ra các chính sách kiểm soát chặt và ổn định giá xăng dầu.

Cũng cho ý kiến về giá xăng dầu, Đại biểu Trần Hoàng Ngân [Đoàn TP. Hồ Chí Minh], Chính phủ cần lưu ý đến giá xăng dầu và giá lương thực. Ông cho rằng Chính phủ cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội.

Để thực hiện các mục tiêu đó, Đại biểu kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng xăng dầu. Bởi Đại biểu Trần Hoàng Ngân lo ngại nếu để giá xăng dầu tăng cao, sẽ xảy ra hiệu ứng "domino" với các mặt hàng khác.

Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp; tăng cường kiểm soát giá cả hàng hoá, triển khai các chương trình bình ổn giá.

Đại biểu Hoàng Văn Cường [đoàn Hà Nội] đã đề nghị Chính phủ đề xuất với Quốc hội có chính sách tiếp tục giảm các loại thuế xăng dầu để bình ổn giá mặt hàng này.

Việc "hạ nhiệt" giá xăng dầu, theo Đại biểu, nhằm tránh việc đẩy mặt bằng giá các hàng hóa khác tăng theo. Để đảm bảo nguồn thu, cân đối việc hụt từ giảm thuế xăng dầu, Đại biểu kiến nghị tăng thu từ khai thác dầu.

"Trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao như hiện nay, việc tăng sản lượng khai thác và lọc hóa dầu trong nước không chỉ tăng hiệu quả khai thác gấp nhiều lần so với thời điểm giá thấp, mà còn tạo nguồn cung trong nước ổn định", ông Cường nói.

Cũng theo Đại biểu, việc tạo nguồn cung trong nước ổn định cũng là cơ sở để bình ổn giá xăng dầu trong nước không quá "nhạy cảm" với biến động giá xăng dầu nhập khẩu trên thị trường quốc tế.

Theo Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh [Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long] cho rằng, Quốc hội và Chính phủ nên tiếp tục xem xét việc giảm thuế đối với xăng dầu, nhằm kiểm soát giá mặt hàng này không vượt ngưỡng cao để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân.

“Nghiên cứu tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, kiềm chế giá xăng dầu là yếu tố quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô nên cần khẩn trương thực hiện linh hoạt, hiệu quả bởi giá xăng dầu tăng ở mức cao sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, làm giảm hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ”, bà Thanh nói.

Đại biểu Bùi Mạnh Khoa [Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa] cho biết, hiện nay Chính phủ đang điều hành giá xăng dầu trong nước theo giá thế giới trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, dự báo giá sẽ tiếp tục tăng hoặc giữ ở mức cao, làm tăng giá thành các loại sản phẩm, làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của người dân. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này.

Để bảo đảm linh hoạt trong kiềm chế giá xăng dầu tăng cao, kiềm chế lạm phát, Đại biểu đề nghị ngay tại kỳ họp này, Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với giá xăng dầu trong năm 2022.

“Việc giảm thuế có thể ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách Nhà nước, tuy nhiên, với giá dầu thô tăng mà Việt Nam xuất khẩu dầu thô nên có thể bù đắp thu ngân sách Nhà nước từ nguồn này”, ông Khoa nói.

Cùng nêu quan điểm về vấn đề trên, Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh [Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long] cho rằng, Quốc hội và Chính phủ nên tiếp tục xem xét việc giảm thuế đối với xăng dầu, nhằm kiểm soát giá mặt hàng này không vượt ngưỡng cao để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân.

Bên cạnh đó, nghiên cứu tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, kiềm chế giá xăng dầu là yếu tố quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô nên cần khẩn trương thực hiện linh hoạt, hiệu quả bởi giá xăng dầu tăng ở mức cao sẽ gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế, làm giảm hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ.

Cũng bày tỏ lo ngại khi giá xăng dầu liên tục lập "đỉnh", Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung [Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương] kiến nghị Chính phủ sớm có giải pháp giảm thuế, phí trong cơ cấu giá xăng dầu để "hạ nhiệt" mặt hàng, giảm bớt khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Giải trình các ý kiến ĐBQH nêu về tình hình giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, việc giảm thuế để giảm giá xăng dầu là một trong nhiều giải pháp, muốn giảm giá xăng dầu phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp.

Ví dụ, 1 lít xăng A92, các loại thuế chiếm 28% trên giá thành. Vừa qua, UBTVQH quyết định giảm 50% thuế bảo vệ môi trường [2.000 đồng/lít], giờ sắc thuế này còn dư địa 2.000 đồng/lít. Các sắc thuế còn lại gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng… đều thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Ông Phớc nhấn mạnh, khi giảm thuế, đương nhiên phải cắt giảm các khoản chi, chính sách tài khóa. Tuy nhiên, đối với nước ta là nước xuất khẩu dầu thô, mỗi năm được trên 8 triệu thùng dầu thô. Giá dầu thô lên cũng bù đắp được một phần.

"Về vấn đề giảm thuế là một biện pháp thì phải cân nhắc, đánh giá tác động và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ", ông Hồ Đức Phớc nói.

Bộ trưởng Bộ Tài Chính cho biết, giá xăng nhập tại Singapore là 22.000 đồng, thuế nhập khẩu 8% là 1.700 đồng, các loại thuế khác khoảng 28,49 đồng, tổng khoảng 8.000 đồng tiền thuế/lít xăng.

"Chúng tôi kiến nghị giải pháp là phải tính đến vấn đề chống buôn lậu bởi giá xăng của Việt Nam so với Lào chênh 11.000, Campuchia là 3.000, Thái Lan cũng chênh. Không cẩn thận khi giá xăng dầu của chúng ta thấp thì buôn lậu xăng dầu lại "chảy" sang bên kia", ông Phớc nói.

Vấn đề thúc đẩy nguồn cung xăng dầu, ông Hồ Đức Phớc cho rằng, vấn đề phải làm thế nào để nâng công suất 2 nhà máy chế biến xăng dầu tại Dung Quất và Nghi Sơn.

Chiều nay 1/6, Liên ngành Công Thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh giá xăng dầu.Trong đó, giá xăng E5 RON92 được công bố tăng thêm 600 đồng/lít, lên mức 30.239 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 920 đồng/lít, lên 31.573 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu cũng tăng gần 1.000 đồng, gồm dầu diesel tăng 840 đồng/lít, lên mức 26.390 đồng/lít; dầu hỏa tăng 940 đồng/lít, lên 25.340 đồng/lít; dầu mazut tăng 310 đồng/ký, lên mức 20.900 đồng/kg.

Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.

Theo Bộ Công Thương, dự kiến nhu cầu xăng dầu quý II/2022 khoảng 5,2 triệu m3. Tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 khoảng 20,6 triệu m3. Dự kiến nguồn cung xăng dầu quý II/2022 đạt 6,7 triệu m3, bao gồm nguồn từ các nhà máy sản xuất trong nước [Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn dự kiến là 1,8 triệu m3, Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn dự kiến là 1,9 triệu m3], nguồn nhập khẩu khoảng 1,5 triệu m3 và nguồn tồn kho từ quý I/2022 chuyển sang [1,5 triệu m3].

Nguồn cung như trên sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của quý II và tồn kho gối đầu sang quý III khoảng 1,5 triệu m3. Đáng chú ý, nguồn nhập khẩu nêu trên chưa tính đến việc doanh nghiệp phải thực hiện nhập khẩu tăng thêm để bù đắp việc giảm công suất của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn theo Quyết định số 242/QĐ-BCT là 800.000 m3/tháng, tương đương cả quý II là 2,4 triệu m3.

Nội dung: Hà Lan
Đồ họa: Hoàng Việt

Video liên quan

Chủ Đề