Hãy nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình cho ví dụ về tên hợp lệ và Tên không hợp lệ

Bài 2. Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình – Câu 2 trang 13 SGK Tin học lớp 8. Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên . Cho biết cách đặt tên trong chương trình ?

Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên . Cho biết cách đặt tên trong chương trình ?

– Từ khóa do ngôn ngữ lập trình quy định.

– Tên do con người đặt dùng để phân biệt các đại lượng khác nhau trong chương trình.

Cách đặt tên trong chương trình : 

+ Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.

Quảng cáo

+ Tên không được trùng với từ khóa

+ Tên không được bắt đầu bằng chữ số và không được chứa kí tự trống

+ Tên phải ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu

Hãy nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình cho ví dụ về tên hợp lệ và Tên không hợp lệ

Tổng hợp một số các nguyên tắc, quy tắc về cách đặt tên biến, hàm, phương thức, tên lớp trong lập trình. Cách đặt tên biến đúng, chuẩn cho biến, class, function C++, Java, JavaScript, Python . . . giúp cho lập trình trở nên khoa học hơn.

1. Tại sao việc đặt tên lại quan trọng?

Đặt tên trong lập trình sao cho đúng là điều đầu tiên cần nắm rõ đối với cách lập trình viên với các lập trình viên. Khi lập trình chúng ta cần thao tác với rất nhiều thành phần của từng ngôn ngữ khác nhau. Việc đặt tên cho biến, hàm (function) , lớp (class) rất quan trọng kể cả theo quy tắc bắt buộc, cả về trong sáng mã nguồn.

Theo quy chuẩn theo ngôn ngữ lập trình, nếu bạn đặt sai thì chương trình sẽ không chạy được. Vì thế đặt đúng là lẽ tất yếu. Ở phần dưới mình sẽ nêu một số quy tắc chung cho các ngôn ngữ lập trình nhé!

Không chỉ theo quy chuẩn, chúng ta còn phải đặt theo nguyên tắc của các lập trình viên. Tên gọi của biến hay thành phần nào đó, bạn có thể tủy ý đặt tên theo ý thích của mình khi mới học lập trình. Tuy nhiên, để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp bạn cần đặt cho đúng nếu không muốn bị sếp nói sml.
Bởi vì:

  • Đặt tên đúng giúp mã nguồn dễ đọc hơn, dễ sử lý hơn.
  • Nó cũng là cái nguyên tắc của lập trình viên, bạn tự nhiên làm trái là không được rồi.
  • Giúp lập trình trở nên dễ dàng hơn, bạn dễ dàng nhớ tác dụng của biến, hàm, class
  • Code của bạn trở nên khoa học hơn, theo đúng một chuẩn mực nào đó
  • . . .

Tóm lại là thực sự cần thiết, không phải thích gì là đặt đấy là được nhé!

2. Quy tắc đặt tên của một số ngôn ngữ lập trình

Phần này mình sẽ viết về một số cái bắt buộc khi đặt tên. Thường thì mọi ngôn ngữ lập trình như C/C++, Java, JavaScript, C#, Python, Dart, Kotlin . . . đều như vậy.

  1. Tên không được đặt trùng với từ khóa của ngôn ngữ. (Mỗi ngôn ngữ từ khóa lại khác nhau nhé!)
  2. Tên không được bắt đầu bằng chữ số. Nó phải được bắt đầu bằng dấu gạch dưới _ hoặc một kí tự chữ.

Hai quy tắc trên đủ để sử dụng khi bạn mới học lập trình. Viết các đoạn ctrinh đơn giản, test các thuật toán . . .

Phần 3 mình sẽ nói rõ hơn một số nguyên tắc của các dev mình sưu tầm được nhé!

PS: Bạn chú ý phân biệt hai từ quy tắc và nguyên tắc nha.

Hãy nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình cho ví dụ về tên hợp lệ và Tên không hợp lệ

Đây là cái mà có thể nhiều bạn chưa biết đến đây này. Một số nguyên tắc đặt tên của các ông dev (trước giờ là đều làm vậy)

  • Tên biến, function viết hoa trữ cái đầu nhưng trừ chữ đầu tiên. Ví dụ: duongDinh24, hoVaTen, _isPassWord . . .
  • Tên lớp phải bắt đầu bằng trữ in hoa.
  • Tên của file làm việc khi code thường có dấu –
  • Để chuyên nghiệp thì tên variable, function, class . . . nên đặt bằng tiếng anh (không nhất thiết nhưng thực ra chúng ta nên làm quen dần với điều này)
  • Đặt tên biến dễ gợi nhớ, dễ cho cả người lập trình và người đọc code. Cẩn thận thì thêm chú thích vào cho chắc nhé!
  • Tên hằng số thì nên viết hoa hết, các từ cách nhau bằng dấu gạch _
  • Đặt tên biến một cách bao quát, giải thích tác dụng, lý do nó tồn tại, giá trị mà nó trả về.
  • Tên đặt phải làm rõ nghĩa, tránh bị sai lạc, hiểu sai vấn đề.
  • Dùng một cái tên dễ dàng đọc, có thể đọc được và tuyệt đối không được sai chính tả nhé!
  • Tên biến, hàm, lớp nên đặt một cách dễ tìm kiếm, dễ nhớ. Điều này rất thuận lợi với chúng ta khi code
  • . . .

Ngoài ra bạn có thể xem thêm bài viết về cách đặt tên biến trên codelearn.io nhé!

4. Lời kết

Trên đây là một chút chia sẻ cho bạn đọc về đặt tên. Một việc tưởng chừng đơn giản mà đôi khi cũng khiến bạn phải suy nghĩ đó.

Lập trình là một lĩnh vực rộng lớn, hi vọng bài viết này của mình sẽ giúp ích được bạn. Và bạn cũng là người tìm thấy thứ cần tìm. Mong nhận được góp ý của mọi người để bài viết của mình được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình. Xem thêm các bài viết về lập trình khác của mình tại đây nhé!

Note: Bài viết xuất bản đêm 30 tết 2020 lúc 9h57pm, một bài đăng đầy kỉ niệm của mình. Chúc bạn có năm mới vui vẻ và thành công, một năm 2021 bùng nổ. Comeback soon ^^

Giải Bài Tập Tin Học 11 – Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình giúp HS giải bài tập, giúp cho các em hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

  • Sách Giáo Viên Tin Học Lớp 11

1. Các thành phần cơ bản

– Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

– Bảng chữ cái: là tập các kí tự được dung để viết chương trình. Không được phép dung bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái. Trong pascal bảng chữ cái bao gồm:

   + 26 chữ cái thường: a, b, c, …, z

   + 26 chữ cái in hoa: A, B, C, …, Z

   + 10 chữ số thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

   + Các kí tự đặc biệt:

Hãy nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình cho ví dụ về tên hợp lệ và Tên không hợp lệ

– Cú pháp: là bộ quy tắc để viết chương trình, dựa vào chúng người lập trình và chương trình dịch biết được tổ hợp nào là không hợp lệ.

– Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phái thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

Ví dụ: Phần lớn các ngôn ngữ lập trình đều sử dụng dấu + để chỉ phép cộng.

a+b i+j

Giả sử a và b là số thực thì đây là phép cộng hai số thực, I và j là 2 số nguyên thì đây là phép cộng 2 số nguyên.

– Cú pháp cho biết cách viết một chương tỉnh hợp lệ, ngữ nghĩa xác định ý nghĩa của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

2. Một số khái niệm

– Tên: Mọi đối tượng trong chương trình đề được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể.

Trong Turbo Pascal: Tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới, bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Ví dụ:

+ Các tên đúng: A , R21, _45

+ Các tên sai: A B (chứa dấu cách), 6Pq (bắt đầu bằng số), X#Y (chứa kí tự không hợp lệ).

Trong pascal không phân biệt chữ hoa chữ thường: Như vậy Ab ab AB bA được tính là một tên.

Pascal phân biệt ba loại tên:

+ Tên dành riêng: là tên được ngôn ngữ lập trình quy định dung với ý nghĩa riêng xác định.người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.

Ví dụ (Trong pascal): program, uses, const, type, var, begin, end.

+ Tên chuẩn: Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó, tuy nhiên người lập trình có thể khi báo và dung cúng với ý nghĩa và mục đích khác.

Ví dụ (Trong pascal): abs(Tính giá trị tuyệt đối), sqrt(Tính căn bậc 2), break(Thoát khỏi vòng lặp),…

+ Tên do người lập trình đặt: Là tên do người lập trình đặt được dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng,tên này không được trùng với tên dành riêng.

Ví dụ: a1, delta, vidu,..

-Hằng và Biến:

+ Hằng : Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Bao gồm: Hằng số học 2; 0; -5.

Hăng Logic :TRUE; FALSE.

Hằng xâu : ‘Pascal’; ‘Ngon ngu lap trinh’.

+ Biến: Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.

Ví dụ : Ta có biến numtao để lưu số lượng táo trong giỏ.

– Chú thích: Chú thích giúp cho người đọc chương trình nhận biết ý nghĩa của chương trình đó dễ dàng hơn, chú thích không ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình đích bỏ qua. Trong pascal đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu {và} hoặc (*và*).