Hệ giao cảm và phó giao cảm là gì năm 2024

Hệ thống thần kinh của con người có vai trò kiểm soát, điều hòa và phối hợp hoạt động với hệ cơ quan còn lại trong cơ thể nhằm đảm bảo các chức năng sống còn. Phần hệ thần kinh trung ương kiểm soát chức năng các tạng được gọi là hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật có khả năng làm thay đổi hoạt động của các tạng một cách nhanh chóng.

1. Hệ thần kinh thực vật hoạt động như thế nào?

Hệ thần kinh thực vật tác động vào các tạng thông qua hai hệ đó là hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Thông qua sự tác động này, hệ thần kinh thực vật có thể điều hòa huyết áp động mạch, cử động và bài tiết dịch của ống tiêu hóa, co cơ bàng quang, tiết mồ hôi, thân nhiệt và nhiều hoạt động khác.

Đặc điểm nổi bật của hệ thần kinh thực vật là nó có khả năng làm thay đổi hoạt động của các tạng một cách nhanh chóng và mạnh. Chỉ cần từ 3 đến 5 giây là nó có thể làm cho nhịp tim tăng lên gấp 2 lần, làm tăng huyết áp động mạch lên 2 lần chỉ sau 10 – 15 giây. Cũng chỉ cần 4 – 5 giây, hệ thần kinh thực vật có thể làm hạ huyết áp xuống mức gây ngất.

2. Hệ giao cảm là gì?

Hệ giao cảm xuất phát từ tủy sống đi tới các tạng trong cơ thể. Một số sợi giao cảm đi trực tiếp đến các cơ quan như mắt, tim, phế quản, cơ dựng lông và mạch máu. Số sợi còn lại đi vào các hạch thần kinh ở tạng và từ đó đi đến dạ dày (chi phối cơ môn vị), thận, niệu quản, ruột, cơ thắt hậu môn…

Kích thích giao cảm làm cho giãn đồng tử ở mắt. Tuyến mô hội sẽ tăng tiết mồ hôi khi hệ giao cảm được kích thích. Các tuyến ở nách cũng chịu tác dụng kích thích của hệ giao cảm và chịu sự điều hòa của các trung tâm giao cảm của hệ thần kinh.

Kích thích hệ giao cảm làm tăng hoạt động tim nói chung, làm tăng cả nhịp tim lẫn lực co của tim từ đó làm tăng huyết áp. Ngoài ra các mạch máu cũng sẽ bị co lại khi kích thích giao cảm, từ đó làm tăng huyết áp đáng kể.

Đối với các cơ quan khác thì kích thích hệ giao cảm sẽ làm ức chế các ông trong gan, túi mật, niệu quản, bàng quang. Các hoạt động tâm thần sẽ tăng khi kích thích hệ giao cảm.

3. Hệ phó giao cảm là gì?

Hệ phó giao cảm xuất phát từ bộ não. Khoảng 75% số sợi phó giao cảm của hệ thần kinh thực vật nằm trong dây thần kinh phế vị (thần kinh X). Các dây thần kinh này tới toàn bộ vùng lồng ngực và ổ bung, chi phối cho hầu hết các cơ quan như tim, phổi, thực quản, dạ dày, ruột non…

Kích thích hệ phó giao cảm sẽ làm co đồng tử. Phản xạ này xảy ra khi có quá nhiều ánh sáng vào mắt, giú võng mạc được bảo vệ khỏi ánh sáng quá mức.

Các tuyến nước bọt, nước mắt, nước mũi hay dạ dày bị kích thích mạnh bởi hệ phó giao cảm và dẫn đến tăng tiết. Tuyến nước bọt và tuyến tiêu hóa ở dạ dày chịu kích thích của hệ phó giao cảm rất nhiều. Trên ống tiêu hóa, kích thích phó giao cảm sẽ làm tăng chuyển động của ruột, giãn các cơ thắt làm thức ăn qua ống tiêu hóa nhanh.

Trên tim và các mạch máu, hệ phó giao cảm sẽ làm giảm nhịp tim, giảm sức co bóp của tim đồng thời gây giãn mạch từ đó huyết áp sẽ hạ nhưng không nhiều. Song, nếu kích thích mạnh hệ phó giao cảm có thể làm tim ngừng đập và làm mất huyết áp hoàn toàn

Hệ thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System - ANS) chi phối hoạt động chức năng của: cơ tim, cơ trơn trong mạch máu, nội tạng và các tuyến trong cơ thể con người.

Hệ giao cảm và phó giao cảm là gì năm 2024

Hệ thần kinh tự chủ hay hệ thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System - ANS)

ANS được chia hai hệ thần kinh: hệ thần kinh giao cảm (Sympathetic nervous system - SNS) và hệ thần kinh phó giao cảm (Parasympathetic Nervous System - PSNS). Về chức năng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm là trái ngược nhau nhưng sự hoạt động nhịp nhàng của chúng sẽ giúp cơ thể người thích nghi với hoạt động sống.

Bệnh hệ thần kinh tự chủ hay rối loạn thần kinh thực vật (Autonomic Nervous System Dysfunction - ANSD) được hiểu là sự mất cân bằng trong hoạt động chức năng của hai hệ thống thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Đây là bệnh ngày càng phổ biến, sự mất cân bằng này có thể mang tính chất tạm thời hoặc kéo dài và tiếp tục tăng nặng hơn đi theo thời gian. Rối loạn thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh, một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.


Nguyên nhân Bệnh hệ thần kinh tự chủ

Bệnh thần kinh tự được gây nên bởi số nguyên nhân phổ biến sau:

- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường theo thời gian có thể gây tổn thương toàn bộ hệ thần kinh trong đó có ANS. Tổn thương này càng trầm trọng hơn khi Glucose máu không được kiểm soát tốt, là nguyên nhân phổ biến nhất của ANSD.

- Các bệnh tự miễn dịch: được hiểu là hệ thống miễn dịch của cơ thể sinh các kháng thể chống lại chính cơ thể đó, trong đó có cả hệ thần kinh bao gồm cả hệ thần kinh thực vật, điển hình là: lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Guillain-barré...

- Trong hội chứng cận ung thư (paraneoplastic): đáp ứng bất thường của hệ thống miễn dịch xảy ra có thể là một nguyên nhân.

- Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh: như thuốc trong hóa trị (điều trị ung thư)…

- Một số vi rút và vi khuẩn: HIV, vi rút gây viêm gan B,C, giang mai….

- Một số bệnh lý thần kinh di truyền: rối loạn thần kinh tự chủ và cảm giác di truyền ….


Triệu chứng Bệnh hệ thần kinh tự chủ

Triệu chứng của bệnh thần kinh tự chủ có thể ở các mức độ khác nhau, bao gồm:

- Chóng mặt và ngất tư thế đứng, thường sảy ra khi thay đổi tư thế từ nằm, ngồi chuyển sang đứng do huyết áp giảm đột ngộ.

Hệ giao cảm và phó giao cảm là gì năm 2024

Chóng mặt và ngất tư thế đứng

- Các rối loạn về tiết niệu có thể là: tiểu khó, tiểu không tự chủ, bí tiểu, tiểu không hết bãi... nhưng không do nguyên nhân như nhiễm khuẩn tiết niệu, nguyên nhân chèn ép như phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang. Các rối loạn này có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Khó khăn trong chức năng tình dục bao gồm:

+ Phụ nữ: khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, khó đạt cực khoái …

+ Nam giới: rối loạn cương dương, rối loạn về xuất tinh ....

- Các vấn đề về tiêu hóa khá đa dạng: cảm giác đầy bụng, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ chua, triệu chứng này do rối loạn chức năng ruột.

- Những bất thường về tiết mồ hôi: có thể tăng tiết mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, gây khó chịu cho người bệnh thậm chí có thể ảnh hưởng tới công việc.

- Phản ứng của đồng tử chậm chạp khi thay đổi từ môi trường sáng sang tối hoặc ngược lại.

- Rối loạn nhịp tim: thường là tăng nhịp tim với cảm giác hồi hộp đánh trống ngực

- Run tay, thường ít khi run chân, không run thân mình, run có xu hướng giữ nguyên theo thời gian, tăng lên khi hồ hộp lo lắng, biến mất khi ngủ

Một số rối loạn chức năng tự chủ được quy thành hội chứng trên lâm sàng

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (Postural orthostatic tachycardia syndrome-POTS)

- Phụ nữ thường có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới, tại Mỹ nó ảnh hưởng tới 1-3 triệu người, có thể gặp ở mọi lứa tuổi

- Nó có thể xuất hện độc lập hoặc kết hợp triệu chứng các bệnh lý khác.....

- Các triệu chứng là bệnh nhân thay đổi từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng cũng gây tăng nhịp tim đột ngột có thể tăng lên đến trên 30 nhip/phút.

Ngất do thần kinh-tuần hoàn (NCS) hay ngất vận mạch

Đây một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên ngất. Nguyên nhân do rối loạn hệ thần kinh thực vật nên nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm quá mức, gây giảm cung cấp oxy và máu cho não gây nên ngất, đây là triệu chứng tạm thời có thể hồi phục sau vài phút. Bệnh nhân thường xuất hiện ở tư thế đứng kèm theo tiền triệu như: đau đầu, chóng mặt, hồi hộp đánh trông ngực, khó thở.

Teo đa hệ thống (MSA)

- Đây là bệnh lý hiếm gặp thường gặp ở người ngoài 40 tuổi và thời gian sống thêm thường 5-10 năm từ khi được chẩn đoán

- Bệnh có triệu chứng gần giống Parkinson nhưng không đáp ứng levodopa với triệu trứng: giảm động, mất ổn định tư thế, run, tăng trương lực cơ…

- Hội chứng tiểu não: rối tầm, quá tầm, khó thợ hiện động tác nhanh …

- Triệu chứng rối loạn thần kinh thưc vật.

Bệnh thần kinh cảm giác và tự chủ di truyền (Hereditary sensory and autonomic neuropathies - HSAN)

- HSAN là một nhóm bện lý thần kinh di truyền hiếm gặp.

- Triệu chứng lâm sàng là mất cảm giác đau, không cảm nhận được nóng - lạnh, mất cảm giác rung. Tùy tuýp khác nhau có triệu chứng lâm sàng kèm theo khác như: rối loạn nhận thức, giảm tiết mồ hôi…

- HSAN được chia thành 5 nhóm khác theo độ tuổi mắc bệnh, các kiểu di truyền và các triệu chứng lam sàng điển hình.

Hội chứng Holmes - Adie (HAS)

- Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam và chưa rõ nguyên nhân.

- Đồng tử của người HAS thường lớn hơn so với bình thường, đồng tử phản xạ co lại rất chậm khi kích thịch ánh sáng (bình thường đồng tử sẽ co lại khi tiếp xúc ánh sáng và giãn dần ra trong phòng tối).

- HAS còn có triệu chứng mất hoặc giảm phản xạ gân cơ.

Các loại khác

Các loại rối loạn chức năng thần kinh thực vật do tác dụng phụ một số loại thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư…), chấn thương hoặc bệnh tật (bệnh parkinson…).


Phòng ngừa Bệnh hệ thần kinh tự chủ

Để giảm nguy cơ mắc rối loạn thần kinh thực vật cần có lối sống lành mạnh, bao gồm các khuyến nghị sau:

- Kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường.

Hệ giao cảm và phó giao cảm là gì năm 2024

Kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường

- Tránh chất kích thích thần kinh: rượu, bia, cafein…

- Điều trị mắc bệnh tự miễn (nếu mắc).

- Dự phòng yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được với tăng huyết áp.

- Duy trì cân nặng hợp lý.

- Luyện tập thể dục thể thao theo lứa tuổi và giới tính.

- Tránh lo lắng căng thẳng.

- Ngủ đúng giờ, đủ giấc.


Các biện pháp chẩn đoán Bệnh hệ thần kinh tự chủ

Các thăm dò cận lâm sàng chỉ có ý nghĩa loại trừ trong chẩn đoán phân biệt ANSD với các bệnh tổn thương thực thể tại chỗ khác.

- Xét nghiệm máu: như tổng phân tích tế bào máu, glucose và Hba1c, chức năng: gan, thận, tuyến giáp, định lượng cortisol máu

Hệ giao cảm và phó giao cảm là gì năm 2024

Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh

- Xét nghiệm nước tiểu: trong rối loạn thần kinh thực vật có những rối loạn chức năng bàng quang nên cần xét nghiệm loại trừ và xét nghiệm theo dõi nhiễm trung tiết niệu hay gặp đi kèm.

- Nội soi tiêu hóa.

- Thăm dò về tim mạch như điện tim, siêu âm tim…

- Siêu âm bàng quang đánh giá thể tích nước tiểu tồn dư, đánh giá thành bằng quang, vấn đề tiền liệt tuyến…


Các biện pháp điều trị Bệnh hệ thần kinh tự chủ

Tổn thương dây thần kinh bệnh lý rối loạn thần kinh thực vât thường không thể phục hồi. Chẩn đoán sớm và điều trị tình trạng cơ bản có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Do đó, cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân ANS ở các mức độ khác nhau.

Điều trị các triệu chứng tiêu hóa

- Thay đổi chế độ ăn - uống: tăng cường chất xơ, hạn chế thức ăn giàu mỡ trong chế độ ăn, không uống rượu và chất kích thích khác. Các thuốc được sử dụng bổ sung chất xơ: Citrucel, metamucil... Để tránh đầy hơi và chướng bụng cần bổ xung chất xơ từ từ, tăng dần.

Hệ giao cảm và phó giao cảm là gì năm 2024

Thay đổi chế độ ăn - uống: tăng cường chất xơ, hạn chế thức ăn giàu mỡ

- Thuốc để giúp dạ dày nhanh trống rỗng: metoclopramide, trimebutine… tác dụng lên nhu động của đường tiêu hóa.

- Thuốc giảm táo bón: thuốc nhuận tràng trong trường hợp có táo bón, chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, hạn chế ngồi lâu.

- Thuốc điều trị tiêu chảy: thuốc có tác dụng phục hồi nhu động đường tiêu hóa,nhóm thuốc giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Triệu chứng tiết niệu

- Thay đổi thói quen uống nước và đi tiểu: tạo thói quen uống nước và đi tiêu vào những khung giờ cố định giúp cải thiện chức năng bàng quang.

- Thuốc điều trị rối loạn chức năng bàng quang: Vesicare …

- Thông tiểu: đặt ống dẫn qua niệu đạo trong một số trường hợp nặng.

Rối loạn chức năng tình dục

- Đối với nam giới:

Thuốc điều trị rối loạn cương dương: sildenafil (Viagra) …. có thể duy trì sự cương cứng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra: hạ huyết áp tư thế, đau đầu, đau bụng và thay đổi thị lực màu sắc.

- Đối với phụ nữ:

+ Giảm tiết dịch âm đạo: có thể sử dụng gel

+ Phụ nữ tiền mãn kinh có nhu cầu tình dục thấp: Flibanserin (Addyi)

Rối loạn về tim mạch

- Chế độ ăn nhiều muối, nhiều nước (chống chỉ định bệnh nhân suy tim): có thể giúp cải thiện triệu chứng tụt huyết áo tư thế. Tuy nhiên không khuyến khích vì có nguy cơ gây ra nhiều rối loạn khác.

- Thuốc để tăng huyết áp: Ngất xỉu hoặc chóng mặt khi đứng lên có thể phải dùng thuốc.

+ Fludrocortisone: tác dụng giữ muối, giúp điều hòa huyết áp.

+ Midodrine (Orvaten) và droxidopa (Northera) có thể giúp tăng huyết áp. Nhưng cũng có thể gây ra huyết áp cao khi nằm.

+ Pyridostigmine (Mestinon) có thể giúp giữ huyết áp ổn định khi đứng.

- Thuốc để điều chỉnh nhịp tim: Thuốc chẹn beta giao cảm chỉ định trong trường hợp nhịp nhanh.

Đổ mồ hôi

Tăng tiết quá nhiều mồ hôi cần điều trị thuốc làm giảm tiết mồ hôi: Glycopyrrolate có thể làm giảm tiết mồ hôi nhưng có thể giảm tiết các tuyến khác gây: khô miệng, bí tiểu, mờ mắt. Do vậy, khi sử dụng cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Thuốc để kiểm soát chứng run:

- Thuốc kháng cholinergic: trihexyphenidy, benztropine …

- Botulinum A (Botox) tiêm tại chỗ.

- Thuốc an thần kinh: alprazolam, clonazepam ..

Tóm lại, rối loạn thần kinh thực vật được hiểu là sự mất cân bằng trong hoạt động chức năng của hai hệ thống thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Triệu chứng lam sàng khá đa dạng dễ chuẩn đoán bệnh nhầm bệnh lý thần kinh khác. Hiện nay, bệnh không thể điều trị triệt để. Chẩn đoán sớm và điều tri đúng hướng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hệ thần kinh phó giao cảm là gì?

Hệ thần kinh đối giao cảm hay Hệ thần kinh phó giao cảm (viết tắt là PSNS - Parasympathetic Nervous System), là một trong hai bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ gọi tắt là ANS (Autonomic Nervous System), bộ phận còn lại là hệ thần kinh giao cảm.

Cường phó giao cảm nghĩa là gì?

Cường giao cảm là một chứng bệnh lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng tim đập nhanh, tay chân run rẩy, mặt đỏ lên khi đứng trước đám đông, khi tức giận... tiếp diễn nhiều lần và trong một thời gian dài, người bệnh rất dễ bị cao huyết áp và dẫn đến các biến chứng khác.

Trung khu hệ giao cảm phó giao cảm nằm ở đâu?

Hệ thần kinh giao cảm có trung tâm nằm ở các vị trí: Trung tâm cao nằm ở phía sau vùng dưới đồi, Trung tâm thấp nằm ở sừng bên chất xám tủy sống, từ đốt ngực số 1 đến đốt thắt lưng số 2.

Giao cảm là gì?

Danh từ (Sinh học) . Hệ thần kinh phát sinh từ thần kinh tủy, chuyên chi phối các bộ phận trong phủ tạng về phương diện cử động và về phương diện cảm giác.