Hệ thống thanh toán liên ngân hàng là gì

Theo quy định tại Thông tư 23/2010/TT-NHNN, thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệ thống TTLNH là 7 giờ 30 của ngày làm việc; thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp là 15 giờ và ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị cao là 16 giờ của ngày làm việc.

Từ 15 giờ 10 phút trở đi, thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấp theo quy định; từ 16 giờ 15 phút trở đi, thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia. Trường hợp đặc biệt do sự cố kỹ thuật, truyền tin hoặc do khối lượng chứng từ phát sinh quá nhiều vào cuối giờ giao dịch, Trung tâm Xử lý khu vực và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề nghị Trung tâm Xử lý Quốc gia kéo dài thời gian chuyển tiền đi của Hệ thống TTLNH (bằng điện thoại, hoặc các hình thức khác theo thỏa thuận) để xử lý tiếp chứng từ thanh toán đã nhận trong ngày, nhưng thời gian kéo dài không quá 15 phút.

Ngày 26/10/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 8169/NHNN-CNTH về việc điều chỉnh thời gian hoạt động Hệ thống TTLNH. Đến nay, quy định này được cụ thể hóa tại dự thảo. Cụ thể, thời gian làm việc áp dụng trong Hệ thống TTLNH được đề xuất như sau:

Đối với ngày làm việc bình thường, thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệ thống TTLNH là 8 giờ của ngày làm việc; thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp là 16 giờ của ngày làm việc.

Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao là 17 giờ của ngày làm việc; thời điểm thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấp theo quy định là từ 16 giờ 10 phút của ngày làm việc; thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia là từ 17 giờ 15 phút của ngày làm việc.

Đối với 2 ngày làm việc cuối tháng, thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệ thống TTLNH là 8 giờ của ngày làm việc; thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp là 17 giờ của ngày làm việc; thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao là 17 giờ 45 phút của ngày làm việc; thời điểm thực hiện quyết toán bù trừ các khoản giá trị thấp theo quy định là từ 17 giờ 10 phút của ngày làm việc; thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày, đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia là từ 18 giờ của ngày làm việc.

Dự thảo nêu rõ, trong trường hợp có thay đổi các thời điểm trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo bằng văn bản cho thành viên, đơn vị thành viên. Trong trường hợp có sự thay đổi về thời gian làm việc của Hệ thống TTLNH vào các dịp nghỉ, Lễ, Tết và thời gian quyết toán năm, Ban Điều hành thông báo bằng văn bản cho thành viên và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 5 ngày làm việc.

Thanh toán điện tử liên ngân hàng (tiếng Anh: Inter - Bank Electronic Payment) là quá trình xử lí các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán.

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng là gì

Hình minh họa (Nguồn: BAOMOI.COM)

Thanh toán điện tử liên ngân hàng (Inter - Bank Electronic Payment)

Khái niệm

Thanh toán điện tử liên ngân hàng trong tiếng Anh gọi là Inter - Bank Electronic Payment.

Thanh toán điện tử liên ngân hàng là quá trình xử lí các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống tổng thể gồm:

- Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao

- Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp

- Tiểu hệ thống xử lí tài khoản tiền gửi thanh toán

- Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán giá cao và thanh toán khẩn

- Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các khoản thanh toán giá trị thấp

- Tiểu hệ thống xử lí tài khoản tiền gửi thanh toán thực hiện kiểm tra, hạch toán lệnh thanh toán giá trị cao và xử lí kết quả toán giá trị thấp

Tài khoản sử dụng

Tại Trung tâm thanh toán quốc gia sử dụng các tài khoản

Tài khoản 453 - Tiền gửi của các ngân hàng thành viên tham gia thanh toán liên ngân hàng (mở chi tiết cho từng ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng).

Tài khoản 5011 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng chủ trì

Tại hội sở chính của các ngân hàng thương mại sử dụng các tài khoản

Tài khoản 1113 - Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước

Tài khoản 5012 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Tài khoản 5192 - Thu hộ, chi hộ (mở chi tiết cho từng đơn vị ngân hàng thành viên của mình có tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng)

Tại các đơn vị thành viên sử dụng các tài khoản

Tài khoản 5012 - Thanh toán bù trừ của ngân hàng thành viên

Tài khoản 5192 - Thu hộ, chi hộ (mở tài khoản chi tiết thanh toán với hội sở chính)

Chứng từ sử dụng

Gồm các chứng từ chuyển tiền điện tử theo mẫu qui định như: Lệnh chuyển có, lệnh chuyên nợ, lệnh huỷ lệnh thanh toán, yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán, tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên, tổng hợp giao dịch thành viên.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là gì?

1. Thanh toán điện tử liên ngân hàng (viết tắt là TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo Lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện Lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.

Thanh toán liên ngân hàng là loại thanh toán gì?

Nói một cách khác, thanh toán điện tử liên ngân hàng là thanh toán bù trừ điện tử trên phạm vi toàn quốc và do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quản lý để làm trung tâm thanh toán cho tất cả các hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng (trong đó có hệ thống kho bạc Nhà nước) được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng ...

Tại Việt Nam hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng IBPS gồm bao nhiêu tiêu hệ thống?

Hệ thống IBPS gồm 03 tiểu hệ thống, gồm: ·Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao (HVSS)thực hiện các khoản thanh toán giá trị cao từ 500 triệu đồng trở lên và các khoản thanh toán khẩn trên nền tảng thanh toán tổng tức thời.

Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng là gì?

- Thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng (sau đây gọi tắt là thanh toán bù trừ điện tử) là thực hiện việc chuyển khoản và thanh toán qua mạng máy tính giữa các tài khoản được mở tại các ngân hàng khác hệ thống hoặc ở các chi nhánh của cùng một ngân hàng trên phạm vi một địa bàn nhất định.