Hiệu số mớn nước là gì

Posted by: Tuyen Pham Thanh 10years, 10months ago

[0 comments]

II/ Các khái niệm chuyên ngành Hàng hải:

  • Lượng rẽ nước [displacement]: Là trọng lượng toàn bộ con tàu, cũng chính là trọng lượng thể tích nước mà tàu chiếm chỗ, tính bằng tấn hệ mét[metric ton- mt].
  • Trọng lượng tàu không[lightship]: là trọng lượng tàu chỉ gồm vỏ tàu và máy móc thiết bị
  • Trọng tải[deadweight]: thể hiện sức chở của tàu, deadweight= displacement- lightship
  • Hàng[cargo]: Hàng hóa chở trên tàu
  • Dầu nặng[Fuel oil- FO]: dầu nhiên liệu chính
  • Dầu diesel[Diesel oil- DO]: dầu chạy máy đèn[máy phát điện], khởi động máy chính
  • Nước ngọt[fresh water- FW]: dùng cho sinh hoạt. Drinking water- nước để ăn uống, fresh water- nước để tắm giặt. Các tàu VN thường không có Drinking water, chỉ một loại fw dùng chung.
  • Nước dằn[Ballast water- BW]: dùng để bơm vào các két Ballast ở đáy tàu để dằn tàu khi chạy tàu không có hàng. BW còn dùng để điều chỉnh thăng bằng của tàu trong khi xếp dỡ hàng sao cho đảm bảo an toàn thế vững và sức bền. Công tác điều khiển BW là một trong những việc quan trọng nhất của Sĩ quan hàng hóa. Quản lý nước Ballast còn phải đảm bảo chống ô nhiễm môi trường.
  • Constant: Là phần còn lại của trọng tải[trừ đi hàng hóa,FO,DO,FW,BW]. Thành phần này nói chung là ít thay đổi trong các chuyến đi, bao gồm dầu nhờn, vật tư, lương thực thực phẩm, hà bám vào tàu, bùn đọng trong các két Ballast, những thay đổi cấu trúc nếu có của tàu. Đôi khi có các yếu tố trọng lượng ẩn tì khác tham gia vào Constant. Trong trường hợp này Constant có thể thay đổi đáng kể. Như vậy, trọng lượng hàng hóa bao giờ cũng nhỏ hơn trọng tải của tàu. Sở dĩ người ta gộp các thành phần khác hàng hóa vào trọng tải tàu vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến tính toán an toàn tàu. Trọng lượng chỉ tính riêng hàng hóa có thể gọi là trọng tải thuần túy.
  • Dung tích[Capacity]: là sức chứa thể tích chất lỏng, hàng hóa của các két, hầm hàng tính bằng đơn vị mét khối[cubic meter] hoặc feet khối[cubic feet].
  • Tỉ trọng[Density- kí hiệu ϱ]: số tấn trên một đơn vị thể tích[mét khối]. Ví dụ tỉ trọng nước biển trung bình là 1.025t/m3, nước ngọt là 1.000t/m3, dầu FO là 0.98t/m3, dầu DO là 0.85t/m3.
  • Mô-men mặt thoáng chất lỏng[Free Surface Moment- Mfs], hay Tính dịch chuyển quán tính của két chứa chất lỏng gây ra[Inertia Transferability- IT]. IT phụ thuộc hình dáng kích thước của két[đôi khi chỉ kí hiệu là I], đơn vị là m4. Mô-men mặt thoáng bằng I nhân với tỉ trọng:
    Mfs= I x ϱ [m4 x t/m3 = t x m- là đơn vị mô-men].
    Mô-men mặt thoáng chất lỏng làm giảm thế vững của tàu.
  • Hệ số chất xếp[Stowage Factor- SF]: Biểu thị 1 tấn hàng chiếm bao nhiêu dung tích của hầm hàng. Đơn vị là m3/mt hoặc f3/lt [mét khối trên tấn hệ mét hoặc feet khối trên tấn dài]. 1 tấn dài[long ton- lt] bằng 1016kg.
  • Hoành độ trọng tâm của khối hàng[trong hầm] hoặc chất lỏng[trong két] MID.G: còn kí hiệu là XG, hay LC[longitudinal center]. G- gravity. X- hoành độ. MID- viết tắt của middle[ở giữa]. Các tàu Nhật lấy gốc tọa độ tại mặt phẳng sườn giữa- giữa tàu.
  • Cao độ trọng tâm KG: K là viết tắt của Keel- ki tàu[sống tàu tại đáy tàu]. Như vậy cao độ được lấy gốc tại ki tàu. Khi thay đổi tải trọng chẳng hạn như xếp thêm hàng, tọa độ trọng tâm hầm hàng sẽ thay đổi, và chương trình phần mềm sẽ tính giá trị này.
  • Mớn nước[draft]: các đại lượng biểu thị chiều chìm của tàu[độ ngập của tàu dưới nước]:
    • Fore draft[df]: mớn mũi, mớn này có thể đọc được tại thước mớn nước mũi tại mũi tàu
    • Aft draft[da]: mớn lái, mớn này có thể đọc được tại thước mớn nước lái tại đuôi tàu
    • Mean draft[dm]: mớn trung bình, mớn này có thể đọc được tại thước mớn nước giữa tại giữa tàu. Nói chung dm=[da+df]/2. Mớn dm cần hiệu chỉnh thành các mớn trung bình khác như mean of mean, final mean[còn gọi là quarter mean], xin không đi sâu ở đây.
    • Hiệu số mớn nước Trim: độ nghiêng dọc của tàu. Trim= da-df
  • GoM: Chiều cao thế vững ban đầu[hay chiều cao thế vững khi góc nghiêng ngang nhỏ] sau khi đã hiệu chỉnh ảnh hưởng của mô-men mặt thoáng chất lỏng Mfs.
  • ALLOW GoM: Chiều cao thế vững ban đầu cho phép. Giá trị tính toán được của GoM phải không được nhỏ thua giá trị này.
    Yêu cầu này không áp dụng với tất cả các tàu, chỉ áp dụng với tàu chuyên dụng.
    Với tàu không có yêu cầu trong hồ sơ tàu, Loading Wizard 2011 sẽ tự động nhận thức và thể hiện là n/a[non applicable- không áp dụng] và phép so sánh được bỏ qua.
  • Shearing force[SF]: Lực cắt, tính tại các khung sườn[frame] trọng yếu của tàu, đơn vị là tấn. Các giá trị tính toán được lấy tỉ lệ phần trăm với các giá trị giới hạn tương ứng, giá trị phần trăm lớn nhất[MAX. S.F.] được hiện lên cửa sổ Major Sumary[tóm tắt chính] trong chương trình, giá trị an toàn là không được vượt quá 100%.
  • Bending moment[BM]: mô-men uốn tại các khung sườn, mô tả tương tự như trên.
  • At sea và In port: Khi tàu trên biển và trong cảng thì giá trị giới hạn sức bền[SF và BM] được lấy trị khác nhau. Yêu cầu an toàn sức bền trên biển cao hơn trong cảng.
  • Zone: vùng chạy tàu. Theo công ước quốc tế load line 1966, mỗi vùng biển hoạt động được phân loại sẽ có trọng tải giới hạn khác nhau. Chương trình cho người dùng lựa chọn 3 vùng tiêu biểu:
    Summer-mùa hè, winter-mùa đông, tropical- vùng nhiệt đới.
  • Sea W.: bên cạnh nhãn này là ô nhập thay đổi tỉ trọng nước biển nơi con tàu nổi trên nó. Tỉ trọng này thay đổi sẽ kéo theo mớn nước cùng các giá tri phụ thuộc khác thay đổi theo.
  • Các biển báo an toàn SAFETY- DRAFT- STAB- SF&BM sẽ báo đỏ khi tính toán thấy điều kiện an toàn tương ứng của trạng
    thái tải trọng rơi vào nguy hiểm.
    • SAFETY: an toàn chung
    • DRAFT: báo hiệu quá mớn hay quá trọng tải
    • STAB: một trong những điều kiện an toàn thế vững bị vi phạm sẽ bật tín hiệu này.
    • SF&BM: báo hiệu lực cắt hoặc mô-men uốn vượt giới hạn cho phép.
  • Condition: Trạng thái tàu về tải trọng, hay trạng thái xếp hàng. Bất kỳ 01 tấn của thành phần tải trọng nào thay đổi sẽ
    chuyển thành một trạng thái mới.
  • L.Moment: mô-men dọc[longitudinal moment]
  • V.Moment: mô-men đứng[vertical moment]
  • Thế vững[Stability]: Là khả năng hồi phục lại trạng thái cân bằng nhờ vào mô-men hồi phục khi tàu bị nghiêng do tác động của sóng gió hoặc nguyên nhân khác, thể hiện qua cánh tay đòn thế vững.
  • [A 749[18]3.2] và [A 749[18]3.1] là các nghị quyết của IMO qui định các tiêu chuẩn an toàn về thế vững tàu biển được cho trong 2 bảng trong chương trình dưới mục Stability. Trong trang là đồ thị cánh tay đòn thế vững theo góc nghiêng ngang của tàu và các diện tích vuông chéo tính theo tiêu chuẩn tàu gặp phải thời tiết gió giật cấp 10[26m/s], diện tích b phải không nhỏ thua diện tích a, góc nghiêng ngang cố định φ0 khi gió cấp 10 thổi vuông góc vào mạn tàu gây ra không được lớn hơn 16 độ

III/ Hướng dẫn sử dụng phần mềm Loading Wizard 2011:

  1. Nhập trọng lượng: Bạn chọn mục Weight Input, cửa sổ giao diện có phần dưới
    là các tab để nhập các thành phần tải trọng của tàu như đã trình bày bên trên.
    Giao diện nhập liệu mô phỏng các ô của Excel nên chắc quen thuộc với tất cả mọi
    người. Các két và hầm hàng đều có dung tích tối đa, bạn nhập vào các số dưới
    giá trị này, điều này đảm bảo các bộ phận tải trọng không vượt quá 100%. Mỗi
    khi nhập xong 1 ô bạn sẽ thấy kết quả lập tức thay đổi trong cửa sổ bên phải[cửa
    sổ Major Sumary]. Bản thân cửa sổ
    Major Sumary đã giới thiệu bên trên.
  2. Hàng hóa: bạn chọn tab Cargo, mặc định ô hiện thời sẽ ở góc trên
    bên trái. Đây thuộc cột KIND, viết tắt của KIND OF CARGO- loại hàng. Hãy nhìn
    xuống thanh trạng thái dưới đáy cửa sổ chính, bạn thấy thông báo Press SHIFT
    key to choose kind of cargo, ấn phím SHIFT, lúc này xuất hiện 1 combo cho bạn ấn
    các phím UP, DOWN để chọn loại hàng. Giả sử bạn chọn Other, ấn phím ENTER để
    khẳng định, ô hiện thời sẽ chuyển xuống dòng dưới[dòng của hầm hàng số 2]. Mặc
    định hàng là hàng rời, quặng[ore]. Đối với hàng rời thì việc xác định trọng tâm
    có thể dựa vào thể tích hàng trong hầm hàng. Loại hàng khác[Other], như hàng
    bách hóa thì hàng có thể phân bố cục bộ trong không gian hầm hàng nên bạn sẽ nhập
    vào tọa độ trọng tâm của nó tại các cột F, G, H
  3. Condition, Stability : các mục này đều là các mục kết xuất, đã giới thiệu bên trên.
  4. Strength: Đồ thị của trang này có trục hoành tỉ lệ chính xác với trục
    dọc của tàu. Đơn vị của nó là số khung sườn được đánh số từ đuôi tàu về mũi
    tàu. Trục tung biểu thị các giá trị lực cắt và mô-men uốn đã được tính toán.
    Giá trị đọc được trên trục tung nhân với 10³ sẽ được lực cắt, đối với mô-men là 10³ nhân thêm 100.
  5. In kết quả : Hộp thoại Print là quá quen thuộc với các bạn phải không.
    Có 3 mục kiểm cho bạn lựa chọn tài liệu để in tương ứng các mục kết xuất trong
    chương trình. Bạn chỉ cần lưu ý là bất cứ thay đổi cấu hình, dữ liệu nào trong
    Loading Wizard 2011 đều có thể lưu giữ lại
    bằng cách nhấn vào nút Save trong menu Save[nó chính là menu
    File truyền thống] khi đó file trạng thái sẽ được lưu giữ.
  6. Menu Save : Đây là chức năng ưu việt, như Word và Excel. Loading Wizard 2011 được xây dựng theo
    mô hình hướng tài liệu. Mỗi file trạng thái bạn tạo ra là một tài liệu chứa đầy
    đủ thông tin về trạng thái tải trọng xếp hàng tại một cảng hoặc tại một thời điểm
    xem xét. File này có kích thước rất nhỏ, chỉ vài kilo byte. Bạn chỉ cần nhấp
    đúp chuột vào nó để mở file chứ không cần chạy file chương trình. Cũng như vậy,
    các file tài liệu hàng hóa này[file có dạng *.cgo] có thể lưu giữ trên bộ nhớ
    ngoài hoặc chuyển qua sử dụng trên một máy tính khác. Ngoài ra bạn có thể chạy
    nhiều file cùng một lúc. Đây là một trong những thế mạnh của Loading Wizard 2011 so với Load Chart-
    phần mềm hàng hóa của Nhật bản.

Bạn vào Tab "Phần mềm" của trang này để tải về Loading Wizard 2011.

Video liên quan

Chủ Đề