Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Bạn không thể kiểm tra tính hợp lệ của tấc cả hóa đơn, và đôi lúc gặp phải những tình huống rũi ro khi nhận hóa đơn của những doanh nghiệp ngừng kinh doanh. Và bạn đang băng khoăn không biết phải xữ lý tình huống như thế nào?

Chúng tôi xin chia sẽ đến các bạn các phương cách xữ lý tình huống này,

Việc đầu tiên bạn cần phải xác minh thời điểm mà bạn nhận hóa đơn đã ngừng hoạt động kinh doanh là khi nào. .

Khi doanh nghiệp tự phát hiện tìm ra hay được chính cơ quan thuế thông báo cho biết về những hóa đơn mua từ các doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh ,điều đầu tiên doanh nghiệp phải xác định thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào là trước hay sau khi doanh nghiệp kia ngừng hoạt đông kinh doanh. Sẽ có 2 trường hợp chúng ta cần lưu ý như sau:

  1. a) Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp kia ngừng kinh doanh:

Nếu nằm ở trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp kia ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

  1. b) Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp kia ngừng kinh doanh

Trong trường hợp này thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét lại. Nếu thật sự doanh nghiệp thực sự có giao dịch với của doanh nghiệp đó và có chứng từ hợp pháp, hóa đơn hợp lý, đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ được cho phép khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xữ lý hóa đơn của doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh

Chúng ta sẽ có các cách xử lý đối với từng trường hợp :

  1. a) Trường hợp doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT

Một khi doanh nghiệp vẫn chưa làm kê khai khấu trừ thuế GTGT thì khi đó Cơ quan thuế sẽ đưa ra một thông báo bằng văn bản gửi cho phía doanh nghiệp biết mà tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT cho các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

  1. b) Trường hợp doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT

Trong trường hợp này thì cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra những nội dung như sau:

– Kiểm tra và xác minh đối với hàng hóa: Hợp đồng mua – bán; địa điểm giao nhận; các hình thức giao nhận hàng hóa; các chi phí khi vận chuyển và quan trọng nhất là chủ sở hữu và xuất xứ của hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).

– Kiểm tra xác minh thanh toán: Ngân hàng giao dịch; hình thức thanh toán; đối tượng nạp tiền và số lần thực hiện giao dịch

Qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm rõ một vài cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chúng tôi xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những bài chia sẻ khác hữu ích hơn. Các bạn còn thắc mắc hoặc cần được tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé.

Doanh nghiệp cần th.ực hiện đúng những quy định xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cần thực hiện đúng các quy định về xuất hóa đơn

Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết doanh nghiệp có được xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh hay không? Tôi sẽ giải đáp chi tiết nhất các quy định xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh để bạn nắm rõ.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo tôi, bạn nên hiểu đơn giản tạm ngừng kinh doanh là việc các đơn vị kinh doanh tạm thời không thực hiện các hoạt động kinh doanh nữa. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ không ký bất kỳ hợp đồng, xuất hóa đơn hay tham gia hoạt động kinh doanh nào trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Có 2 trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy định của nhà nước

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cũng đã được quy định tại Điều 200 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13. Trong đó, có 02 trường hợp tạm ngừng kinh doanh, bao gồm:

  • Doanh nghiệp chủ động tạm ngừng kinh doanh
  • Doanh nghiệp được yêu cầu tạm ngừng kinh doanh từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Doanh nghiệp chủ động tạm ngừng kinh doanh

Các doanh nghiệp có quyền được tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải gửi thông báo bằng văn bản và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thông báo này cần gửi chậm nhất là trước 15 ngày từ ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng với trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn thông báo.

Doanh nghiệp được yêu cầu tạm ngừng kinh doanh từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Khi phát hiện doanh nghiệp không đủ điều kiện theo đúng quy định pháp luật. Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu các doanh nghiệp đó tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ. Hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Trừ trường hợp giữa doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Trong khoảng thời gian tạm ngưng kinh doanh việc lưu trữ hóa đơn điện tử cũng hết sức quan trọng.

Dựa theo điều 200 của Luật số 68/2014/QH13 và Điều 10 của Thông tư 156/2013/TT-BTC: các doanh nghiệp không được thực hiện bất kỳ hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nào trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Doanh nghiệp có được xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh?

Như vậy, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Tại Thông tư 156/2013/TT-BTC Điểm đ, Khoản 1, Điều 10 quy định người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế trong giai đoạn tạm ngừng này. Trong trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Hóa đơn mua của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nên xử lý ra sao?

Theo tôi thấy, một số doanh nghiệp dù đã tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn xuất hóa đơn bình thường. Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Những trường hợp này sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan thuế khi bị phát hiện.

Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Khi vô tình nhận hóa đơn từ doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh, bạn phải xử lý theo Luật

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vô tình mua hàng hóa/dịch vụ đồng thời nhận được hóa đơn của đơn vị tạm ngừng này thì sao?

Công văn số 11797/BTC-TCT đã quy định về vấn đề này cụ thể như sau:

Trường hợp doanh nghiệp mua chưa sử dụng hóa đơn nhận của doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh để thực hiện kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm thời dừng kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật đó. Doanh nghiệp mua phải chờ kết quả chính thức của cơ quan có thẩm quyền để quyết định cách xử lý hóa đơn đó.

Trường hợp doanh nghiệp mua đã dùng hóa đơn để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đã khấu trừ tại chỉ tiêu số 37 trong tờ Mẫu số 01/GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp mua tạm dừng khấu trừ thuế dẫn tới tăng thuế giá trị gia tăng phải nộp

Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này. Đồng thời chưa yêu cầu nộp và không tính phạt nộp chậm nhằm chờ kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền.

Hóa đơn của đơn vị tạm ngừng kinh doanh năm 2024

Kê khai điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng trong trường hợp doanh nghiệp mua tạm dừng khấu trừ thuế

Tổng kết

Như vậy, quy định của Chính phủ là các doanh nghiệp không được phép xuất hóa đơn trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nếu làm trái, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình trước pháp luật.

Ngoài ra giải pháp hóa đơn điện tử an toàn Mifi – phần mềm dẫn đầu bảo mật dữ liệu hóa đơn điện tử. “Tháo bỏ” nỗi lo lắng của doanh nghiệp về thất thoát dữ liệu kinh doanh với nhiều tính năng ưu việt.