Học thuyết âm dương ngũ hành lê văn sửu năm 2024

Trong cuốn sách này Lương y Lê Văn Sửu sẽ giúp người đọc tìm hiểu về học thuyết Âm dương Ngũ hành dưới một góc độ mới mẻ. Dưới đây là link tải cuốn sách Học thuyết Âm dương Ngũ hành pdf.

Xem thêm:

  • Tinh hoa Hoàng Hán Y học pdf
  • Trung y học khái luận pdf 3 tập full [Download]

Thông tin sách Học thuyết Âm dương Ngũ hành pdf

Tên sáchHọc thuyết Âm dương Ngũ hànhTác giảLê Văn SửuNXBVăn hóa thông tinĐịnh dạngPDFGiá bánMIỄN PHÍ (Dowload cuối trang)

Đôi lời giới thiệu

Âm dương Ngũ hành là học trong những thuyết nền tảng của văn hóa Đông phương, thể hiện trí tuệ vượt bậc của cổ nhân xưa. Ngừa xưa dựa vào quy luật âm dương ngũ hành ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Cho tới nay học thuyết âm dương ngũ hành vẫn còn được vận dụng trong nhiều mặt.

Từ trước tới nay đã có nhiều học giả Đông, Tây nghiên cứu và bàn luận về học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cuốn sách Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành của tác giả Lương Y Lê Văn Sửu là một trong số đó.

Trong cuốn sách này Lương y Lê Văn Sửu, nhà nghiên cứu Đông y và triết học Phương Đông:, sẽ giúp người đọc tìm hiểu về học thuyết này dưới một góc độ mới mẻ, mà có lẽ chưa quý vị chưa từng được biết qua.

Cuốn sách chia làm ba phần với các nội dung:

– Lịch sử của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

– Bản chất của học thuyết Âm Dương Ngũ Hành.

– Quy luật Âm Dương Ngũ Hành trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong các yếu tố của nghệ thuật tạo hình Phương Đông.

Mong rằng cuốn sách Học thuyết Âm dương – Ngũ hành cả tác giả Lê Văn Sửu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo qúy giá, làm phong phú thêm kiến thức của người đọc về nền triết học cổ Phương Đông.

Âm dương- Ngũ hành là học thuyết tiền đề của triết học cổ phương Đông. Nó đã gắn bó với người phương Đông từ nhiều thế kỷ qua ở các lĩnh vực: khoa học tự nhiên và xã hội, tư duy, tâm lý, tình cảm. Cuốn sách giúp bạn đọc tìm hiểu về học thuyết này với các nội dung sau:

- Lịch sử của học thuyết Âm dương- Ngũ hành.

- Bản chất của học thuyết Âm dương- Ngũ hành.

- Quy luật Âm dương- Ngũ hành trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong các yếu tố của nghệ thuật tạo hình phương Đông.

Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo phong phú thêm kiến thức của bạn đọc về nên triết học cổ phương Đông. Bên cạnh đó, độc giả nghiên cứu, tìm hiểu về y học cổ truyền cũng có thể tham khảo kiến thức về học thuyết Âm dương- Ngũ hành qua cuốn sách này.

Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành mà phương pháp tính điểm hạn của cuốn sách này áp dụng sẽ cho mọi người biết Định Mệnh là có thật (tức con người hay vạn vật đều có Số Mệnh), nhưng Số Mệnh này không phải do Đức Chúa Trời quyết định mà là do Âm Dương Ngũ Hành quyết định. Chính vì vậy không có lý do gì mà con người lại không thể lấy chính âm dương ngũ hành để khống chế lại chúng để thay đổi định mệnh, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con người.

I - Học thuyết Âm Dương

Khái niệm Âm và Dương như mọi người hiểu đơn giản là hai trạng thái luôn đối lập nhau như có bên phải thì phải có bên trái, tốt với xấu, trắng với đen, giống đực với giống cái, cứng với mềm...

Họ đã xác định âm và dương cho các can và chi như sau: Các thiên can có dấu dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Các địa chi ............................Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các thiên can có dấu âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. Các địa chi .................... Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi.

Còn hiểu theo sách mệnh học cổ truyền của Phương Đông thì sự hình thành, biến hóa và phát triển của vạn vật đều do sự vận động của hai khí Âm và Dương. Vì mặc dù Âm và Dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng chúng lại có sự thống nhất với nhau. Chính sự thống nhất này sau đó mới có thể có sự biến hóa để thành vạn vật. Như âm đến cùng cực thì sinh dương, dương đến cùng cực thì sinh âm.... (Ðể hiểu rõ hơn về Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành xin độc giả xem phần III của Phụ Lục – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương).

Ví dụ : Trong thực tế có thể coi năng lượng và khối lượng là hai trạng thái âm và dương của vật chất (tương tự như nước dưới sự tác động của nhiệt độ nó ở 3 trạng thái là rắn, lỏng và hơi, trong đó trạng thái rắn và lỏng được xem là 1 trạng thái) mà ngày nay các nhà vật lý đã biến được khối lượng thành năng lượng và trong thời gian tới nhờ cỗ máy LHC ở Thụy Sĩ các nhà vật lý sẽ thành công trong việc biến năng lượng thành khối lượng theo đúng phương trình mà năng lượng và khối lượng chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein: E = mc² ( trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).

Chính có phương trình nổi tiếng này mà câu đầu tiên của Kinh Thánh “ Ban đầu Đức Chúa Trời đã (dùng sức mạnh vô biên của mình) dựng nên trời đất (vũ trụ trong đó có trái đất) “ (Sáng - thế Ký 1 : 1) đã đúng trên quan điểm khoa học. Vậy đã có cuốn sách nào cổ hơn cuốn Kinh Thánh nói đến sự hình thành vũ trụ và trái đất của chúng ta từ năng lượng như vậy.

II - Học thuyết Ngũ Hành

1 – Ngũ hành Chúng ta thấy hầu như mọi hiện tượng đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta đều tuân theo một quy luật của vòng tròn khép kín.

Ví dụ : Con người cũng như loài động vật cùng với loài thực vật tạo thành một quy trình khép kín như : Cây cung cấp ô xy, hoa quả rau xanh, củ, hạt …cho người và động vật , còn người và động vật cung cấp CO 2, phân…..cho loài thực vật. Ngay cả sự sống và cái chết của mọi sinh vật cũng tuân theo quy luật của vòng tròn khép kín này. Ví dụ : Con người được đầu thai sau đó được sinh ra lớn lên, trưởng thành, già rồi chết, sau đó xác chết bị phân hủy thành các thành phần của đất nuôi cho cây phát triển. Một phần thực vật này được con người ăn tạo thành các thai nhi và các thai nhi này lại phát triển .…..

Để diễn tả các quy luật này cũng như mọi quy luật trong vũ trụ Họ đã đưa ra 5 hành, tức là 5 loại nguyên tố (vật chất) cơ bản đã cấu tạo nên mọi vật có trong trái đất và vũ trụ như sau : 1 - Kim đặc trưng cho kim loại. 2 - Thủy đặc trưng cho nước. 3 - Mộc đặc trưng cho loài thực vật. 4 - Hỏa đặc trưng cho lửa. 5 - Thổ đặc trưng cho đất .

2 – Tính chất tương sinh của ngũ hành a - Tính chất tương sinh . Theo sách cổ thì Kim sinh cho Thủy, Thủy sinh cho Mộc, Mộc sinh cho Hỏa, Hỏa sinh cho Thổ, Thổ sinh cho Kim rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim sinh cho Thủy,......... . Ở đây chỉ có Kim sinh Thủy là có vẻ vô lý (bởi vì chúng ta đang sống trong môi trường nhiệt độ thấp nên không thấy khi Kim ở nhiệt độ cao cũng sẽ chẩy thành nước - chất lỏng (một dạng của nước, phải thừa nhận)).

Sơ đồ tương sinh của ngũ hành :

Học thuyết âm dương ngũ hành lê văn sửu năm 2024

b – Tính chất phản sinh : Như Kim sinh ra Thủy, nó nghĩa là Kim loại bị nung nóng sẽ chẩy thành nước, nhưng nước nhiều thì Kim không những không sinh được cho Thủy mà còn bị chìm xuống, vì vậy nó được gọi là phản sinh (phải thừa nhận). Thủy sinh Mộc, nó nghĩa là không có nước thực vật làm sao mà sống để lớn lên được, nhưng nước nhiều quá cây bị úng lụt mà chết cũng gọi là phản sinh. Mộc sinh Hỏa, nó nghĩa là gỗ làm cho lửa cháy to hơn, nhưng hỏa mạnh quá sẽ làm cho Mộc ra tro, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Hỏa sinh Thổ, nó nghĩa là Hỏa cháy thành tro tàn là Thổ đất, nhưng Thổ nhiều sẽ làm cho Hỏa tắt; vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh. Thổ sinh Kim, nó nghĩa là quặng trong đất khi bị nung sẽ chẩy ra kim loại, nhưng nếu có Kim quá nhiều thì Thổ bị đè ép không thể sinh cho Kim được, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh (phải thừa nhận).

3 – Tính chất tương khắc của ngũ hành a – Tính chất tương khắc : Như Kim khắc được Mộc, Mộc khắc được Thổ, Thổ khắc được Thủy, Thủy khắc được Hỏa, Hỏa khắc được Kim, rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim khắc Mộc,.....

Sơ đồ tương khắc của ngũ hành

Học thuyết âm dương ngũ hành lê văn sửu năm 2024

Qua sơ đồ ta thấy tính chất tương khắc của ngũ hành là cách 1 ngôi so với tính chất tương sinh . b – Tính chất phản khắc : Như Kim khắc Mộc, kiếm, dao chặt đứt được cây, nếu kim loại mềm yếu mà cây cứng như Lim, Sến …thì dao, kiếm sẽ bị mẻ, gẫy tức là bị phản khắc. Mộc khắc Thổ (Thổ là đất), cây mọc lên tất đất sẽ bị bạc mầu, nhưng đất cứng quá cây không đâm được rễ xuống đất tất dễ chết cũng gọi là phản khắc. Thổ khắc Thủy, đất có thể đắp thành đê, đập để trặn được nước, nhưng nước nhiều quá đất sẽ bị trôi dạt (vỡ đê), tức là bị phản khắc. Thủy khắc Hỏa, nước có thể dập tắt được lửa, nhưng lửa quá mạnh mà nước thì ít tất sẽ bị bốc hơi, cũng là bị phản khắc. Hỏa khắc Kim, hỏa làm cho sắt nóng chẩy, nhưng sắt nhiều quá mà lửa nhỏ tất dễ bị tắt, cũng gọi là phản khắc.

III - Đại diện của ngũ hành và can chi

1 – Ngũ hành đại diện cho các mùa a - Mộc đại diện cho mùa Xuân b - Hỏa đại diện cho mùa Hạ c – Kim đại diện cho mùa Thu d - Thủy đại diện cho mùa Đông

2 – Can chi đại diện cho các hành Giáp, Ât, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy

3 – Can chi đại diện cho mầu sắc Giáp , Ât , Dần và Mão là Mộc đại diện cho mầu xanh. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho mầu đỏ. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho mầu vàng. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho mầu trắng. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho mầu đen

4 – Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người Giáp, Ât, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người là gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay ……. Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt …… Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dầy, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn …… Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản ……... Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa, ……..

5 - Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương.

Sơ đồ của các can, chi và ngũ hành đại diện cho các phương như sau:

Học thuyết âm dương ngũ hành lê văn sửu năm 2024

Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông. Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam. Mậu và Kỷ không ở phương nào cả mà đại diện cho trung tâm. Thìn đại diện cho phương Đông Nam. Tuất đại diện cho phương Tây Bắc. Sửu đại diện cho phương Đông Bắc. Mùi đại diện cho phương Tây Nam. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây. Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc.

6 – Can chi đại diện cho nghề nghiệp Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền …… Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp ,dây đai ,nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường ….. Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi , nông nghệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng, ….. Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông …… . Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán ,….

Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng lịch Can Chi để xác định các mốc thời gian trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tại thời điểm của mỗi người khi sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó. Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không điều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch, tất dễ đổ nhà - cuộc đời dễ gặp tai họa.

Cách đây ba bốn nghìn năm con người đã biết sử dụng lý thuyết này để phòng và chữa bệnh. Ví dụ những ai trong mệnh (tứ trụ) mà ngũ hành thiếu Mộc mà lại cần Mộc, thì đầu tiên cần đặt tên mang hành Mộc và nên sống ở về phía Đông so với nơi mình được sinh ra, vì đó là phương Mộc rất vượng (tức là Mộc nhiều). Sau khi trưởng thành cũng nên làm những nghề liên quan đến hành Mộc, thêm nữa nên mặc quần áo mang hành Mộc (xanh). Nếu làm như vậy thì sẽ có một phần Mộc được bổ xung cho tứ trụ. Còn khi bị bệnh do hành Mộc thiếu thì thầy thuốc sẽ căn cứ vào sự thiếu nhiều Mộc hay ít để bốc thuốc mang hành Mộc cho phù hợp với sự thiếu Mộc đó. Được như vậy cuộc đời người đó thường gặp thuận lợi rất nhiều hay dễ khỏi bệnh. Các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy.