Hội lim ở đâu bắc ninh

 Tiên Du – miền đất được hình thành và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử.Nơi đây còn lưu truyền nhiều huyền thoại lãng mạn gắn liền với con người, lịch sử văn hóa nơi đây. Là vùng quê có truyền thống khoa bảng được người đời mệnh danh là nơi có “ bồ Tiến sĩ” và cũng là nơi “Vượt trội về hội hè đình đám”, quê hương của nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đến với Tiên Du vào những ngày lễ hội, ở bất kỳ địa phương nào chúng ta sẽ được đắm mình trong không gian linh thiêng của lễ hội của những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà tình tứ. Xuân về, người dân xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh lại tưng bừng rộn rã với những lễ hội dân gian, nhưng đặc sắc và cuốn hút hơn cả là Lễ hội Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh:

   

Hội lim ở đâu bắc ninh

  Đám rước vào Hội dài từ làng Đình Cả, qua làng Lộ Bao, Lũng Giang rồi tiến thẳng vào đồi Lim để làm Lễ tế thần.
 

Từ xưa, không gian lễ hội Lim vẫn tọa lạc trên núi Lim (núi Hồng Vân), theo lời văn bia “Hồng vân từ ký” Hồng Vân là quả núi tương đối bằng phẳng … nơi có nhiều đất đẹp,cảnh vật thanh kỳ. Ngước nhìn lên bầu trời lơ lửng một đóa mây hồng. Người đời lấy đó đặt tên cho núi. Chùa Hồng Ân một công trình kiến trúc thời Lê có giá trị. Trong chùa có hệ thống câu đối, đại tự, bia đá, chuông đồng, tượng bà Mụ Ả khá… nổi bật nhất là chiếc chuông đồng được đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ tư, một cổ vật quí của thời Tây Sơn.

Cạnh chùa Hồng Ân có lăng Hồng Vân, tức lăng Nguyễn Đình Diễn, hay còn gọi là lăng quan trấn. là nơi dân các làng thuộc xã Nội Duệ ngày nay tiến hành rước và tế lễLễ hội Lim xưa được tổ chức hàng năm theo cổ lệ vào ngày rằm tháng Tám, các làng xã trong tổng Nội Duệ tổ chức tế, lễ, rước thần và hát xướng ở đình làng. Sau nhờ Quận công Đỗ Nguyên Thụy, tướng công Nguyễn Đình Diễn người làng Đình Cả, góp công, góp của xây dựng chùa Lim lại mua một nửa núi Hồng Vân, trên núi có dựng lăng đá, trong lăng có tượng đá, ngựa đá, thú đá và tượng võ sĩ đá. Sau khi ông mất, mai táng ở núi này. Sáu xã trong tổng thờ cúng ông làm Thành hoàng. Kế đó là công lao của bà Mụ Ả- người làng Duệ Nam bỏ tiền mua hương hỏa, mở mang chùa Hồng Ân và yêu cầu hàng tổng cứ ba năm mở một hội chùa.

Từ đó, chuyển lễ hội Lim từ rằm tháng Tám sang ngày 13 tháng Giêng hàng năm.Lễ rước là một hoạt động quan trọng và tiêu biểu của hội Lim. Đây là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo cộng động của các làng xã vùng Lim, vừa thể hiện lịch sử lâu đời, vừa phản ánh sự hòa nhập sâu sắc các tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp, lúa nước với tín ngưỡng thờ thành hoàng, thờ những người có công xây dựng quê hương đất nước. Lễ rước là một hoạt động cộng đồng thể hiện truyền thống đạo lý sống cao đẹp, cầu mong những điều tốt lành.

Ngày nay lễ rước nước, rước kinh dược sư khai hội: trước ngày hội chính, ngày 10 và 11 tháng giêng, nhân dân cùng các tăng ni tín đồ Phật tử trong tổng, làm lễ lấy nước từ giếng công đổ vào chóe sứ, sau đó rước lên chùa Lim tẩy rửa tượng phật và làm lễ gia quan. Lễ rước nước, rước kinh dược sư cầu mong trời phật phù giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, đồng thời thể hiện sự hòa nhập giữa tín ngường dân gian với phật giáo.Lễ rước sắc, nghinh thần ở Đình Cả.

Trước đây tổng Nội Duệ tiến hành tế lễ vào rằm tháng Tám.Việc rước sắc tế lễ do làng Đình Cả làm chủ tế. Các xã rước lễ vật tới làm lễ nghinh thần ở đền, rồi rước về đình Đình Cả tế lễ ca hát đến tận 20/8, ngày 21 làm lễ tạ. Vào cuối thế kỷ XVIII, tướng công Nguyễn Đình Diễn, người làng Đình Cả, là người có công lớn trong việc chuyển đổi lễ hội hàng tổng từ rằm tháng Tám sang tháng giêng làm hội chính. Lễ rước được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và chuẩn bị công phu, chu đáo, phân công cụ thể cho các làng cùng thực hiện. Ngày 12 tháng giêng: tổ chức rước sắc, bài vị thành hoàng làng ra đình, rước bài vị các quan quận công Đỗ Nguyên Thụy, tướng công Nguyễn Đình Diễn từ nhà thờ ra đình làng Đình Cả, tổ chức tế lễ. Ngày 13 tháng giêng tất cả các thôn làng thuộc xã Nội Duệ tiến hành lễ rước. Quy mô nhất là đám rước từ Đình Cả.

Hàng ngàn người quần áo chỉnh tề rước các đồ tế lễ, thần khí đi đứng trang nghiêm theo thứ tự trước sau: cờ, ngựa, cờ ngũ hành, trống chiêng, binh khí, hương án, cờ tứ trấn, bát biểu lịch triều phong tặng, tàn, quạt, long đình, phường bát âm, đèn lồng, cờ tuyết mao, cờ lệnh, kiệu ông, kiệu bà, quan đám, bô lão, dân làng. Đám rước kéo lên lăng Hồng Vân để phụng nghinh bát hương quan trấn xuống Lộc Đình để cùng nhau hội tế, để tỏ lòng nhớ ơn tướng công Nguyễn Đình Diễn, cùng các danh thần liệt nữ của quê hương như Quận công Nguyễn Thiên Tích, bồ đề ni Mụ Ả, nhớ ơn các vị thành hoàng làng như Phạm Ban- những người đã có công với dân, với nước, đặc biệt đối với việc duy trì, phát triển lễ hội Lim, mở mang tập tục, truyền thống văn hóa của quê hương.         

Sau nghi lễ tế, rước truyền thống là các hoạt động hội hấp dẫn. Ở hội Lim ngoài việc tổ chức các trò chơi dân gian thì sinh hoạt văn hóa Quan họ có tính chất bao trùm và hấp dẫn hơn cả. Vì thế từ xưa hội Lim còn được gọi là hội Quan họ.  . Ngoài lực lượng Quan họ sở tại: bọn Quan họ của các làng Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông và Xuân Ổ mời  bọn Quan họ bạn ở các làng Tam Sơn, Đống Cao, Đào Xá, Thị Cầu, Bịu Sim tới chơi hội, chơi Quan họ, còn có những lực lượng Quan họ tới chơi hội, chơi Quan họ một cách tự giác.

Đó là các bọn Quan họ nam mới thành lập đi hội Lim tìm bọn Quan họ nữ để kết bạn bởi sinh hoạt văn hóa Quan họ ở đây dường như đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các bọn Quan họ trong vùng. Không kể năm phong đăng hòa cốc hay mất mùa các liền anh liền chị Quan họ đều tìm về hội Lim dự hội, chơi Quan họ trong suốt mấy ngày hội chính. Không gian tổ chức hát quan họ ở sân đình, sân chùa:Từ tối 12 tháng giêng, câu lạc bộ Quan họ làng Lũng Giang đã mời một vài câu lạc bộ Quan họ làng bạn đến ca hát tại đình làng. Tại đây người ta trải chiếu xuống sân đình, Quan họ chủ và Quan họ khách ngồi thành 2 dãy quay mặt vào nhau hát đối đáp.Việc ca hát Quan họ giao duyên bên sân đình hay trong hành lang chùa Lim do các liền anh liền chị đã đứng tuổi (từ 38 – 40 trở lên) duy trì, các liền anh, liền chị tuy là không chuyên nhưng đều vẫn còn giữ đựơc nét duyên dáng, sự nền nã, ân tình trong cách ứng xử, chất phác nhưng không kém phần tế nhị.

Cơ sở của mối quan hệ đó là quan niệm nhân sinh “Tứ hải giao tình, bốn biển một nhà”. Hát quan họ tại sân đình trong ngày hội hiện nay, về lề lối hát không chỉ đựơc hát những câu hát chúc, hát mừng như xưa mà còn hát tất cả các giọng vặt, giọng giã.Hát quan họ ở thuyền trong hồ nước: Từ xưa Quan họ vẫn thường hay hát ở thuyền trên mặt nước hồ, ao, sông ngòi… Quan họ hội Lim ngày xưa cũng từng hát trên sông Tiêu Tương. Quan họ nam ngồi ở chiếc thuyền nan bên này hát đối đáp với Quan họ nữ ngồi ở chiếc thuyền nan bên kia. Cũng vào dịp lễ hội Lim, các làng Lũng Sơn, làng Duệ Đông cũng tổ chức hát Quan họ hát dưới thuyền tại các hồ ao của làng mình. Ca hát quan họ tại các gia đình còn gọi là hát canh.

Hát canh được tổ chức tại nhà riêng của một liền anh, liền chị Quan họ nào đó thường gọi là “chủ chứa”.Tại các nhà chứa trong các xóm Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn (Thị trấn Lim), Hoài Thị, Hoài Trung (Liên Bão) thường tổ chức hát canh thâu đêm suốt sáng. Họ gặp nhau, đón tiếp nhau nồng hậu, họ chào mời nhau theo lệ tục, cách thức riêng của người Quan họ. Hàng trăm làn điệu Quan họ được các liền anh, liền chị thể hiện trong nghệ thuật hát đối đáp đạt tới trình độ nghệ thuật cao, sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca, nhạc, họa và cả tình người Quan họ. Lời hát tuy mộc mạc nhưng vẫn đạt đựơc những chuẩn độ truyền thống “vang, rền, nền, nảy”. với đủ các trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau trong mối giao cảm giữa nam và nữ, giữa con người với đất trời vươn tới “Chân - Thiện -Mỹ’, với sự gắn kết tình cảm lâu bền nhất “tình trong một khắc - Nghĩa dài trăm năm”. Tất cả làm say mê quyến rũ người hát, người nghe và quí khách thập phương về dự hội. Bên cạnh tục hát Quan họ, hội Lim còn có các trò chơi dân gian truyền thống: thi dệt vải được tổ chức tại Đình làng Đình Cả, thi vật, tổ tôm điếm, đánh đu trên đồi Lim… Đặc biệt là môn cờ người được hàng tổng giao cho các thôn chọn những nam thanh nữ tú chưa vợ chưa chồng gọi là kim đồng ngọc nữ để đóng vai các quân cờ…, góp phần làm cho hội Lim thêm sôi động và phong phú hơn.

Hội Lim với những hoạt động phong phú của cả phần lễ và phần hội gần như hội tụ đầy đủ những nét tinh túy đặc sắc của văn hóa tín ngưỡng dân gian, của cộng đồng người Việt trước đây, đồng thời mang nét đặc thù riêng có của quê hương Quan họ. Với quy mô tổ chức lễ hội rộng “quy mô hàng tổng”, nội dung lễ hội phong phú và đa dạng. Hội Lim vùng Quan họ đã thực sự trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân Việt Nam nói chung và người dân Bắc Ninh nói riêng.   

Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng của vùng đất Bắc Ninh chắc chắn không ai là không biết đến chùa Lim. Không chỉ là một ngôi chùa linh thiêng mà đây còn là một điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương. Hãy cùng Halo Travel khám phá ngôi chùa hấp dẫn nhất nhì tại làng quan họ Bắc Ninh này nhé! 

1. Chùa Lim ở đâu?  

Chùa Lim là một ngôi chùa nổi tiếng của vùng đất Bắc Ninh. Nơi đây tọa lạc ở xã Vân Tương, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa này nằm ở trên đỉnh của núi Lim hay còn được biết đến với tên gọi khác là núi Hồng Vân. Hằng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương ghé tới để cầu may cũng như về với lễ Hội Lim nổi tiếng.

Hội lim ở đâu bắc ninh
 Ảnh: sưu tầm

Hội lim ở đâu bắc ninh

2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Lim

Hội Lim cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km. Do đó, bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Nếu đi bằng xe khách: Từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn đi bằng xe khách đến Bắc Ninh hoặc Bắc Giang. Sau đó dừng chân tại thị trấn Lim. Giá vé đi xe khách khoảng 50 – 70k/người.

Nếu đi bằng xe bus: Từ Hà Nội bạn lựa chọn các tuyến xe bus: 203 (Giáp Bát – Bắc Giang) hoặc tuyến bus số 54 (Long Biên – thành phố Bắc Ninh). Giá vé 9k/lượt.

Nếu đi bằng xe máy/ô tô: Từ Hà Nội bạn di chuyển theo hướng cầu Chương Dương -> Ngô Gia Tự -> cầu Đuống -> thị trấn Yên Viên -> Từ Sơn -> thị trấn Lim.

Xem hướng dẫn đường đi chi tiết trên Google Maps

3. Chùa Lim thờ ai?

Như đã nói ở trên, chùa Lim nằm ở trên ngọn đồi cùng tên. Đây là nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, được xem là người đã sáng lập ra tục hát Quan Họ.

Hội lim ở đâu bắc ninh

  • Có thể bạn quan tâm: 10 ngôi chùa ở Bắc Ninh nổi tiếng linh thiêng 

4. Hội Lim diễn ra vào ngày nào?

Mặc dù so với trước đây chùa Lim đã thu nhỏ về diện tích thế nhưng nơi đây vẫn được rất nhiều người biết đến nhờ lễ hội Lim nức tiếng khắp nơi. Là một người con đất Bắc, nhất định bạn hãy một lần ghé tới Hội Lim nhé! Vậy lễ Hội Lim diễn ra vào ngày nào?

Hội lim ở đâu bắc ninh

Ảnh: sưu tầm

Hội Lim diễn ra ở 3 xã: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Chính hội sẽ được diên ra vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, từ ngày mùng 9 – mùng 10 nhân dân khắp làng đã bắt đầu rục rịch tổ chức và chào đón du khách thập phương ghé tới.

4. Khám phá lễ hội tại chùa Lim

Nguồn gốc của hội Lim

Được biết, nguồn gốc của hội Lim được bắt nguồn từ hội hàng tổng từ thế kỉ 18. Thôn Đình Cả, Nội Duệ có 1 quan trấn thủ tên là Nguyễn Đình Diễn. Ông có nhiều công lao với triều đình nên được ban thưởng rất nhiều bổng lộc. Tuy nhiên, ông lại hiến rất nhiều đất đai và tiền của để trùng tu các đình chùa, mở mang hội hè.

Vì có nhiều công lao nên ông được dân làng tôn thờ làm hậu thần. Mỗi năm hai dịp vào “ngày sinh” và “ngày hóa” của ông tại lăng Hồng Vân và chùa Hồng ân trên núi Lim. Trải qua nhiều năm tháng, người ta chỉ tổ chức tế lễ hậu thần vào một dịp là ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim

Phần Lễ ở chùa Lim

Phần Lễ ở chùa Lim sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Hội Lim được bắt đầu bằng nghi thức lễ rước các thành hoàng của các làng, các danh thần liệt nữ tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng Đỗ Nguyên Thụy sau đó dâng hương cúng Phật và bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân.

Hội lim ở đâu bắc ninh

 Ảnh: sưu tầm

Phần Hội 

Đặc sắc nhất trong lễ hội ở chùa Lim có lẽ chính là phần hội. Sau khi phần lễ hành hương đã xong, dân làng bắt đầu tổ chức những hoạt động và trò chơi hấp dẫn như đấu vật, thi nấu cơm, chơi cờ… Nổi bật trong đó chắc chắn không thể không nhắc đến phần Hát Hội hay còn được biết đến là hát Quan Họ.

Hội lim ở đâu bắc ninh

 Ảnh: sưu tầm

Ngày diễn ra hát Quan họ bắt đầu từ ngày 12 tháng Giêng tại sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ ở các chùa, đình… Những người hát Quan họ sẽ được gọi là liền anh và liền chị và diện áo dài đeo nón quai thao. Họ sẽ hát đối đáp nhau bằng những làn điệu kết hợp giữa thơ và nhạc điệu. Nếu bạn được thưởng thức những khúc ca quan họ do chính những nghệ nhân mảnh đất Kinh Bắc hát, chắc hẳn sẽ là một trải nghiệm khiến bạn “nhớ mãi không quên”.

5. Lưu ý khi đi chùa Lim 

  • Chùa Lim là một địa điểm du lịch tâm linh nên thu hút đông đảo người dân ghé tới. Đặc biệt vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại chùa tổ chức lễ hội vô cùng đông. Chính vì vậy, nếu đi vào thời gian này bạn nên cẩn thận tư trang để hạn chế tình trạng trộm cắp nhé.
  • Vì là địa điểm tâm linh nên du khách tới đây bạn nên ăn mặc lịch sự. Không nên mặc quần áo cộc vào những nơi thờ tự.
  • Mặc dù chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng thế nhưng từ ngày mùng 9 tại Bắc Ninh đã rục rịch tổ chức. Nếu có thời gian, bạn có thể tới đây từ ngày 12 sau đó ở qua đêm đến sang hôm sau tham gia chính hội.
  • Khi tới chùa Lim, bạn có thể kết hợp tham quan thêm nhiều địa điểm du lịch khác ở gần đó như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho hay làng tranh Đông Hồ nổi tiếng.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm khám phá chùa Lim chi tiết. Nếu bạn chưa từng có dịp ghé tới ngôi chùa nổi tiếng hay thì hy vọng với những thông tin mà Halo Travel cung cấp sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.

Xem thêm những ngôi chùa khác ở Bắc Ninh: 

  • Đền Đô Bắc Ninh: chốn linh thiêng cổ kính
  • Khám phá chùa Dâu Bắc Ninh