Hướng dẫn bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng năm 2024

Bảo vệ đồ án được coi là một bước rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tốt nghiệp của sinh viên. Vậy bảo vệ đồ án là như thế nào? Trong quá trình xây

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là như thế nào?

Đồ án tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên tại các trường Đại học, được thực hiện khi sinh viên hoàn thành các chương trình đào tạo tại trường học.

Sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần bảo vệ đồ án của mình bằng những kiến thức, lý lẽ thuyết phục trước hội đồng phản biện, quy trình này được gọi là bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Hướng dẫn bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng năm 2024
Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là gì?

Sau khi kết thúc buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp, nếu sinh viên có thể bảo vệ thành công đồ án của mình cũng như nhận được số điểm tối thiểu theo quy định thì sẽ được xác nhận là đạt đủ trình độ để tốt nghiệp.

Trình tự làm đồ án tốt nghiệp gồm mấy bước?

Thông thường, trình tự làm đồ án tốt nghiệp của sinh viên sẽ gồm 3 bước chính như sau:

Bước 1: Chọn đề tài

Để chọn được đề tài cho đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần xác định nhiệm vụ nghiên cứu, xác định khách và đối tượng để nghiên cứu, xác định giới hạn, phạm vi nghiên cứu, phân tích mục tiêu nghiên cứu và đặt tên cho đề tài.

Bước 2: Xây dựng đề cương nội dung

Nội dung của đề cương sẽ gồm các bước như sau:

● Nêu lý do chọn đề tài ● Nêu khách thể, đối tượng nghiên cứu ● Nêu giới hạn, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ● Nêu mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ● Nêu điểm mới của đề tài ● Dàn ý nội dung, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề tài ● Chuẩn bị phương tiện nghiên cứu (nếu có)

Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu

Sau khi xây dựng đề cương nội dung, sinh viên cần lên kế hoạch nghiên cứu, cụ thể là trình bày những kế hoạch, dự kiến để triển khai đề tài.

Hướng dẫn bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng năm 2024
Cần chuẩn bị kỹ đồ án trước khi bảo vệ

Sau khi hoàn thành các bước trên, sinh viên cần trình bày với giáo viên hướng dẫn để xem xét, ký duyệt, trước khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Những lưu ý cần phải biết khi bảo vệ đồ án tốt nghiệp

Thông thường phần bảo vệ đồ án tốt nghiệp sẽ diễn ra trong vòng 40 - 50 phút, trong thời gian này, sinh viên cần nắm những lưu ý sau để đạt kết quả tốt nhất trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp:

● Thuyết trình tự tin, nói to, rõ ràng. ● Tập luyện tác phong trình bày ngắn gọn, tránh nói dài dòng để tránh mất thời gian. ● Lựa chọn trang phục nghiêm túc, lịch sự. ● Cuối phần thuyết trình, nên có câu kết thúc, lời chào và cảm ơn. ● Cần chuẩn bị giấy bút để ghi lại các câu hỏi từ hội đồng phản biện,...

Bảo vệ đồ án tốt nghiệp là công việc rất quan trọng đối với mỗi sinh viên, do đó hãy trau dồi đầy đủ kiến thức, tập luyện kỹ năng thuyết trình, phản biện để có được kết quả tốt nhất nhé!

Nếu bạn gặp khó khăn với việc lựa chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp CNTT hay thực hiện đồ án tốt nghiệp CNTT, hãy liên hệ với 123Code.net để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

123code.net - Tạo cảm giác an toàn, uy tín, chất lượng đến cho mọi người

123code.net mang lại cảm giác an toàn nhất cho bạn, không làm bạn thất vọng, giúp bạn giải quyết được vấn đề đồ án tốt nghiệp ở thời điểm hiện tại và tương lai

- Đưa ra giải pháp, góp ý giúp bạn có được một đề tài đồ án tốt, phù hợp nhất

- Có nhiều tính năng mới, độc giúp thu hút, thuyết phục được giáo viên phản biện cũng như hội đồng bảo vệ đồ án

Hướng dẫn này được xây dựng theo quyết định số 615/QĐ-ĐHXD ban hành ngày 18/6/2021 nhằm hướng dẫn việc tổ chức và thực hiện đánh giá Đồ án tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến cho sinh viên các lớp XD, XE và XF K61 đợt 3 của Khoa Xây dựng DD&CN…

Ảnh nền (background) cho sinh viên lớp XD

Ảnh nền (background) cho sinh viên lớp XE

Ảnh nền (background) cho sinh viên lớp XF

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn sinh viên có thể tùy chỉnh phù hợp với đề tài của mình.

Hướng dẫn bảo vệ đồ án tốt nghiệp xây dựng năm 2024

Kính thưa các thầy cô trong Hội đồng Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp!

Em tên là: Nguyễn Văn A, sinh viên lớp 16X...

Sau đây em xin trình bày về nội dung Đồ án của em.

Đề tài của em: CHUNG CƯ CAO TẦNG SÔNG ĐÀ 19 TOWER

Đồ án của em bao gồm 04 phần: Kiến trúc (10%), Kết cấu (45%), Nền móng (15%) và Thi công (30%)

  1. Về kiến trúc (10%)

Công trình của em được xây dựng tại TP. Đà Nẵng; có chiều dài 42,8 m; rộng 32,60 m, cao 90,2 so với cos 0.00m.

Công trình có tổng cộng 30 tầng (28 tầng nổi và 2 tầng hầm) với mục đích sử dụng như sau: Tầng hầm 1, tầng hầm 2: khu vực để xe. Các tầng từ 01 – 04 là trung tâm thương mại. Từ tầng 05 – áp mái là các văn phòng và căn hộ, và phía trên là các tầng bể nước mái và tầng mái.

Các bản vẽ kiến trúc của em được thể hiện như sau: Mặt bằng các tầng là các bản vẽ từ KT 01 – KT04, mặt đứng là bản vẽ KT-05, mặt cắt là bản vẽ KT-06. (vừa nói vừa chỉ vào bản vẽ)

  1. Về kết cấu (45%)

Các nhiệm vụ chính em được giao là:

Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình và lập MBKC.

Tính toán gió động và động đất.

Thiết kế thép sàn tầng điển hình.

Tính toán, thiết kế khung trục 3.

Tính toán vách V3.

Tính toán cầu thang bộ.

Và tính toán bể nước mái.

Giải pháp kết cấu tổng thể toàn công trình của em là hệ kết cấu hỗn hợp từ hệ khung kết hợp vách, lõi chịu lực.

Các mặt bằng kết cấu của em bao gồm: Mặt bằng kết cấu tầng hầm (KC – 01), mặt bằng kết cấu tầng điển hình (KC – 02), mặt bằng kết cấu tầng áp mái (KC – 03).

Bố trí hệ hỗn hợp như sau:

+ Hệ thống cột điển hình là 800x800 dọc theo tất cả các tầng.

+ Bố trí các vách cứng, lõi cứng tại các vị trí trung tâm của công trình để chịu tải trọng ngang.

Phương án sàn lựa chọn của em là sàn BTCT toàn khối, chọn chiều dày sàn bằng 120mm cho các tầng điển hình và 300mm cho sàn tầng hầm. Từ đây, em đã tính toán và thiết kế thép sàn tầng điển hình với MB thép lớp trên được thể hiện qua bản vẽ KC – 04, và MB thép lớp dưới được thể hiện qua bản vẽ KC – 05.

Sau quá trình phân tích và tính toán bằng các phần mềm tính toán với các tải trọng tác dụng lên công trình theo TCVN, tải trọng gió với 2 thành phần (tĩnh và động), và tải trọng động đất thì em đã thể hiện chi tiết được các bản vẽ:

+ Kết cấu khung trục 3, thể hiện qua bản vẽ KC – 06 và KC – 07.

+ Bản vẽ cầu thang bộ, KC – 08.

+ Và bản vẽ bể nước mái, KC – 09.

  1. Về nền móng (15%)

Nhiệm vụ của em được giao là: Tính toán thiết kế móng M1 (trục 3F) và móng hợp khối M2 (trục 3-ED) của công trình.

Sau khi phân tích các phương án móng cho công trình, thì em đã lựa chọn giải pháp móng cho công trình là móng cọc khoan nhồi.

Sau quá trình tính toán được tải trọng tác dụng xuống móng, em đã thiết kế được cọc khoan nhồi, bố trí các cọc trong đài, thiết kế cho 2 móng điển hình cột trục 3F và 3ED. Và bố trí được mặt bằng kết cấu móng cho toàn bộ công trình được thể hiện qua bản vẽ KC-10.

  1. Về phần thi công, với khối lượng 30%.

Nhiệm vụ đầu tiên của em được giao là Lập biện pháp thi công cọc khoan nhồi. Đối với mặt bằng của em, với khối lượng cọc khoan nhồi là 97 cọc, em sử dụng 02 máy thi công cọc khoan nhồi để đảm bảo tiến độ XDCT. Mặt bằng thi công cọc và trình tự thi công các cọc được thể hiện qua bản vẽ TC – 01.

Nhiệm vụ thứ 2 của em là Lập biện pháp thi công đất và biện pháp chống đỡ khi thi công hố đào sâu. Biện pháp lựa chọn của em là tiến hành đào đất bằng phương pháp đào hở, sử dụng tường chắn đất làm tường tầng hầm kết hợp sử dụng hệ thống neo để chống đỡ hố đào trong quá trình thi công, sau đó tiến hành đào đất bên trong theo sơ đồ đào dọc. Chi tiết bản vẽ thi công đất được thể hiện qua bản vẽ TC – 02.

Nhiệm vụ thứ 3 của em là Lập biện pháp thi công bê tông móng. Với khối lượng bê tông móng là 1285,41 m3, em tiến hành chia mặt bằng làm 4 phân khu và đổ bê tông móng làm 2 đợt. Ngoài ra, em đã tính toán và bố trí được hệ ván khuôn móng cho các đài điển hình, được thể hiện qua bản vẽ TC – 03.

Nhiệm vụ tiếp theo của em là Lập biện pháp thi công cột, dầm, sàn tầng 10. Công trình sử dụng ván khuôn thép định hình hãng Hòa Phát, thi công theo phương pháp 2,5 tầng giáo chống. Sử dụng bê tông thương phẩm từ trạm trộn. Bản vẽ thi công cột, dầm, sàn tầng điển hình được thể hiện qua bản vẽ TC – 04.

Sau khi lập xong biện pháp thi công cho các công việc chủ yếu, tính khối lượng và áp mã định mức tương ứng cho các công việc, em đã thể hiện được tổng tiến độ thi công công trình bằng phương pháp sơ đồ ngang và vẽ được biểu đồ nhân lực, cũng như đánh giá được biểu đồ nhân lực thông qua 2 hệ số K1 và K2; được thể hiện qua bản vẽ TC-05.

Và cuối cùng, để bố trí được vị trí của máy móc và thiết bị thi công, kho bãi, lán trại cũng như các đường điện, nước trên công trường thì em đã tính toán và bố trí được tổng mặt bằng thi công công trình; được thể hiện qua bản vẽ TC – 06.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày về nội dung Đồ án của em.

Trong quá trình làm Đồ án của em khó tránh khỏi những sai sót. Dưới góc độ Đồ án sinh viên còn có nhiều những nội dung chưa thể triệt để như thực tế. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét của thầy cô để em có được những kinh nghiệm cho công việc của bản thân sau này!