Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024

Máy in là một công cụ hỗ trợ in tài liệu, scan văn bản soạn thảo có sẵn trên máy tính sang thành bản cứng để tiện lợi mang đến mọi nơi. Trong quá trình sử dụng, có thể sẽ có nhiều lần bạn gặp phải trường hợp máy in không in được. Vậy thì nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Cùng tham khảo ngay tại bài viết này nhé.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024

Có nhiều nguyên nhân khiến cho máy in gặp tình trạng không in được

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho máy in gặp lỗi và không in được. Để khắc phục được tình trạng này thì bạn cũng cần phải biết nguyên nhân là do đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp phải mà Ben Computer tổng hợp được:

  • Do Hệ điều hành bạn đang sử dụng không phù hợp với máy in
  • Do dây cáp kết nối giữa máy tính và máy in có vấn đề
  • Do bạn chưa bật nguồn máy in
  • Do lỗi IP trên máy in
  • Do Driver trên máy in bị hỏng nên không thể kết nối máy tính và máy in với nhau
  • Do máy in bị hỏng

Cách khắc phục lỗi máy in không in được

1/ Kiểm tra lại toàn bộ những điều kiện cơ bản

Trong quá trình khởi động máy in, có thể các bạn bỏ quên một bước nào đó hoặc có trục trặc từ lúc khởi động nhưng các bạn lại không để ý. Có thể máy in không in được xuất phát từ những vấn đề cơ bản đó, vậy nên, các bạn cần kiểm tra lại một lượt những thông tin như:

  • Dây cắm máy in vào ổ điện có chắc chắn không?
  • Công tắc máy in có đang bật không?
  • Giấy và mực in còn không?
  • Kết nối giữa máy in và máy tính có ổn định không hay mất kết nối?

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024

Bạn có thể kiểm tra lại lượng mực còn trong máy hay không?

2/ Kiểm tra xem giấy có bị kẹt trong máy không

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc máy in không in được là do giấy bị kẹt bên trong. Vậy nên, bạn hãy kiểm tra xem bên trong có bị sót lại phần giấy nào không vì đôi khi nhìn bên ngoài các bạn cứ nghĩ là không có giấy kẹt nhưng thực tế có thể những mẩu giấy trong quá trình rút ra bị rách, vướng vào mà bạn không để ý. Nó sẽ ảnh hưởng đến việc tờ giấy sau không được in ra.

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024

Bạn kiểm tra lại xem giấy có bị kẹt trong máy hay không?

3/ Máy in không in được xuất phát từ vấn đề mực in

Trong máy in có thanh từ quay mực, nếu như bạn in không ra thì có khả năng thanh từ gặp vấn đề. Trong quá trình thay mực, có thể bạn đã làm đứt sợi dây đồng nối ở thanh từ. Để khắc phục lỗi này, bạn nên mang ra hàng để được hỗ trợ và sửa chữa chính xác nhất.

4/ Cài đặt Driver mới cho máy in

Nhiều khi lỗi máy in không in được xuất phát từ việc sau khi nâng cấp hệ thống. Vì khi nâng cấp, nhiều phần mềm cài đặt trong máy đã lỗi thời và không còn phù hợp với hệ điều hành của máy nữa. Vậy nên, bạn nên cài đặt lại Driver mới cho máy để máy in có thể hoạt động được bình thường. Để tìm được Driver mới phù hợp, các bạn có thể kiểm tra web hãng sản xuất máy in và làm theo hướng dẫn để cài đặt Driver mới.

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024

Cài đặt lại hệ điều hành trên máy in

5/ Tải phần mềm kiểm tra lỗi cho máy in

Thực tế, có phần mềm hỗ trợ quét lỗi cho máy in. Những lỗi liên quan đến cài đặt và kết nối máy in sẽ được phần mềm khắc phục tự động. Bởi vậy, các bạn có thể lên mạng tham khảo và tải về phần mềm phù hợp với máy để có thể xử lý được lỗi bên trong máy in.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi máy in không in được hiệu quả nhất Các bạn lưu ý, khi kiểm tra máy in hãy kiểm tra từng cách một trong số những cách trên để xem máy có hoạt động bình thường được chưa, tránh trường hợp máy in đã được sửa lỗi nhưng vẫn đi tìm lỗi.

Kết luận: Như vậy, với bài viết này, Ben Computer đã hướng dẫn các bạn cách để khắc phục lỗi máy in không in được. Để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất, hãy thường xuyên theo dõi website https://ben.com.vn/tin-tuc nhé. Nếu có bất cứ đóng góp gì cho bài viết trên, hãy comment xuống phía dưới để chia sẻ cùng Ben Computer nhé!

Trong quá trình sử dụng máy in khó tránh khỏi một số trục trặc phát sinh gây gián đoạn việc in tài liệu. Một trong những sự cố thường gặp nhất chính là lỗi máy tính không nhận máy in đi cùng thông báo “windows cannot connect to the printer”. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục lỗi này? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách sửa lỗi máy in đơn giản và hữu ích dành cho bạn.

Với lỗi máy tính không nhận máy in nhiều người thường nghĩ là do máy in hoặc máy tính bị hỏng. Nhưng thực chất nguyên nhân của lỗi này khá đa dạng như sau:

  • Lỗi dây cáp kết nối máy tính với máy in không ổn định, cắm lỏng.
  • Do máy in chưa bật nguồn nên hãy thử kiểm tra lại nút nguồn máy in và đảm bảo máy đã được bật lên.
  • Lỗi do phần cứng hoặc hộp mực máy in bị hết trong khi máy in vẫn báo đèn bình thường.

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024
Nguyên nhân lỗi máy tính không kết nối nhận máy in

Cách sửa lỗi máy tính không nhận máy in

Dựa vào vào các nguyên nhân khiến máy tính không nhận máy in người dùng có thể áp dụng một trong các cách khắc phục dưới đây để có thể sử dụng máy in một cách bình thường.

Cách 1: Khởi động lại tính năng service Print Spooler

Bước 1: Mở cửa sổ lệnh Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R.

Bước 2: Nhập từ khóa “services.msc” rồi vào mục open, nhấn Enter/ chọn OK.

Bước 3: Tại mục “Name”, tìm kiếm và nhấn đúp chuột vào mục “Print Spooler”.

Bước 4: Tại cửa sổ mới hiện ra, tìm kiếm mục Service status trong “General” rồi nhấn chọn “Stop” để ngừng dịch vụ service Print Spooler.

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024
Nhấn chọn “Stop” để ngừng dịch vụ service Print Spooler

Bước 5: Khởi động lại service Print Spooler bằng cách nhấn chọn “Start” cạnh nút “Stop”.

Bước 6: Sau khi hoàn tất bước 5, nhấn OK và kiểm tra lại kết nối máy tính với máy in.

\>> Xem thêm:

  • Hướng dẫn cách kết nối máy in với máy tính Win 10 chi tiết
  • Kết nối điện thoại với máy in và hướng dẫn sử dụng trên Android
  • Hướng dẫn kết nối máy in qua wifi nhanh chóng và đơn giản nhất

Cách 2: Tạo cổng cục bộ mới cho máy tính

Bước 1: Mở mục Control Panel trên máy tính Windows.

Bước 2: Tại phần “View by” ở góc trên bên phải của Control Panel chọn mục “Large icons” rồi tìm và chọn Devices and Printers.

Bước 3: Nhấn vào “Add a printer” để thêm một máy in mới, yêu cầu người dùng phải đăng nhập máy tính dưới quyền Admin để thực hiện các thao tác tiếp theo.

Bước 4: Chọn mục Add a network, wireless or bluetooth printer.

Bước 5: Chọn lệnh Create a new port rồi thay thông số trong mục Type of port thành Local Port và nhấn Next.

Bước 6: Nhập tên cổng mới chính là địa chỉ máy in vào khung. Ví dụ tên cổng là: \\Print\EPSONTX6, rồi nhấn chọn OK.

Bước 7: Chọn dòng máy in từ thư mục (Manufacturer) rồi chọn Next.

Bước 8: Tiếp tục thực hiện các bước hướng dẫn hiển thị trên màn hình để thêm máy in mới rồi thử kiểm tra lại kết nối với máy in sau khi hoàn tất các bước điều chỉnh trên.

Cách 3: Gỡ bỏ cài đặt phiên bản driver cũ của máy in

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở cửa sổ RUN.

Bước 2: Nhập lệnh “printmanagement.msc” vào cửa sổ rồi nhấn Enter hoặc chọn OK.

Bước 3: Tại cửa sổ Print Management, tìm chọn thư mục “All Drivers” ở khung bên trái.

Bước 4: Sau khi mục “Driver Name” xuất hiện, nhấn chuột phải chọn các driver máy in rồi nhấn chọn Delete để xóa hết các driver máy in cũ.

Hướng dẫn khắc phục lỗi máy in không in được năm 2024
Gỡ bỏ cài đặt phiên bản driver cũ của máy in

Bước 5: Truy cập trang chủ nhà sản xuất máy in để tải và cài đặt phiên bản driver mới nhất cho máy in theo tên sản phẩm và hệ điều hành máy tính đang dùng rồi tải về máy.

Sau khi tải driver về thì sẽ có 2 trường hợp:

  • Nếu file driver tải về có đuôi ".exe" thì nhấn đúp chuột vào file để cài đặt trực tiếp.
  • Nếu file tải về có đuôi ".rar" hoặc ".zip" thì cần giải nén ra trước khi cài đặt.

Hi vọng với những kiến thức chia sẻ cách nhận biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục lỗi máy tính không nhận máy in trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý được lỗi này để tiếp tục thực hiện quá trình in ấn.