Hướng dẫn sử dụng băng dán y tế ô gâu năm 2024

Câu chuyện bé gái 4 tuổi ở Trung Quốc bị hoại tử ngón tay vì sử dụng băng dán đang nhận được rất nhiều quan tâm.

Người vợ nổi tiếng thế giới chia sẻ bí quyết massage giữ chồng trẻ kém 70 tuổi

'Em bé băng' Trung Quốc chào đời từ phôi thai đông lạnh 18 năm

Miếng dán là sản phẩm rất tiện lợi, có thể giúp bạn xử lý các vết thương nhỏ ngoài da một cách nhanh chóng, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách lại mang đến nhiều nguy hiểm.

Mới đây, một bệnh viện ở Tô Châu, Trung Quốc vừa tiếp nhận một bệnh nhi 4 tuổi tên Tiểu Văn, bị hoại tử ngón tay do dùng băng sai cách. Được biết, khoảng 10 ngày trước, bé gái vì ham chơi nên bị xước nhẹ đầu ngón tay, bà nội của Tiểu Văn đã dán băng quanh ngón tay thật chặt với mục đích cầm máu. Ba ngày sau, bà nội mới nhớ ra vết thương của cháu gái mình và khi bóc miếng băng ra thì ngón tay của bé gái đã chuyển sang màu đen.

Hướng dẫn sử dụng băng dán y tế ô gâu năm 2024

Dán băng quá chặt và để lâu không thay đã khiến ngón tay của bé gái 4 tuổi bị hoại tử.

Các bác sĩ giải thích, chỉ là vết thương nhỏ nhưng không xử lý đúng cách có thể gây nhiễm trùng. Trong trường hợp này, vết thương của Tiểu Văn chưa được vệ sinh, cộng thêm việc bị dán quá chặt, ngăn cản việc lưu thông máu, cuối cùng dẫn đến hoại tử.

Không may cho cô bé, vì nhiễm trùng và hoại tử nặng, Tiểu Văn phải phẫu thuật cắt bỏ ngón tay để ngăn tình trạng xấu hơn. Bác sĩ nói rằng để đảm bảo thành công của ca phẫu thuật, cần phải cắt bỏ ít nhất là hai đốt đầu tiên.

Lời khuyên của chuyên gia: Không nên băng bó

“Chúng tôi thường không khuyên dùng băng dán vết thương cho trẻ em, đặc biệt là ở ngón tay và ngón chân”, bác sĩ điều trị cho Tiểu Văn cho biết, ngón tay, ngón chân trẻ em thường rất yếu và dễ tổn thương. Vì vậy việc băng kín hoặc quá chặt, dễ làm gián đoạn lưu lượng máu đến ngón tay và ngón chân, khiến việc chữa lành vết thương chậm. Nếu vết thương của con trẻ nghiêm trọng cần băng bó, bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Nếu chỉ có một vết thương nhỏ như xước da, đứt tay, bạn có thể sử dụng gạc hoặc băng hỗ trợ, nhưng không nên sử dụng băng gạc hình vòng tròn. Ngoài ra, tốt nhất là thực hiện khử trùng vết thương ba lần một ngày. Không chạm vào nước trước khi vết thương lành, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.

Hướng dẫn sử dụng băng dán y tế ô gâu năm 2024

Không phải vết thương nào cũng có thể sử dụng băng dán

Băng dán thường chỉ được sử dụng cho các vết thương nhỏ có thể cầm máu mà không khâu vết thương. Các bậc phụ huynh nên biết, các loại vết thương sau đây không thể sử dụng với băng dán

- Vết thương lớn và sâu: Nếu vết thương lớn hơn và sâu hơn, không dễ cầm máu, không nên sử dụng băng dán. Thay vào đó, bạn nên đến bệnh viện để khâu vết thương. Nếu cần, nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Vết thương nhỏ và sâu: Vết thương này không dễ làm sạch, dễ nhiễm trùng. Nếu sử dụng băng dán, nó sẽ làm kém hấp thu nước và không khí, không có lợi cho việc tiết dịch tiết và mủ, có thể khiến vi khuẩn phát triển và nhân lên, gây nhiễm trùng.

- Vết xước động vật: Một vết thương do chó cắn, mèo cào,... không thể được sử dụng với băng dán để ngăn dịch mủ độc hại hoặc vi rút tích tụ, lây lan trong vết thương.

- Bỏng: Vỡ da và chảy nước sau khi bỏng nước không thể sử dụng băng dán, nếu không dịch tiết sẽ thúc đẩy nhiễm trùng.

An An (Dịch theo Sohu)

Bé trai 8 tháng tuổi xuất huyết não gây ngưng tim ngưng thở đã được bác sĩ kịp thời mở họp sọ, vi phẫu lấy máu tụ, vá màn cứng giúp bệnh nhi qua cơn nguy kịch.

Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt - Mắt Viện Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận, điều trị cho một bé trai bị chó cắn vùng mặt.

Cậu bé chỉ nặng 450 gam khi chào đời, từng chỉ còn cơ hội sống chưa đầy 1% hiện nay đã vượt qua cơn nguy hiểm và rất khỏe mạnh.

3M Steri-Strip là miếng dán vết thương mỏng được sử dụng phổ biến bởi các bác sĩ để bảo vệ các mũi khâu tự tiêu hoặc hỗ trợ lành da tránh giãn sẹo sau khi tháo các mũi khâu vết thương thông thường.

Không chỉ được tin dùng bởi các bác sĩ, người tiêu dùng cũng có thể tự mua miếng dán vết thương thay chỉ khâu 3M tại các điểm bán uy tín để tự chăm sóc vết thương tại nhà. Bạn có thể sử dụng miếng dán này để hỗ trợ liền da cho các vết cắt nông hoặc các vết thương hở nhỏ, tuy nhiên, đối với những vết thương nặng, hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Loại miếng dán 3M phổ biến và thường được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng có dạng hình chữ nhật dài và hẹp. Ngoài ra, còn có loại như hình cánh bướm hẹp ở giữa và rộng ở 2 đầu nhưng không phổ biến tại Việt Nam.

Nếu bạn còn chưa nắm rõ cách sử dụng miếng dán vết thương thay chỉ khâu 3M Steri Strip cũng như cách chăm sóc vết thương dán băng, hãy tham khảo bài viết này nhé!

Miếng dán vết thương thay chỉ khâu 3M được sử dụng khi nào?

Miếng dán vết thương tránh giãn sẹo thay chỉ khâu 3M thường được sử dụng với các vết cắt hay vết thương không quá nghiêm trọng, đôi khi cũng được sử dụng trong tiểu phẫu. Miếng dán giúp làm liền vết thương bằng cách kéo hai mép vết thương lại với nhau mà không chạm vào vết thương. Điều này giúp giảm khả năng vết thương bị dính và nhiễm vi khuẩn hay các chất gây nhiễm trùng khác.

Hướng dẫn sử dụng băng dán y tế ô gâu năm 2024

Miếng dán vết thương 3M steri strip còn là một lựa chọn tối ưu hơn so với việc khâu vết thương như thông thường vì không cần phải khâu vào da và có thể dễ dàng tháo ra khi vết thương lành.

Một số lưu ý quan trọng trước khi lựa chọn sử dụng miếng dán vết thương không cần khâu 3M để làm liền vết cắt hay vết thương hở:

  • Thích hợp nhất với những vết cắt nông, có mép thẳng.
  • Có thể kiểm soát vết thương chảy máu nhẹ. Không dùng trên những vết cắt vẫn còn chảy máu sau 5 phút cầm máu.
  • Không được khuyến cáo sử dụng cho vết thương hở miệng rộng từ 1.3cm trở lên.
  • Hiệu quả không như mong đợi đối với các vết thương ở những vị trị hay cử động như đầu gối, khuỷu tay,...

Cách sử dụng miếng dán vết thương thay chỉ khâu 3M

Thông thường, các bác sĩ sẽ dán 3M Steri-Strip tại vị trí vết rạch sau khi phẫu thuật hoặc điều trị chấn thương. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng miếng dán tại nhà, dưới đây là các bước sử dụng miếng dán khép miệng vết thương thay chỉ khâu 3M.

1. Rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi.

2. Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc xả dưới vòi nước sạch để loại bỏ hết tất cả bụi bẩn và vi khuẩn.

3. Lau khô vết thương và vùng da xung quanh bằng khăn hoặc miếng gạc sạch.

4. Dùng hai ngón tay kéo nhẹ 2 mép vết thương lại với nhau, hãy tưởng tượng hành động véo nhẹ vào da. Chú ý, kéo hai mép theo chiều ngang vết thương, không kéo theo hướng chiều dài.

5. Dán một nửa của miếng dán vào một bên vết thương trước, sau đó kéo căng phần còn lại của miếng dán và dán vào bên kia vết thương để hai mép vết thương ép sát vào nhau. Lưu ý, dán băng theo hướng vuông góc với vết cắt, không dán cùng hướng.

6. Nếu vết thương dài, lặp lại bước 5 với số lượng băng dán cần để đóng vết thương hoàn toàn. Mỗi miếng băng nên dán cách nhau 0.3cm.

7. Dùng băng keo cuộn giấy để cố định các đầu của miếng dán vết thương 3M đã dán ở mỗi bên vết thương. Ngoài ra, có thể dùng băng gạc vô trùng để bao phủ toàn bộ vết thương đã được dán 3M.

Chăm sóc vết thương sau khi dùng miếng dán thay chỉ khâu 3M

Sau khi đã dán thành công, điều quan trọng nhất là phải chăm sóc vết thương thật tốt. Những điều NÊN và KHÔNG NÊN khi quản lý vết thương dán băng dính thay chỉ khâu 3M:

  • NÊN đảm bảo vị trí vết thương và vùng da xung quanh luôn sạch sẽ.
  • NÊN đảm bảo toàn bộ vùng da dán băng được khô ráo trong vòng ít nhất 24 đến 48 giờ, cần cẩn thận khi tắm.
  • NÊN cắt bỏ phần rìa miếng dán khi đã hết dính và bị bong lên. Tốt nhất hãy dùng kéo y tế đã được tiệt trùng để cắt những phần rìa này một cách gọn gàng nhất.
  • NÊN kiểm tra vết thương mỗi ngày để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Hướng dẫn sử dụng băng dán y tế ô gâu năm 2024

  • KHÔNG NÊN kéo mạnh phần rìa băng dính khi chúng bị bong để tránh làm vết thương hở trở lại.
  • KHÔNG NÊN chà sát, cậy hay chạm vào khu vực vết thương, điều này có thể gây ra nhiễm trùng vết thương hoặc làm vết thương hở lại.

Cách tháo miếng dán vết thương tránh giãn sẹo thay chỉ khâu 3M

Trong trường hợp bác sĩ là người thực hiện dán băng, hãy đợi cho đến khi những miếng dán vết thương 3M này tự bong ra. Còn đối với trường hợp tự dán tại nhà và vết thương đã lành, thì dưới đây là cách tháo miếng dán một cách an toàn và hiệu quả.

Hướng dẫn tháo miếng dán vết thương thay chỉ khâu tránh giãn sẹo 3M

1. Pha dung dịch sát khuẩn bao gồm oxy già và nước theo tỉ lệ 1:1.

2. Ngâm vùng da dán băng 3M vào dung dịch này để làm mềm lớp keo dính trên da, giúp việc tháo băng dễ dàng hơn.

3. Kéo miếng dán ra khỏi da một cách nhẹ nhàng và chậm rãi. Đừng giật mạnh dù cảm thấy miếng băng không dễ bong khỏi da vì điều này có thể làm rách da hoặc làm vết thương rách miệng lại.

Dấu hiệu nhận biết khi nào bạn cần chăm sóc y tế

Hãy đến các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín ngay lập tức nếu vết thương của bạn có những dấu hiệu sau:

  • Vết thương không ngừng chảy máu sau 10 phút cầm máu. Bạn có thể cầm máu đơn giản tại nhà bằng cách đặt một miếng khăn hay vải sạch lên vết thương và áp chặt.
  • Vết cắt được gây ra bởi một vật cùn, mẻ hay gỉ sét có thể chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Vết cắt quá dài hoặc quá sâu để có thể dùng miếng dán 3M Steri Strip.
  • Vết thương gây đau dữ dội.
  • Vết thương chứa nhiều bụi bẩn nhưng không thể làm sạch hoàn toàn.
  • Vết thương khiến bạn không thể cử động các khớp xương, điều này có nghĩa là một hoặc nhiều dây thần kinh, cơ hoặc gân có thể đã bị tổn thương.

Ngoài ra, cần theo dõi sát sao vết thương sau khi dùng miếng dán thay chỉ khâu 3M. Hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất vết thương xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Không ngừng chảy máu.
  • Sưng đỏ, mưng mủ.
  • Trở nên đau hơn.

Để được tư vấn về băng gạc vết thương và được hỗ trợ thêm về chăm sóc vết thương, hãy liên hệ ngay với chúng tôi