Huyện tân sơn phú thọ có bao nhiêu xã

Cách xem những tuyến đường sẽ mở ở huyện Tân Sơn theo quy hoạch.

Huyện Tân Sơn nằm ở phía tây nam tỉnh Phú Thọ và là huyện cực tây của tỉnh (điểm cực nằm tại xã Thu Cúc), có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Thanh Sơn, phía bắc giáp huyện Yên Lập và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, phía tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phía nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Tân Sơn đồng thời là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Phú Thọ và xã Thu Cúc cũng là xã có diện tích lớn nhất trong số các xã của Phú Thọ (thậm chí còn lớn hơn cả thị xã Phú Thọ).

Huyện Tân Sơn có tổng diện tích 688,58km², hiện có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 17 xã: Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Kim Thượng, Lai Đồng, Long Cốc, Minh Đài, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Tân Phú (huyện lỵ), Tân Sơn, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Thu Ngạc, Văn Luông, Vinh Tiền, Xuân Đài, Xuân Sơn.

Về quy hoạch, UBND tỉnh Phú Thọ đã công khai báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030. Quy hoạch này vẫn có giá trị cho tới khi quy hoạch mới được lập, công bố trong thời gian tới.

Theo quy hoạch huyện Tân Sơn được phát triển theo tính chất: Việc lập Quy hoạch sử dụng đất đã khoanh định được quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế cao; công tác quản lý đất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng có những chuyển biến tích cực so với giai đoạn trước, từng bước ngăn chặn suy thoái rừng, đất lâm nghiệp; ưu tiên bố trí đủ quỹ đất vào các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ du lịch và các mục đích sản xuất kinh doanh khác; tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng được đưa khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, góp phần cân bằng quỹ đất sử dụng vào các mục đích theo yêu cầu phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện nay, trên địa bàn đã và đang có các dự án triển khai. Điều này sẽ góp phần từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy lưu thông, kết nối giao thông của người dân với các khu vực lân cận; nâng cao hiệu quả thoát nước, chống ngập úng, cải thiện mỹ quan môi trường đô thị; cải thiện công tác thu gom rác thải và năng lực vận chuyển, tránh ô nhiễm môi trường.

Điều này sẽ góp phần từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật để thúc đẩy lưu thông, kết nối giao thông của người dân với các khu vực lân cận; nâng cao hiệu quả thoát nước, chống ngập úng, cải thiện mỹ quan môi trường đô thị; cải thiện công tác thu gom rác thải và năng lực vận chuyển, tránh ô nhiễm môi trường.

Theo quy hoạch giao thông huyện Tân Sơn, trong tương lai sẽ có thêm nhiều tuyến đường mới sẽ được mở giúp việc di chuyển của người dân trong khu vực được thuận lợi hơn.

Một số đường sẽ mở ở huyện Tân Sơn: đường gần xí nghiệp chè Tân Phú nối với đường gần trạm y tế xã Tân Phú. Đường này có chiều dài 3,80km.

Những con đường sẽ mở trong tương lai được thể hiện cụ thể trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Dưới đây là ví dụ một số đường sẽ mở thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ:

Huyện tân sơn phú thọ có bao nhiêu xã

Huyện Tân Sơn trên bản đồ Google vệ tinh.

Huyện tân sơn phú thọ có bao nhiêu xã

Tuyến đường sẽ mở ở trong phạm vi huyện Tân Sơn trong tương lai theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ. Đây là đường gần xí nghiệp chè Tân Phú nối với đường gần trạm y tế xã Tân Phú. (Nguồn bản đồ: Sở Quy hoạch & Kiến trúc tỉnh Phú Thọ).

Huyện tân sơn phú thọ có bao nhiêu xã

Vị trí đường sẽ mở ở huyện Tân Sơn nhìn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ với nền Google vệ tinh: đường gần xí nghiệp chè Tân Phú nối với đường gần trạm y tế xã Tân Phú.

Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, được thành lập theo Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập 2 huyện: huyện Thanh Sơn mới và huyện Tân Sơn.

Đặc điểm địa lý tự nhiên: Huyện Tân Sơn nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 75km. + Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 68.858 ha + Diện tích đất nông nghiệp: 5.297 ha + Diện tích đất lâm nghiệp: nghiệp:52.577,5 ha + Diện tích đất chưa sử dụng: 8.779 ha Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La.

Đơn vị hành chính: Huyện Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền.

Ngoại trừ 3 xã Minh Đài, Văn Luông, Mỹ Thuận, 14 xã còn lại của huyện Tân Sơn đều thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II.

Dân số – Dân tộc: Dân số trung bình năm 2008 gồm có 16.968 hộ với 76.722 người. Trong đó 7 nhóm hộ dân tộc thiểu số chiếm 82,3%, cụ thể: dân tộc Mường chiếm 75%, Dao 6,4%, H’mông 0,67% …). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,15 %. Mật độ dân số trung bình là 111 người/km2..

Về phát triển kinh tế: (1) Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 6,63%.

(2) Giá trị tăng thêm bình quân đầu người ước đạt 18 trđ.

(3) Cớ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 48,1%; công nghiệp và xây dựng: 11,3%; dịch vụ: 40,6%.

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 690 tỷ đồng.

(5) Thu NSNN trên địa bàn ước đạt 28,6 tỷ đồng.

(6) Giá trị sản phẩm bình quân/01 ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 77,3 triệu đồng.

(7) Tỷ lệ đường GTNT được kiên cố hóa ước đạt 60,1%.

Về văn hóa – xã hội và môi trường:

(8)Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 1,15%.

(9) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 4,2%.

(10) Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 87%.

(11) Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề ước đạt 44%.

(12) Cơ cấu lao động: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 82,2%; công nghiệp và xây dựng: 8,4%; dịch vụ: 9,4%.

(13) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ước đạt 17%.

(14) Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 98,8%.

(15) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn Quốc gia: 72,2%.

(16) Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh: 85%.

(17) Tỷ lệ dân cư tập trung thu gom, xử lý rác thải ước đạt 20%.

(18) Độ che phủ rừng duy trì 61,6%.

(19) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Minh Đài đạt 16/19 tiêu chí.

(Số liệu năm 2017)

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ; về nguồn vốn đầu tư… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Sơn xác định trong giai đoạn tới sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xã hội để tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt – đào tạo nguồn nhân lực – phát triển kinh tế phục vụ du lịch. Đảm bảo đạt được các nội dung của đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ vào năm 2015./.

Đặc sắc Lễ hội xuống đồng của người Mường Thu Cúc là hoạt động ý nghĩa đầu năm nhằm kịp thời động viên tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trong vùng gặp gỡ giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân tạo động lực và khí thí mới, cổ vũ phong trào thi đua sản xuất và xây dựng giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông. Không khí ngày Tết vương vấn qua những cánh đào rực rỡ trong vườn nhà, nơi ven suối và cả trên nét mặt rạng ngời của đồng bào các dân tộc nơi đây. Vía lúa thiêng về từng xóm bản trong tiếng đuống rộn ràng, lời ca mượt mà chào đón mang theo hy vọng một vụ mùa bội thu lại về với người dân Mường Cúc.