Kể chuyện tưởng tượng Chuyện người con gái Nam Xương

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1) Hãy tưởng tượng mình là Vũ Nương, kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương .

2) Hãy tưởng tượng mình là Trương Sinh, kể lại câu chuyện người con gái Nam Xương.

3) Hãy tưởng tượng mình là Thúy Kiều, hãy kể lại "Cảnh ngày xuân"

4) Hãy tưởng tượng mình là Thúy Kiều, hãy kể lại "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

Các bạn lập dàn bài mấy đề trên giúp mk nha!!!! Mai mk phải kiểm tra zòi!!!! Một đề cũng được!!!!

Kể chuyện tưởng tượng Chuyện người con gái Nam Xương
Kể chuyện tưởng tượng Chuyện người con gái Nam Xương

Các câu hỏi tương tự

Bài viết:

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc. Và cũng là câu chuyện khiến em thích thú nhất. Câu chuyện về người con gái nhân cách, đẹp người đẹp nết nhưng bạc mệnh. Ước mơ của em đó là một lần được gặp nhân vật Vũ Nương để tâm sự với cô về cuộc đời đầy bể dâu trầm luân của nàng. Và hôm nay giấc mơ của em đã thành sự thật. Em đã được gặp người phụ nữ đó trong một giấc mơ tuyệt đẹp để nghe nàng kể về cuộc đời đầy bi ai của mình.

Đó là một giấc mơ vô cùng chân thực. Em đã gặp được nàng Vũ Nương trong câu chuyện bằng xương bằng thịt thực sự chứ không phải mơ hồ qua con chữ nữa. Lúc đó em thấy mình như đi lạc vào một thủy cung, xung quanh chỉ toàn những cung điện nguy nga đồ sộ. Bỗng thấy có một người con gái nhan sắc tuyệt đẹp nhưng ánh mắt hiện lên vẻ u buồn, sầu bi.

Kể chuyện tưởng tượng Chuyện người con gái Nam Xương

Em tiến lại gần nàng và quan sát “ồ người con gái này sao quen vậy? Liệu có phải là người mà mình đã biết không?”. NGhĩ vậy em mạnh dạn tiến lên bắt chuyện : “Chào chị chị có phải là Vũ Nương không?” – Đáp lại em là cái nhìn đầy nghi hoặc của nàng, rồi nàng lẳng lặng gật đầu. Em cũng đáp lại : “Em đã được đọc câu chuyện “Người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ nói về cuộc đời của chị và em rất mong được một lần lắng nghe chị kể về mình”. Vũ Nương đưa mắt nhìn em rồi trầm ngâm “Em thực sự muốn nghe câu chuyện của ta sao?” – vâng ạ! Em đáp lại.

Đến lúc này em mới kịp chiêm ngưỡng hết khuôn mặt chị. Đó phải nói là một người con gái vô cùng xinh đẹp mới chỉ ngoài 20 tuổi ở nàng hiện lên vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng nhưng cũng ẩn chứa sâu trong đôi mắt là sự buồn rầu, và đầy suy tư.

Vũ Nương tiến về phía chiếc bàn đá và ngồi xuống em cũng lặng lẽ theo sau. Rồi nàng thong thả kể:

Cuộc đời của ta là một câu chuyện rất dài và đầy u buồn. Ta sinh ra trong một gia đình nghèo bố mẹ làm nông nghiệp. Lớn lên ta có chút dung mạo hơn người nên được Trương Sinh con trai một gia đình hào phú giàu có để ý. Sau đó ta theo chàng về làm vợ. Năm đó binh lửa chiến tranh khắp nơi trai tráng phải tòng quân ra chiến trường. Ta gạt nước mắt tiễn chồng ra trận khi đang mang trong mình giọt máu của hai người.

Ta chẳng có mơ ước gì cao sang chồng được chiến công lẫy lừng hay gì hết chỉ mong hết chiến tranh chàng về đoàn tụ với gia đình với mẹ con ta là vui mừng lắm rồi.  Nói rồi nàng khẽ gạt giọt nước mắt trên khóe mi. Ôi sao thấy Vũ Nương thật vô cùng nhỏ bé, nàng cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé có một khao khát vô cùng thực tế đó là ước mơ về một mái nhà với vợ chồng, con cái đầy đủ.

Nói rồi nàng tiếp tục câu chuyện : Sau khi Trương Sinh đi tòng quân mẹ chồng ta ở nhà vì khóc thương con mà sinh bệnh dẫu ta có chạy chữa trăm ngàn phương thuốc, khấn bái bao nơi cửa phật cũng không thuyên giảm. Rồi một thời gian bệnh nặng bà qua đời. Trước lúc nhắm mắt bà còn dặn ta “Con đối xử tốt với mẹ chồng con quyết không phụ con”.  Mẹ chồng mất một tay ta vừa chăm con nhỏ lại vừa lo ma chay cúng lễ đầy đủ chu toàn, Một lòng cầu mong ngày sum họp gia đình.

Con trai ta là đứa bé ba tuổi tên Đản. Thằng bé cũng giống như bao đứa trẻ khác mới tập nói nên thấy con nhà người khác gọi tiếng cha về cũng hỏi ta cha nó đâu. Mỗi đêm ru con ngủ ta thường chỉ bóng mình trên vách và thì thầm với nó “Cha Đản về kìa”. Thằng bé cười khúc khích. Nhìn con trẻ lòng ta càng chua xót,  càng mong binh lửa mau tan để chồng về đoàn tụ .

Thế nhưng cái ước mơ đó quá xa xỉ với ta. 3 năm sau TRương Sinh trở về từ chiến trận. Mừng mừng tủi tủi ta những tưởng từ đây cuộc đời ta sẽ vui vẻ hạnh phúc bên chồng con thế nhưng nó cũng là sự khởi nguồn cho mọi bi kịch đau thương.

Trong một lần dỗ con trai, dưới ánh đèn dầu thằng bé ngây ngô chỉ vào cái bóng mình trên vách và nói với cha nó là “Cha Đản lại về kìa”. Trương Sinh tức giận không nói nên lời gặng hỏi thì thằng bé ngây ngô đáp: “Tối nào cũng thấy cha nó về”. Trương Sinh không hỏi han mà thẳng thừng trách móc ta vô tình, quên nghĩa. Quá đau buồn ta liền trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang tự tử để rửa hết nỗi oan.

Tuy ta thương xót con, giận chồng nhưng ta không biết làm sao để chàng tin mình. Mặc dù sau đó chính cái bóng trên tường đã minh oan cho ta, Trương Sinh cũng lập đàn giải oan cho ta thế nhưng suốt những ngày tháng sống dưới thủy cung ta vẫn không nguôi thương nhớ chồng con. Nói rồi Vũ Nương bật khóc nức nở. Còn em chỉ biết lặng lẽ nhìn người con gái bạc mệnh chịu tiếng đời.

Trước khi từ biệt Vũ Nương quay sang nói với em rằng : “ Ta cảm ơn em đã đồng cảm và thấu hiểu cho kiếp người của ta. Ta không trách ai cả chỉ trách mình phận mỏng không giữ nổi hạnh phúc gia đình”. Rồi nàng biến mất.

Lúc ấy cũng là lúc tiếng chuông báo thức vang lên em chợt tỉnh giấc mộng và cũng chuẩn bị cho kịp giờ đi học. Nhưng câu chuyện của Vũ Nương vẫn còn ám ảnh em mãi. Vũ Nương một người con gái tài hoa nhưng mệnh bạc. Tuy kiếp đời ngắn ngủi nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ và một người mẹ. Thế nhưng nàng chịu tiếng oan của cuộc đời. Trương Sinh chỉ là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch cuộc đời nàng còn nguyên nhân gián tiếp là do chiến tranh đã đẩy cuộc đời nàng vào bi kịch.

Bài làm

Tôi tên Dương Lâm, người ở Nam Xương, vừa đánh giặc Chiêm trở về. Cùng đợt tôi bị bắt lính, có anh chàng đa nghi, ít học tên Trương Sinh. Mới trở về, anh ta đã ghen tuông đánh đuổi và ép vợ vào chỗ chết. Tôi không hiểu đầu đuôi cầu chuyện như thế nào nhưng vợ tôi thì thương cảm cho Vũ Nương – vợ của Trương Sinh lắm.

Chuyện từ sau khi bị bắt lính thì tôi không rõ chứ những chuyện trước khi Trương Sinh đi lính thì tôi biết. Bởi vốn người cùng làng mà hai nhà cũng chẳng xa xôi gì. Vũ Nương vốn tên Vũ Thị Thiết, là một người con gái xinh đẹp, thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Cũng vì thế mà những nhà cùng đinh như chúng tôi chẳng bao giờ dárpmơ có một cô vợ như thế. chỉ có Trương Sinh, vốn con nhà hào phú mới có được sính lễ xứng đáng với một cô gái đẹp người, đẹp nết như vậy. 

Mặc dù ít học và đa nghi nhưng gia đình Trương Sinh sống rất thuận hòa, hạnh phúc. Bởi Vũ Nương luôn hiếu kính với mẹ chồng, lại sống mực thước, gìn giữ khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng xảy đến bất hòa. Đến buổi ra đi, Vũ Nương lại rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Trương Sinh rất lấy làm cảm động vì lời dặn dò ân tình ấy, anh ta vẫn thường nhắc đến lời đưa tiễn này của Vũ Nương khi chúng tôi ở nơi sa trường. Thực ra, bước vào chiến tranh, không ai rõ mình có ngày trở vể hay không nên ai cũng hạnh phúc khi được người thân quan tâm hết lòng như vậy.

Cứ thế, thấm thoát ba năm trôi qua, chúng tôi trở về, làng quê và gia cảnh cũng nhiều đổi khác. Hai đứa lớn nhà tôi bây giờ đã biết theo mẹ học cấy mạ, se sợi, chăn nuôi rất khéo. Mà con nhà Trương Sinh, từ khi đi còn chưa chào đời nay cũng gẩn ba tuổi. Vì cùng vào sinh ra tử nên dù trước đây ít qua lại nhưng bây giờ tôi và Trương Sinh vẫn thường ghé qua nhà nhau thăm hỏi thường tình. Nhất là từ sau khi Vũ Nương tự vẫn.

Đối với chuyện này, tôi cũng chẳng suy nghĩ nhiều. Một phẩn vì hôm đó tôi có việc lên mạn ngược nên không chứng kiến cảnh Trương Sinh đuổi Vũ Nương đi, phần vì vốn là chuyện nhà người ta, sức đâu mình quản được. Mà vợ tôi thì ngược lại, có lẽ cùng cảnh phụ nữ, hơn nữa, ở cạnh nhà ba năm, vợ tôi cũng coi như hiểu rõ con người Vũ Nương.

Nghe vợ tôi kể thì hôm Trương Sinh cất lời trách móc Vũ Nương, vợ tôi cùng mấy người hàng xóm khác cũng sang phân trần giúp. Bởi trong ba năm, trên có mẹ già, dưới có con nhỏ, Vũ Nương vẫn một mình lo toan gia đình chu đáo. Khi mẹ chồng ốm thì lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lơn; khi bà mất lại lo ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ. Đối với bé Đản thì lại càng yêu thương, vừa là cha, vừa là mẹ mà chăm sóc, dạy dỗ.

Chưa bao giờ thấy Vũ Nương làm gì sai trái, phạm vào luân thường đạo lí. Vậy mà không hiểu sao, Trương Sinh một mực nói nàng mất nết hư thân, đem lời bóng gió mắng nhiếc, đuổi nàng đi. 

Nghe vợ kể lại, tôi cũng lấy làm lạ. Lắm lúc, lân la sang nhà chơi, tôi muốn hỏi mà chẳng biết bắt đầu từ đâu. Nhưng, có một lần, Trương Sinh tự kể cho tôi nghe. Thì ra khi đi thăm mộ bà cụ thân sinh cùng bé Đản, Trương Sinh nghe được bé nói có một người là cha bé Đản, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Nghe thế, tôi nghĩ vợ tôi đúng là lẩm cẩm, đi bênh vực người phụ nữ trơ trẽn như vậy.

Song, khi suy xét lại, tôi thấy không ổn lắm. Nếu quả thực có việc ấy, sao Vũ Nương dám để bé Đản thấy, còn ngang nhiên nói với bé Đản đó là cha Đản nữa. Mà nếu có một người đàn ông đến thật, cũng không cần nhất cử nhất động theo Vũ Nương như hình với bóng, đứng cùng đứng, ngồi cùng ngồi. Nghĩ là thế nhưng tôi cũng không biết góp ý thế nào. Cho đến một hôm, khi đến cửa ngõ, thấy bé Đản chỉ lên bóng Trương Sinh trên vách tường mà nói cha Đản lại đến kia, tôi mới biết suy đoán của mình cũng có phần đúng. Nghe thấy lời nói của Đản, tôi quay người trở về ngay. Có lẽ không nên sang chơi lúc này, Trương Sinh cũng cần thời gian tĩnh tâm trở lại sau khi nhận ra lỗi lầm của mình.

Trở về nhà thấy vợ đang nhóm củi nấu cơm, tôi bỗng thấy thương cảm và xót xa cho vợ tôi quá. Ba năm tẩn tảo, một mình nuôi con quạnh hiu chốn quê nhà. Đến khi trở về, tôi cũng chẳng làm gì giúp vợ con. Nhiều lúc còn khinh thường phận đàn bà học ít lại nói nhiều. Cũng may, tôi không như Trương Sinh, nghi oan và đánh đuổi vợ mình. Vẫn vẻ tần tảo, lam lũ ấy, hôm nay tôi thấy vợ đẹp lạ kì.

Gần một tháng sau, Trương Sinh nói với tôi muốn lập đàn giải oan cho Vũ Nương, tôi hỏi ý kiến vợ xem có đi thắp cho nàng nén hương không.

Đó là lần đẩu tiên tôi bàn bạc với vợ, và cũng là lần đầu tiên vợ tôi được nói ra chủ ý của mình. Hai vợ chổng sắm sửa chút vàng hương và đi đến bến sông Hoàng Giang. Quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, vàng lõng, rực rỡ đẩy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Vợ tôi nhìn theo bóng Vũ Nương dẩn dần biến mất mà khóc sụt sùi. Còn tôi nhìn cái bóng ảo ảnh ấy trong nỗi niềm tiếc nuối. Tiếc cho một người phụ nữ đức hạnh mà đời lắm gian nan, lại từ đó ngẫm đến bản thân mình mà đối xử tốt hơn với vợ và hai cô con gái. Không gì hạnh phúc bằng được sống yên ấm, hòa thuận bên nhau. Vũ Nương trở về tuy đẹp đẽ, tráng lệ nhưng Trương Sinh chẳng thể nào bên vợ được nữa, bé Đản cũng không còn mẹ chăm sóc mỗi ngày. Bởi thế, trân trọng những người thân yêu bên cạnh mới là điểu cần thiết và ý nghĩa nhất.

Chúng tôi tuy sinh ra và trưởng thành từ làng quê, quen nếp sống và suy nghĩ của xã hội trọng nam khinh nữ, gia trưởng, độc đoán nhưng chuyện nhà Trương Sinh đã khiến tôi nghĩ lại. Những người phụ nữ, trong đó có cả vợ tôi mà bấy lâu nay tôi chỉ thấy họ phiền phức, yếu đuối, dựa dẫm thì nay mới thấy chính họ đang từng ngày, từng giờ chăm lo, vun vén cho hạnh phúc gia đình; chính họ đang nhóm lên ngọn lửa yêu thương trong căn nhà ấm áp.