Kế hoạch đánh giá cho chủ đề/bài học (theo yêu cầu cần đạt) môn lịch sử 6

Mẫu kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả trong dạy học lịch sử

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7

CHỦ ĐỀ: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỶ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ X

BƯỚC 1: YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

- Trình bày sơ lược vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á.

- Trình bày được quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VII.

- Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỷ VII đến thế kỷ X ở Đông Nam Á.

- Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X.

BƯỚC 2: PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

- Học sinh trình bày được sơ lược về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Mức độ 1: Xác định được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Thực hiện được kỹ năng đúng chỉ bản đồ.

- Trình bày được sự xuất hiện của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỷ VII – X.

- Mức độ 1: Kể được tên các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỷ VII – X.

- Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế về giao lưu thương mại và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

- Mức độ 1: Nêu được quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 3: Vận dụng được kiến thức liên hệ thực tế về giao lưu thương mại và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

Hoạt động học

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

PP,KTDH

Kiểm tra đánh giá

Phương pháp

Công cụ

Xác định vấn đề

KHỞI ĐỘNG

- Tổ chức trò chơi, tạo hứng thú kết nối vào bài học.

- Thực hiện tốt trò chơi khởi động

Phương pháp trò chơi

- Quan sát

- Hỏi đáp

- Câu hỏi

Hình thành kiến thức

Hoạt động 1

Du lịch Đông Nam Á

- Học sinh trình bày được sơ lược về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Tự đọc tài liệu tại nhà, thực hành các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.

- Mức độ 1: Xác định được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Thực hiện được kỹ năng đúng chỉ bản đồ.

PP trực quan

- KWL

- Quan sát

- Hỏi đáp

- Câu hỏi

- Bảng kiểm

Hoạt động 2

Tìm hiểu các vương quốc cổ Đông Nam Á

- Trình bày được quá trình xuất hiện của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 1: Kể được tên các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

- Kỹ thuật động não

- PP nêu và giải quyết vấn đề

- Hỏi đáp

- Sản phẩm học tập

- Câu hỏi

- Bài tập 1 phút

Hoạt động 3

Tìm hiểu Đông Nam Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.

- Biết được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến.

- Mức độ 1: Kể được tên các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỷ VII – X.

- Kỹ thuật khăn trải bản

- Kỹ thuật trạm.

- Quan sát

- Sản phẩm học tập

- Bài tập

- thang đo.

- Bảng kiểm

Hoạt động 4

Giao lưu thương mại và văn hóa

- Phân tích được tác động chính của hoạt động giao lưu thương mại và văn hóa.

- Vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn

- Mức độ 1: Nêu được quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 3: Vận dụng được kiến thức liên hệ thực tế về giao lưu thương mại và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

- Trình bày sản phẩm PPT [lớp học đảo ngược]

- Kỹ thuật viết tích cực

- Sản phẩm học tập

- Hỏi đáp

- Bài tập

- Thang đo

- Bảng kiểm

- Bài tập 1 phút

Luyện tập

+ Củng cố kiến thức bài học

+ Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.

- Mức độ 1:

+ Trình bày được nội dung cơ bản của bài học

- Mức độ 2:

+ Vẽ được sơ đồ tư duy bài học

- Mức độ 3:

+ Nhận xét, đánh giá được

- Phương pháp trò chơi

- Kỹ thuật vẽ sơ đồ tư duy

- Kiểm tra viết [trắc nghiệm]

- Sản phẩm học tập

- Bài tập

- Kỹ thuật sơ đồ tư duy

- Thang đo

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Vận dụng và mở rộng

- HS vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

- Mức độ 1:

+ Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Phương pháp dạy học hợp tác

- Sản phẩm học tập

- Bài tập

- Bảng kiểm

- Thang đo

BƯỚC 4: THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động khởi động:

Giáo viên tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Dựa vào hình ảnh về thiên nhiên, đất nước, con người ở Đông Nam Á, chỉ cho tên thủ đô trong vòng 2 phút các em hãy ghi tên các nước mà em biết?

Nhóm nào ghi tên đúng nhiều nước hơn thì nhóm đó được nhiều điểm hơn.

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Du lịch Đông Nam Á.

+ Mục tiêu: trình bày được sơ lược về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Bảng thực hiện kỹ thuật KWL:

Bảng KWL

K

W

L

Liệt kê những điều em đã biết về vị trí khu vực Đông Nam Á

Liệt kê những điều em muốn biết về vị trí khu vực Đông Nam Á

Liệt kê những điều em đã học được về vị trí khu vực Đông Nam Á

- Câu hỏi: Em hãy xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á trên bản đồ Châu Á?

? Vị trí của khu vực Đông Nam đưa đến đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của khu vực này là gì?

? Khí hậu tạo nên sự thận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực?

? Liên hệ hiện nay, có những nước nào trong khu vực Đông Nam Á xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất trên thế giới?

Hoạt động 2: Tìm hiểu các vương quốc cổ Đông Nam Á.

+ Mục tiêu: Trình bày được quá trình xuất hiện của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Câu hỏi:

? Các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á được hình thành như thế nào?

? Câu hỏi 1 phút: Dựa vào kênh chữ Sách giáo khoa và lược đồ trên bảng trong 1 phút em hãy liệt kê ra các quốc gia cổ được hình thành ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VII?

Trong 1 phút em ghi được nhiều nước hơn, đúng thời gian hình thành hơn thì được đánh giá tốt hơn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu Đông Nam Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.

+ Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến.

+ Gợi ý công cụ đánh giá: Sản phẩm là nội dung hoàn thành của nhóm trên giấy A0

Bảng kiểm và thang đo.

Bảng kiểm hoạt động nhóm:

Nhóm

Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân

Số thành viên làm hoàn thành phiếu cá nhân

Số thành viên làm hoạt thành phiếu cá nhân chính xác

Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nhóm 6

Nhóm 7

Nhóm 8

Bảng đánh giá cá nhân trong nhóm:

Họ và tên

Nhiệm vụ được phân công

Nhận xét, đánh giá

Hoàn thành hoạt động chuẩn bị cá nhân

Thực hiện nhiệm vụ theo phân công trong nhóm

Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến

Lê Văn Sức

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Hồng Huệ

Thư ký

Trần Quang Thành

Thành viên

Nguyễn Hoài Sâm

Thành viên

Thang đo giữa các nhóm với nhau:

Tiêu chí

Mức độ

1

2

3

4

1. Nội dung trình bày

2. Cách trình bày

2a. Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp

2a. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp [tư thế, cử chỉ, điệu bộ…]

3. Tương tác với người nghe [nhìn, lắng nghe, đặt câu hỏi, gây chú ý, khuyến khích người nghe…]

4. Quản lí thời gian

5. Điều chỉnh hợp lí, kịp thời [Nội dung, cách trình bày, tương tác, thời gian]

Thang đánh giá

Mức 1: Đạt được 6 tiêu chí

Mức 2: Đạt được 5 tiêu chí [Đạt đủ các ý trong tiêu chí 2 và 3]

Mức 3: Đạt được 4 tiêu chí [trong đó phải đạt ít nhất 1 tiêu chí 2 hoặc 3]

Mức 4: Đạt được 3 tiêu chí trở xuống.

Hoạt động 4: Giao lưu thương mại và văn hóa

+ Mục tiêu: Phân tích được tác động chính của hoạt động giao lưu thương mại và văn hóa. Vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn hoạt động giao lưu thương mại, văn hóa hiện nay.

+ Gợi ý công cụ đánh giá: Sản phẩm là bài PPT và phần thuyết trình của các nhóm

Bảng kiểm và thang đo như hoạt động 3.

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động luyện tập:

+ Mục tiêu:

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Gói câu hỏi trắc nghiệm: [5 đến 10 câu]

- Thang đánh giá sơ đồ tư duy:

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Nội dung

- Đầy đủ, chính xác, từ khóa

7

Hình thức

- Thẩm mĩ, khoa học, sáng tạo

3

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động vận dụng, mở rộng:

+ Mục tiêu: vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Nội dung báo cáo.

- Bảng kiểm, thang đo như ở hoạt động 3.

Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử 6 theo Công văn 5512

TÊN BÀI DẠY - Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

Môn: Lịch sử; Lớp 6

Thời gian thực hiện: Tuần 1 [1 tiết]

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu[tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết].

2. Về năng lực

* Năng lực riêng/ đặc thù: Tái hiện kiến thức lịch sử, nhận xét, phân tích.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

+ Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

+ Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu[tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết].

+ Khai thác một số kênh hình trong bài học.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

3. Về phẩm chất:

- Giáo dục lòng yêu nước: biết gốc tích tổ tiên, quê hương để từ đó bồi đắp thêm lòng yêu nước.

- Giáo dục tinh thần trách nhiệm: biết giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa.

- Giáo dục tính chăm chỉ: tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Thiết kế bài giảng

- Máy tính, thiết bị trình chiếu Tivi, tranh ảnh

- Giáo án word và Powerpoint

- Phiếu học tập

- Thu thập tài liệu liên quan đến bài học.

2. Đối với học sinh

Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển, mục đích, phương pháp học tập Lịch sử đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung hoạt động: HS hiểu con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian từ đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được tất cả các mọi sự vật hay con người đều biến đổi theo thời gian nghĩa là đều có quá khứ và đó chính là lịch sử. Từ đó học sinh dần dần hình thành khái niệm lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cho xem hình ảnh công cụ lao động thời xưa với công cụ lao động ngày nay yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:


Công cụ lao động thời xưa


Công cụ lao động thời nay

Qua bức tranh trên công cụ lao động ngày xưa với công cụ lao động thời nay có sự khác nhau không? Vì sao?

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả [Một HS trả lời, các HS khác nhận xét].

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Như vậy chúng ta có thể thấy con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động: Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử và nhiệm vụ của môn lịch sử

b. Nội dung: học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử và nhiệm vụ của môn lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành 3 nhóm: các nhóm đọc mục 1 SGK [4 phút], thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nhóm 1Con người sự vật xung quanh ta có biến đổi không? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? Em hiểu Lịch sử là gì?
Nhóm 2Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người?
Nhóm 3Tại sao Lịch sử còn là một khoa học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV bổ sung nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Kết luận:

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lịch sử còn là một khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.

2.2. Hoạt động: Mục đích học tập Lịch sử.

a. Mục tiêu: HS hiểu được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử [mục đích của việc học lịch sử] và hiểu được mình phải làm gì cho tương lai.

b. Nội dung: học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được mục đích học tập Lịch sử,biết được mình phải làm gì cho tương lai.

c. Sản phẩm: học sinh giải thích được vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập: Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK [4 phút], thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau.

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nhóm 1:Lớp học ngày xưa khác với lớp học ngày nay như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Em thấy lớp học ở trường em có gì giống và khác với những hình ảnh đó?


Hình ảnh lớp học ngày xưa


Hình ảnh lớp học ngày nay

NỘI DUNG THẢO LUẬN
Nhóm 2Học Lịch sử để làm gì?
Nhóm 3Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử.
Nhóm 4Các em cần phải làm gì để tưởng nhớ công ơn của những anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc để cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp như ngày nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức và chuẩn kiến thức.

Kết luận:

- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.

- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.

- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

2.3. Hoạt động: Phương pháp học tập Lịch sử.

a. Mục tiêu: Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu[tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết]

b. Nội dung: học sinh tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được phương pháp học tập Lịch sử sử dựa vào 3 nguồn tư liệu chính [Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết].

c. Sản phẩm: học sinh phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu[tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết]

.....

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử THCS!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề