Kế hoạch trải nghiệm gói bánh chưng ngày tết

      Để thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng cho trẻ mầm non, hòa chung với không khí rộn rã của ngày Tết cổ truyền đang đến gần, cô trò trường mầm non Vật Lại tất bật  cho công tác chuẩn bị để gói bánh chưng.

* Về phía nhà trường:

- Ban giám hiệu đã tổ chức thành lập ban giám khảo để chấm điểm sản phẩm trong hoạt động trải nghiệm.

- Chuẩn bị trang trí sân khấu: bảng, biểu, hoa đào, nhạc Tết...

- Lên chương trình cụ thể

* Về phía giáo viên và phụ huynh:

- Giáo viên phối hợp vói phụ huynh ở lớp lên kế hoạch chi tiêu cụ thể để chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm của các con.

+ Chuẩn bị lá dong: rửa sạch, lau khô

+ Chuẩn bị gạo nếp: vo kĩ, đãi sạch.

+ Chuẩn bị nhân đậu, thịt: Đảm bảo vệ sinh ATTP

+ Chuẩn bị củi, bếp, nồi.

* Về phía giáo viên:

- Giáo viên chuẩn bị câu truyện " Sự tích bánh chưng, bánh giày".

- Chuẩn bị phần giới thiệu nội dung cho trẻ.

- Chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ:

+ Ai là người làm ra chiếc bánh chưng, bánh giày đầu tiên?

+ Để làm ra chiếc bánh chưng, bánh giày cần những nguyên liệu gì?

+ Chiếc bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho gì? Ý nghĩa của chúng?

* Về phía trẻ:

 - Trẻ chuẩn bị trang phục, quần áo gọn gàng sạch sẽ.

       Dưới đây là một số hình ảnh chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền cho trẻ ở trường mầm non Vật Lại:

Kế hoạch trải nghiệm gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh: Chuẩn bị sân khấu hoạt động trải nghiệm

Kế hoạch trải nghiệm gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh: Phụ huynh chuẩn bị củi để nấu bánh

Kế hoạch trải nghiệm gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh: Rửa lá dong

Kế hoạch trải nghiệm gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh: Vo đãi gạo nếp

Kế hoạch trải nghiệm gói bánh chưng ngày tết

Hình ảnh: Chuẩn bị các nguyên liệu để loàm bánh chưng

       Sau khi chuẩn bị xong các điều kiện cần và đủ, mọi người ai cũng háo hức đến ngày hôm sau để được tham gia vào hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền tại trường mầm non Vật Lại.

KẾ HOẠCH

CUỘC THI “HỌC SINH VỚI TẾT CỔ TRUYỀN” NĂM 2021

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Mục đích.

- Tạo sự đoàn kết, không khí vui tươi phấn khởi cho toàn thể Đoàn viên – Thanh niên trong dịp Tết đến, xuân về.

- Tạo cơ hội cho Đoàn viên – Thanh niên tự tìm hiểu, khắc sâu thêm những nét đẹp truyền thống về ngày Tết của dân tộc.

 - Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế.

2.  Yêu cầu

- Tất cả các chi đoàn trong Nhà trường cùng tham gia.

- Ban chấp hành các chi đoàn có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong đội chuẩn bị mọi vật dụng để tham gia.

- Đảm bảo vui tươi, an toàn, vệ sinh, tiết kiệm, không ảnh hưởng tới tài sản chung.

II. THỜI GIAN - ĐỐI TƯỢNG THAM GIA:

- Thời gian: 14h00 - 16h30 ngày 29/01/2021 (Tức chiều thứ Sáu- ngày 17-12 Âm lịch) và 7h30 - 11h00 ngày 30/01/2021 (Tức sáng thứ Bảy - ngày 18-12 Âm lịch).         

- Đối tượng tham gia: Học sinh các khối lớp 10, 11,12 đang theo học tại trường THPT Ân Thi năm học 2020 – 2021.

III. NỘI DUNG – CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Thi gói, luộc bánh chưng

-  Thời gian: Từ 14h00 đến 15h30 ngày 29/1/2021 (thứ Sáu). Các lớp đến trước đó để chuẩn bị nguyên vật liệu.

-  Địa điểm: Sân Chào cờ trường THPT Ân Thi

-  Số lượng: mỗi lớp tham dự cử tối thiểu 04 học sinh tham gia, gói tối thiểu 04 chiếc bánh chưng trong thời gian thi. Các lớp sẽ tự luộc bánh chưng tại địa điểm tập trung do Đoàn trường quy định (sẽ thông báo sau).

- Hình thức gói bánh: có thể gói tay hoặc gói khuôn.

- Vật dụng cần thiết các đội thi tự chuẩn bị

+ Chiếu hoặc bạt để trải dưới sân trường.

+ Mâm để làm vật kê gói bánh.

+ Thau để đựng nguyên vật liệu…

-  Tiêu chí chấm thi: Tổng điểm 100đ.

+ Trang phục thí sinh dự: 5đ

+ Số lượng bánh (6đ): Lớp không đủ số lượng bánh trong thời gian thi trừ 1đ/1chiếc.

+ Nguyên liệu (10đ): Đầy đủ lá dong, dây lạt để buộc, thịt ba chỉ, gạo nếp, đậu xanh, gia vị…

+ Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm: 9đ.

+ Hình thức bánh trước khi luộc (30đ):  Bánh chưng có hình vuông, kích thước: chiều ngang mỗi cạnh từ 14 - 16 cm, chiều cao từ 4 – 6 cm.

+ Chất lượng (40đ): Sau khi luộc, khi bóc bánh có vỏ ngoài xanh, thơm ngon, nhân bánh phân bố đều, đúng kích cỡ chiều ngang mỗi cạnh từ 12 - 16 cm, chiều cao từ 3 – 6 cm.

- Giải thưởng: Tổng số 06 giải: 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba

2. Thi các trò chơi tập thể:

-  Thời gian: Từ 15h30 đến 16h30 ngày 29/1/2021 (thứ Sáu). Lưu ý: Vòng loại thi kéo co sẽ có lịch riêng.

-  Địa điểm: Sân Chào cờ trường THPT Ân Thi.

- Giải thưởng trao theo khối: Tổng số có 9 giải: 01 Giải Nhất, 01 Giải Nhì, 01 Giải Ba.

a. Thi kéo co: Một số quy định chung:

- Mỗi đội gồm 10 thành viên, trong đó bắt buộc phải có 05 nam và 05 nữ (nếu chi đoàn nào không đủ nam sinh thì sử dụng nữ sinh theo tỷ lệ quy đổi 3 nữ = 2 nam).

- Hình thức thi đấu: thi đấu theo khối lớp, thể thức loại trực tiếp (áp dụng cho tất cả các vòng thi đấu).

+ Tổ chức bốc thăm thi đấu vòng loại: 8h00 ngày thứ 2 (04/01/2021) tại Văn phòng Đoàn.

+ Vòng loại khối: tiến hành vào giờ ra chơi các tiết từ ngày 6,7,8/01/2021 tại sân Chào cờ.

+ Vòng chung kết khối: Tổ chức vào chiều ngày 29/01/2021.

- Trong quá trình thi đấu các đội không được phép thay người.

- Các đội sẽ mặc quần áo thể thao thích hợp, đi giầy thể thao (không được đi chân đất, giầy da).

- Nếu tổng số đội đăng ký thi kéo co là số lẻ thì Ban tổ chức sẽ ưu tiên đội nào bắt đúng lá thăm số cuối cùng là được đặc cách không phải thi đấu 01 vòng; các đội khác vẫn thi đấu bình thường.

b. Trò chơi chuyển nước bằng tay

- Mỗi đội gồm 12 thành viên không phân biệt nam nữ.

- Cách chơi:

+ Mỗi đội cử 01 bạn để làm công tác trọng tài giám sát đội bạn.

+ Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng tay múc nước, rồi chuyển cho người thứ 2, cứ như thế chuyển cho người cuối hàng để đổ vào chai. Đội nào đầy chai trước là đội chiến thắng.

c. Trò chơi thổi bóng bàn trên cốc nước

- Mỗi đội gồm 12 thành viên không phân biệt nam nữ.

- Cách chơi:

+ Mỗi đội cử một trọng tài để làm công tác trọng tài giám sát đội bạn.

+ Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của đội chạy từ điểm xuất phát đến vị trí để cốc rồi dùng miệng thổi bóng sang cốc nước bên cạnh rồi chạy về vị trí xuất phát, sau đó người thứ hai chạy lên thổi bóng từ cốc nước số 2 sang số 3… Đội nào có bóng về đích sớm nhất là đội chiến thắng. Lưu ý: Mỗi một lần thổi, quả bóng chỉ được di chuyển sang 1 cốc liền kề.

3. Cuộc thi “Món ăn Việt”

-  Mỗi đội cử 0410 thành viên của lớp mình tham gia.

- Mỗi đội tham gia tối thiểu 03 món ăn tự chọn theo chủ đề “Truyền thống Việt” (trong đó phải có 01 món tráng miệng) và 01 món bắt buộc là bánh chưng,

- Thời gian dự thi là 60 phút. Nguyên liệu được sơ chế trước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thành viên trong đội sẽ phải tự chuẩn bị nguyên liệu và phương tiện nấu ăn như: bếp, xoong, nồi, bát đĩa, …

- Các đội thi phải có bảng kê tên món ăn và bảng tên của đội mình.

- Thuyết trình trong vòng 01 phút các món ăn của đơn vị tham gia.

- Ban tổ chức chuẩn bị bàn để các đơn vị trình bày.

- Sau khi chuẩn bị và trang trí xong, món ăn được đem đến trưng bày tại bàn do Ban tổ chức quy định để Ban giám khảo chấm và nghe thí sinh thuyết trình. Ngoài món ăn trưng bày, mỗi đội phải chuẩn bị thêm 01 phần món ăn của mình bên cạnh để Ban giám khảo nếm thử.

- Các lớp nộp bảng kê thông tin món ăn dự thi về BTC trước ngày 16/1/2021 theo cấu trúc: Chủ đề của món ăn + Tên các nguyên liệu chế biến + Quy trình chế biến + Phần thuyết trình.

- Quy định chấm điểm: Thang điểm tối đa 100 điểm cho mỗi món.

Điểm tối đa của phần thi nấu ăn là 80 điểm.

  • Vị                                                               : 20 điểm
  • Mùi                                                             : 15 điểm  
  • Màu sắc                                                      : 15 điểm
  • Chế biến hợp vệ sinh                                  : 10 điểm
  • Trang trí                                                     : 10 điểm
  • Kỹ thuật chế biến                                       : 10 điểm

Điểm tối đa của phần thi thuyết trình:  20 điểm.

  • Thuyết trình lưu loát, tác phong tự tin            : 10 điểm
  •  Nội dung ngắn gọn xúc tích , ý nghĩa (không quá 1 phút): 10 điểm

- Cách xác định kết quả thi của các đội tham dự:

- Các thành viên trong Ban giám khảo sẽ chấm độc lập. Ban Giám khảo sẽ cộng kết quả. Đội nào có tổng điểm cao hơn thì xếp trên (Theo kết quả từ cao đến thấp).

- Trong trường hợp đội có tổng số điểm bằng nhau, Ban Giám khảo sẽ chọn thí sinh có điểm vòng thi nấu ăn cao hơn thì xếp trên.

 - Giải thưởng:   

01 Giải Xuất sắc.

01 Giải Nhất.

02 Giải Nhì.

03 Giải Ba.

03 Khuyến khích

IV. BAN TỔ CHỨC:

  1. Trưởng ban: Thầy Vũ Văn Tiến – Bí thư Đoàn trường.
  2. Các phó trưởng ban:

Thầy Lê Cao Thắng – PBT Đoàn trường.

Thầy Nguyễn Đình Duy – PBT Đoàn trường.

Cô Đoàn Thị Nguyên – UV BTV Đoàn trường.

Cô Hoàng Thị Thúy - UV BTV Đoàn trường.

Cô Tào Thị Thảo

Cô Trần Thị Thu

IV. KINH PHÍ:

  1. Kinh phí tổ chức và làm giải thưởng: được trích từ Quỹ Thanh niên của Đoàn trường và sự đóng góp của các lớp.
  2. Kinh phí tham gia: Các chi đoàn tự túc

V. KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Ngoài giải thưởng được trao trong các phần thi theo cơ cấu đã công bố, BCH Đoàn trường sẽ cộng điểm thi đua cho từng phần thi như sau: Nhất, Xuất sắc: 30 điểm; Nhì 25: điểm; Ba 20 điểm; Khuyến khích 15đ; Tham gia: 10đ.

2. Kỷ luật :

- Trừ 50 điểm và không đề nghị xét thi đua cuối năm học nếu lớp không tham gia hoặc vi phạm: mang vật dụng không được phép đến trường, đánh nhau, học sinh uống rượu bia, đưa người lạ vào trường, vệ sinh lớp bẩn trước và sau khi liên hoan, làm hỏng cơ sở vật chất của nhà trường …

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

                    Hiệu trưởng

               Nguyễn Thị Loan

Nơi nhận:

- BGH (để báo cáo);

- GVCN các lớp (để phối hợp);

- Các chi đoàn (để thực hiện);

- Lưu VP.

TM BCH ĐOÀN TRƯỜNG

                            Bí thư

Vũ Văn Tiến