Không còn tình cảm có nên chia tay

1. Người ấy từ chối dành thời gian cho bạn

Người ấy dường như không có đủ thời gian cho bạn nhưng luôn sẵn sàng  với những mối quan tâm khác. Đây là dấu hiệu chứng tỏ họ không còn thấy bạn thú vị nữa.

Khi rất muốn ở bên ai đó, bạn luôn có thời gian dành cho họ. Đây là việc không thể phủ nhận.

2. Bạn cảm thấy mình như thành người khác

Khi thực sự yêu một ai đó, bạn chấp nhận con người họ. Mong muốn thay đổi người ấy từ thói quen đến tính cách là dấu hiệu không hề tốt.

Bạn không còn là chính mình khi yêu? (Ảnh: Netflix)

Bản thân bạn cũng vậy, không nên bỏ đi những sở thích vốn có, hay tự cảm thấy tội lỗi khi người kia bỗng dưng tỏ ra không thích bạn.

Nếu trước khi yêu bạn cảm thấy vui hơn, hạnh phúc hơn, còn giờ đây lại luôn có cảm giác nặng nề như "đèo bòng" thì nên đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ này ngay.

3. Mất đi sợi dây kết nối

Sự giao tiếp là chìa khoá để duy trì mối quan hệ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc mở cửa trái tim người ấy, gặp trở ngại trong việc chia sẻ bí mật với họ; bạn thà nói chuyện với người khác còn hơn tâm sự với người yêu... thì đây là những dấu hiệu không ổn.

4. Phần lớn các cuộc nói chuyện đều dẫn đến cãi nhau

Hãy hồi tưởng lại những cuộc nói chuyện giữa hai người. Nếu cuộc trò chuyện nào cũng kết thúc bằng việc phán xét đối phương, trách móc, cằn nhằn thì cần phải xem lại tình trạng mối quan hệ.

Khi yêu, bày tỏ quan điểm, suy nghĩ cá nhân là tốt; tuy nhiên chấp nhặt những tiểu tiết và lấy đó làm cớ để cãi nhau thì thực sự vô lý.

5. Trái tim hết xao xuyến khi nghĩ về người ấy

Khi mối quan hệ có tiến triển, bạn bước qua thời gian đắm say, nồng cháy thì sự háo hức ban đầu sẽ phai mờ đi, đây là điều có thể hiểu được.

Nghĩ về người ấy khiến bạn khóc lóc, đau khổ.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sự đắm đuối, xao xuyến bạn dành cho đối phương cũng biến mất theo năm tháng. Nếu việc nghĩ đến người ấy không khiến bạn mỉm cười hay cảm thấy hạnh phúc nữa thì tốt hơn hết là để họ đi.

6. Người ta chỉ nhận, không cho

Một mối quan hệ đòi hỏi sự bình đẳng ở mọi khía cạnh, đặc biệt là việc tạo ra sự thoải mái. Nếu bạn đang cố gắng để vun đắp cho cả hai người, còn người kia chẳng làm gì thì bạn nên tìm cách kiếm ai đó trân trọng bạn hơn đi.

7. Cảm thấy tình yêu thật nhạt nhẽo

Đừng mong đợi tình yêu ngoài đời thật lung linh như trên phim, nhưng cũng đừng cho rằng sự chán nản, nhạt nhẽo là điều tất yếu. Ngoài việc cùng nhau nấu ăn, cùng nằm tay đi dạo bờ biển, có hàng trăm cách để cặp đôi có thể chia sẻ cùng nhau. Những điều giản dị nhỏ bé ấy sẽ giúp cho đôi mắt sáng lên, đôi tim rạo rực  trở lại.

Tuy nhiên, điều này phải phụ thuộc vào sự tự nguyện của cả hai người. Nếu không, cần phải xem xét lại mối quan hệ này.

8. Bạn không trưởng thành lên khi yêu

Sự trưởng thành là điều rất quan trọng trong bất cứ mối quan hệ nào, đặc biệt là tình yêu. Khi ấy, hai khả năng có thể xảy ra, một là chỉ chăm chăm vào cái tôi cá nhân; và hai là cùng nhau trưởng thành.

Nếu một mối quan hệ không giúp bạn trưởng thành lên, hãy nghiêm túc xem lại. (Ảnh: Brightside)

Trong mối quan hệ hạnh phúc, hai người sẽ cùng kéo nhau lên, cùng trưởng thành và trở nên tốt hơn. Nếu thay vì truyền cảm hứng cho bạn, người ấy luôn kéo bạn xuống; khiến bạn trở nên thụt lùi thì đừng ngần ngại kết thúc mối quan hệ này.

9. Bạn không nằm trong danh sách ưu tiên

Điều này tưởng chừng là một đòi hỏi quá đáng, nhưng đúng, bạn cần phải ở trong danh sách ưu tiên của nửa kia. Họ cần phải cố gắng có mặt khi bạn cần họ hoặc ít nhất là nỗ lực tìm hiểu xem bạn đang ra sao, cảm thấy thế nào.

10. Mất cảm giác được yêu

Tình yêu và sự ấm áp là những thứ giữ lửa cho một mối quan hệ. Nếu tất cả những thứ bạn làm chỉ là khóc lóc, khổ sở vì người ấy, nên suy nghĩ nghiêm túc vì sao bạn có mối quan hệ này.

Những cuộc cãi vã và mâu thuẫn giữa hai người đem lại năng lượng tiêu cực hơn bạn nghĩ. Hãy luôn nhớ rằng bạn xứng đáng được hạnh phúc và điều quan trọng hơn cả là sức khoẻ tâm lý của bạn.

Hạ Vũ

Tôi và anh yêu nhau, một chuyện tình bình yên và giản dị. Hai bên gia đình đều mong chờ một đám cưới để hai đứa về chung nhà. Tôi cũng mong chờ cùng anh vun vén gia đình nhỏ, san sẻ mọi chuyện trong cuộc sống. Dịch dã nên chúng tôi làm việc ở nhà, hay gọi điện tíu tít quan tâm nhau. Không ngọt ngào đường mật nhưng tôi xem anh như người thân, một phần của cuộc sống. Trong suốt thời gian yêu nhau, tôi thấy vui vẻ và hạnh phúc, chắc anh cũng vậy.

Vào một ngày trong thời gian thực hiện chỉ thị 16, chúng tôi chia tay, thật sự đột ngột và bất ngờ. Tôi như bị rơi từ trên mây xuống đất, anh dứt khoát và quyết đoán vẫn như cách làm việc. Nguyên nhân chia tay chắc vì tình cảm hai đứa không đủ lớn để hiểu nhau. Chúng tôi không tranh cãi ai đúng ai sai, chỉ im lặng. Thật ra, im lặng là liều thuốc độc giết chết tình yêu. Tình cảm của con người cũng giống như cây cối, cần chăm sóc và vun vén.

Những ngày đầu thất tình, tôi vật vã, chán chường và hụt hẫng. Nghĩ cũng lạ, chỉ là người lạ từng thương mà lại có thể đày đọa tâm tư mình đến vậy. Tôi giận anh, đau vì tình cảm hai đứa ngỡ thật bền chặt, ai ngờ mong manh đến vậy. Tôi thương bố mẹ hai bên gia đình. Tại anh, là anh bước vào cuộc đời tôi, làm tôi yêu nhiều như vậy rồi lại lạnh lùng bước đi. Lắm lúc tôi muốn gọi điện ăn vạ với anh lắm nhưng nghĩ kỹ lại anh đã rất nghiêm túc trong chuyện tình cảm dành cho tôi. Chúng tôi đã cùng nhau đồng hành, tiếc là đoạn đường quá ngắn.

Ngoài kia, biết bao người đang gồng mình chống dịch, biết bao khó khăn mất mát, họ vẫn kiên cường và mạnh mẽ. Mặc dù nhiều lúc nhớ đến anh, buồn lắm nhưng tôi sẽ mạnh mẽ, nhớ về anh như một kỷ niệm đẹp. Cầu chúc cho anh luôn bình an, khỏe mạnh và vui vẻ, rôi hai ta sẽ được hạnh phúc. Cố lên anh nhé, chàng trai hết sức cứng đầu. Cầu chúc cho mọi người bình an, nhiều sức khỏe, mong Sài Gòn mau chóng vượt qua đợt dịch này.

Các cặp đôi đang yêu nhau hãy nắm chặt tay nhau, trân quý đối phương nhé! Cuộc sống vô thường như vậy, lơ là một giây thôi là lạc mất nhau rồi. Đừng như tôi, giờ muốn có người để ôm ấp mà chỉ còn lại kỷ niệm.

Hồng

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

    Đang tải...

  • {{title}}

Thông tin tác giả

X

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 43 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.

Bài viết này đã được xem 88.969 lần.

Nếu bạn tìm đến bài viết này, nghĩa là bạn đang có một số ngờ vực về mối quan hệ của mình. Việc đặt câu hỏi và thăm dò cảm xúc là hoàn toàn lành mạnh cho bất cứ một mối quan hệ nào, nhưng làm sao bạn biết cảm giác bất an trong lòng đang nói với mình rằng đã đến lúc kết thúc mối quan hệ? Kết thúc một mối quan hệ không bao giờ là điều dễ dàng, thậm chí ngay cả khi bạn biết đó là việc nên làm. Dù sao thì trước tiên bạn cần phải chắc chắn đó là lựa chọn đúng bằng cách xem những dấu hiệu dưới đây có áp dụng với bạn không. Hãy bắt đầu từ Bước 1.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 4:Thừa nhận Cảm giác Của Bạn

  1. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    1

    Hãy xem xét có điều gì bạn miễn cưỡng chấp nhận về người kia của mình. Bạn có muốn anh hay cô ấy thay đổi vì mình? Và nếu có, hãy cân nhắc việc người kia cũng muốn bạn thay đổi vì họ là hợp lẽ. Một việc nữa bạn cũng có thể thử là chấp nhận hoàn toàn điều mà bạn muốn họ thay đổi. Hãy nói lớn: "Tôi chấp nhận rằng anh ấy/cô ấy là kẻ bê tha." Sau đó tự hỏi mình: Liệu lợi ích từ mối quan hệ có trọng lượng hơn thực tế đó không? Nếu có, hãy cố gắng chấp nhận và đối xử với người kia của bạn như chính bản thân họ mà không phải thay đổi người đó.

    • Nếu điều này quá lớn hay phiền toái đến mức bạn đơn giản không thể vượt qua được và người kia không thay đổi, thì có lẽ đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ.
    • Có thể bạn và người kia đến từ những nền tôn giáo khác nhau. Nếu người kia của bạn từ chối cải đạo và bạn cũng vậy, và tôn giáo rất quan trọng đối với bạn, thì có lẽ đây là yếu tố không thể bỏ qua được.

  2. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    2

    Hãy nghĩ về những vấn đề của bạn. Bạn có thể phát hiện thấy bạn muốn chia tay bởi vì bạn không muốn đối mặt với một số vấn đề nhất định trong cuộc sống của mình, như sự bất an hay nỗi sợ hãi bị bỏ rơi, nhưng chắc chắn chúng sẽ lại xuất hiện trong bất cứ mối quan hệ nào. Ví dụ, có thể trước đây bạn đã từng bị phản bội, và bạn có xu hướng chia tay trước khi gắn bó quá sâu và trở nên nhạy cảm với việc bị tổn thương lần nữa. Đây không phải lý do tốt để chia tay. Bạn cần phải xử lý nỗi sợ chứ không phải chạy trốn khỏi nó.

    • Nếu bạn nghĩ vấn đề nằm ở bạn, hãy nói chuyện với người kia về chúng và xem các bạn có thể cùng nhau tìm cách vượt qua không.

  3. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    3

    Hãy xem có phải bạn tiếp tục mối quan hệ bởi vì bạn không muốn làm tổn thương tình cảm của người kia. Nếu bạn là kiểu người quen với việc lo lắng cho nhu cầu của người khác, có thể từ sâu thẳm bên trong bạn biết rằng bạn không còn muốn ở trong mối quan hệ này nữa, nhưng bạn sợ phải nói với người kia rằng nó đã kết thúc rồi. Tuy nhiên bạn phải nhận thấy rằng bạn không phải đang đối xử tốt đẹp với người kia bằng việc tiếp tục quan hệ với họ chỉ vì lòng thương cảm. Đọc bài viết "Cách để Chấm dứt là Kẻ vuốt đuôi" sẽ có thể hữu ích.

    • Nếu bạn biết mối quan hệ sẽ chẳng đi đến đâu, thì chấm dứt nó càng nhanh sẽ là điều tốt nhất bạn có thể làm cho người kia, bởi vì bạn đã cho anh hoặc cô ta cơ hội để chữa lành và tìm kiếm một mối quan hệ phù hợp hơn trong tương lai.
    • Mặc dù chấm dứt mối quan hệ trong thời điểm bình lặng là lý tưởng nhất, đừng trì hoãn nó bởi vì sắp tới sinh nhật, đám cưới, ngày Valentine, Christmas với gia đình, hay hàng triệu lý do khác khiến việc chia tay trở nên "bất tiện". Điều này có thể tiếp diễn mãi và sẽ không có một thời điểm hoàn hảo nào để chấm dứt mối quan hệ (mặc dù có những thời điểm quả thật tốt hơn so với những thời điểm khác).

  4. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    4

    Hãy xem có phải bạn bước vào mối quan hệ vì sợ một mình không. Bạn có sợ sống độc thân không? Một lý do khác là đôi khi mọi người miễn cưỡng không muốn chấm dứt mối quan hệ vì họ không muốn một mình. Nhưng việc quan hệ với người khác với tư cách "thế chỗ" không những bất công đối với họ mà còn là bất công đối với chính bạn, bởi vì bạn sẽ ít có khả năng phát triển bản thân và tìm được đối tượng phù hợp cho mình. Hãy đọc Cách để Tận hưởng Một mình và Cách để Lạc quan để lên tinh thần.

  5. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    5

    Hãy sẵn sàng chấp nhận rằng bạn không còn thích người kia như trước nữa. Hoặc, có lẽ họ cũng không thích bạn đến thế. Không ai biết chính xác tại sao chúng ta thích hay yêu một người. Đôi khi chúng ta không cảm thấy kết nối. Hoặc đôi khi tình cảm của một người phát triển quá mạnh trong khi người kia thì không. Điều đó vẫn xảy ra. Và nó gây đau đớn, nhưng không phải lỗi của ai cả. Sự trìu mến và tình yêu là không thể cưỡng ép. Bạn có thể yêu điên cuồng một lúc nào đó, nhưng việc này cách đây đã bao lâu rồi? Bạn càng thú nhận cảm xúc của mình sớm chừng nào thì bạn càng có thể giải quyết nó nhanh chừng đấy.

  6. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    6

    Thiền. Dành chút thời gian ngồi một mình mắt nhắm, tập trung vào hơi thở. Mặc dù việc này sẽ không dẫn tới sự đốn ngộ cho biết bạn nên làm gì với mối quan hệ của mình, nó có thể giúp bạn cảm thấy tập trung vào bản thân hơn và kết nối với suy nghĩ của bản thân. Bạn có thể quá bận và bấn loạn khi thấy bạn không có giây phút nào ngồi xuống và thực sự lắng nghe những điều mà tâm trí và cơ thể đang nói với mình.

  7. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    7

    Nghĩ xem bạn có thấy xấu hổ khi dẫn theo người kia không. Đây là một điểm quan trọng. Nếu đồng nghiệp và bạn bè đang vui vẻ, bạn có hứng thú dẫn theo người kia nhập hội bởi vì bạn biết người kia tuyệt vời nhường nào, hay lấy cớ không dẫn theo người kia bởi vì bạn ghét dẫn theo anh ấy hoặc cô ấy trong những tình huống xã hội?

    • Chắc chắn, một số người dễ e thẹn hơn những người khác và có những tình huống sẽ vui vẻ hơn nếu không có người kia, nhưng nhìn chung, bạn nên tự hào về người đang ở bên bạn và cảm thấy phấn khích khi giới thiệu họ. Nếu bạn không hạnh phúc khi mọi người thấy bạn với người kia thì làm sao bạn có thể thấy hạnh phúc trong mối quan hệ đó được?

Phần 2 Phần 2 của 4:Nghĩ về Nửa kia

  1. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    1

    Nhận ra bạn đang ở trong một mối quan hệ thao túng hoặc kiểm soát. Mối quan hệ kiểu này không lành mạnh. Để có thể tiếp tục quan hệ, đối tượng thao túng cần thay đổi triệt để cách cư xử của mình. Nếu anh ta hoặc cô ta không, hoặc không thể, chấm dứt nó càng sớm càng tốt là một điều khôn ngoan. Nếu bạn thấy người kia đang chỉ đạo mọi việc bạn làm và đe dọa nếu bạn hành động độc lập, có nghĩa là bạn đang đối mặt với một vấn đề khá hóc búa.

    • Nếu bạn bị thao túng hoặc kiểm soát, thì đây là một trong những trường hợp hiếm hoi bạn không muốn gặp mặt chia tay trực tiếp; nếu bạn lo ngại phản ứng bạo lực khi bạn chấm dứt mối quan hệ, hãy chấm dứt từ xa và nhờ một người bạn thu dọn hậu quả.

  2. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    2

    Hãy xem có phải người kia không tôn trọng bạn không. Nếu nửa kia thực sự quan tâm tới bạn, có nghĩa là anh ta hoặc cô ta sẽ không hạ thấp hoặc chỉ trích bạn một cách vô lý. Nếu người ấy đưa ra những nhận xét có tính xây dựng để giúp bạn trưởng thành, đó là một chuyện, nhưng nếu người đó cố tình ác ý, đó lại là chuyện khác. Ví dụ, nếu bạn làm rơi vỡ thứ gì đó và người kia nói những lời như "Thật là đồ ngốc, tại sao không để ý việc mình làm lấy một lần trong đời?" đó là dấu hiệu rõ ràng bạn cần phải rời bỏ người đó và chuyển qua một người quan tâm tới mình hơn.

    • Sự thiếu tôn trọng từ người kia có thể khó nhận biết hơn. Có thể người đó châm chọc vẻ ngoài của bạn, chế giễu nghề nghiệp của bạn, hay bóng gió chỉ ra bạn không khá lắm ở một điểm nào đó. Đó vẫn là sự thiếu tôn trọng -- đỉnh cao của nghệ thuật che đậy.

  3. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    3

    Hãy xem người kia có thường xuyên đay nghiến bạn không. Thỉnh thoảng bất đồng cũng là điều bình thường, và bất đồng thậm chí đôi khi còn là lành mạnh cho một mối quan hệ nếu nó giúp bạn đem những bực dọc ra thảo luận một cách xây dựng. Tuy nhiên nếu người kia lúc nào cũng hét vào tai bạn, bất đồng với bạn, gọi tên bạn, và nói chung là cư xử ác độc với bạn chẳng vì lý do gì, thì đã đến lúc thoát khỏi mối quan hệ như vậy.

  4. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    4

    Hãy xem người kia có xấu hổ về mối quan hệ không. Đây là một tín hiệu cảnh báo không thể làm ngơ. Nếu người kia xấu hổ khi đi cùng bạn hay thậm chí khi nói rằng cả hai đang hẹn hò, nghĩa là có vấn đề lớn rồi. Có rất ít lý do chính đáng để che đậy tình yêu, trừ khi người kia quá trẻ để hẹn hò hoặc có lý do hợp lý để giấu mối quan hệ khỏi những phụ huynh độc đoán. Nhưng nếu người kia muốn giữ bí mật trước bạn bè hay người quen hoặc từ chối nắm tay bạn hoặc tỏ ra đang hẹn hò chốn đông người, có lẽ đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ. Bạn muốn sánh vai với một người tự hào khi đi cùng bạn mà không phải xấu hổ, bởi vì bạn xứng đáng được như vậy.

  5. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    5

    Hãy xem có phải bạn thường xuyên là người muốn gần gũi hay không. Nếu hai bạn đang âu yếm, nhưng hầu hết mọi lần bạn là người gợi ý hoặc cố làm nóng bầu không khí, có thể là đang có rắc rối. Nhất là nếu bạn đang hôn mào đầu hay kết thúc và yêu cầu người kia hôn bạn, bạn có thể có một số vấn đề thực sự trong mối quan hệ. Đừng ngại ngần nói về điều này; có thể người kia có vấn đề về sự gần gũi hay không muốn chạm vào bạn vì bạn đã phản bội họ. Dù vấn đề có là gì đi nữa, bạn cần phải giải quyết nó hoặc chấm dứt quan hệ, bởi vì tình hình hiện tại đang trục trặc.

  6. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    6

    Hãy xem có phải họ gây áp lực cho bạn làm điều gì đó mà bạn cảm thấy khó chịu không. Nếu họ bắt bạn uống khi bạn không muốn, quan hệ khi bạn không sẵn sàng, hoặc thậm chí tham gia vào những trò liều mạng như đua xe, quấy rối người lạ, hay thể hiện bản thân theo cách khiến bạn thấy sợ hãi, thì đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ. Người đó không tôn trọng ý muốn và nhu cầu của bạn và bạn có thể tìm thấy một người thực sự quan tâm tới bạn.

    • Có thể bạn sẽ mất một phút để nhận ra rằng bạn đang làm những việc mà bạn thấy không thoải mái, bởi vì bạn chỉ đang cố tập quen dần với nó mà thôi.

Phần 3 Phần 3 của 4:Nghĩ về Mối quan hệ

  1. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    1

    Hãy xem có phải mọi người đã cảnh báo bạn về việc hẹn hò người kia không. Mặc dù bạn không nên chấm dứt mối quan hệ chỉ bởi vì người bạn thân nhất mơ hồ nghĩ rằng bạn có thể"làm tốt hơn thế", bạn nên cân nhắc mối quan hệ nếu tất cả bạn bè, gia đình, hoặc thậm chí những người bạn gần như không quen biết nhắc bạn hãy thoát khỏi mối quan hệ càng sớm càng tốt. Nếu bạn có những lý do cụ thể, như là người kia không thích bạn hoặc đối xử với bạn như thể búp bê giẻ rách, thì thực tế rành rành là đã đến lúc nói lời chia tay.

    • Đương nhiên, mọi người có thể không hiểu mối quan hệ của bạn ra sao và bạn không thể lẩm cẩm lấy việc mọi người có thích hai bạn kết đôi hay không làm nền tảng cho mối quan hệ. Nhưng nếu tất cả mọi người đều khuyên nhủ bạn hãy bước ra khỏi mối quan hệ, ít nhất bạn cũng cần cân nhắc họ có lý do hợp lý để làm điều này.

  2. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    2

    Hãy xem có phải mọi việc đang tiến triển quá nhanh không. Mối quan hệ của bạn nên phát triển theo nhịp độ hợp lý và bạn nên dành thời gian tìm hiểu lẫn nhau. Nếu bạn mới gặp người kia chỉ hai tháng trước và đã bàn chuyện dọn vào ở chung hay cưới hỏi, có thể cả hai người đang bị ám ảnh bởi ý nghĩ về sự cam kết mà không phải là về nhau. Nếu bạn cảm thấy có chút say nắng trong mối quan hệ mà chưa từng dành thời gian nghĩ về người kia, thì bạn nên giảm tốc hoặc dừng lại.

  3. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    3

    Hãy xem có cuộc trò chuyện nào về tương lai không. Nếu bạn mới 15, không bao giờ nói đến hôn nhân, dọn vào sống chung, tham vọng nghề nghiệp, ý định con cái… cũng là điều bình thường, nhưng nếu bạn đã 25 hay 35 hay đã hẹn hò được vài năm, thì chủ đề tương lai theo lẽ tự nhiên sớm muộn cũng nên được đưa ra xem xét. Nếu hai bạn đã gắn bó được một thời gian dài và không ai đề cập tới tương lai quá một tháng, thì có khả năng là hai bạn không tính rằng mình sẽ nên đôi lứa trong dài hạn. Nếu điều này là đúng, thì bạn phải nghĩ về việc mối quan hệ này có đáng theo đuổi hay không.

  4. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    4

    Hãy xem có phải mối quan hệ đang có vấn đề nghiêm trọng hay không. Mặc dù những dấu hiệu ít nghiêm trọng hơn cũng có thể biểu thị việc cần chia tay, nhưng có những dấu hiệu gần như luôn chỉ ra rằng hoặc bạn cần chấm dứt mối quan hệ hoặc bạn nghiêm túc điều chỉnh thái độ của mình. Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu này, có lẽ đã đến lúc chia tay:

    • Bạn đang bị người kia lạm dụng thể chất và/hoặc tâm lý, bóc lột tài chính, lạm dụng tình dục hay bị bôi nhọ nhân phẩm vượt qua ngưỡng gây tổn hại tới sức khỏe và sự an toàn.
    • Người kia luôn gây áp lực ép bạn làm những điều bạn thấy không thoải mái, như tham gia vào một hoạt động nguy hiểm hay phạm tội. Những tối hậu thư hà khắc và tuyên bố đe dọa gây áp lực là những dấu hiệu về một mối quan hệ tiềm tàng nguy hiểm. Đừng sa vào cái bẫy "Nếu em thực sự yêu anh, em sẽ làm điều này..."
    • Xung đột và tuyệt vọng dai dẳng bao trùm những mặt chính trong đời sống lứa đôi - giao tiếp, tình dục, tài chính và chỗ dựa tình cảm.
    • Sự ghen tuông trở thành vấn đề chính. Mối quan hệ trở nên độc hại khi người kia cố gắng áp đặt về việc bạn nên giao du với ai, khi nào, và trong bao lâu. Bạn là người kiểm soát cuộc sống của bạn chứ không phải người kia.
    • Người kia đã sử dụng rượu hay các chất gây nghiện một thời gian dài đến nỗi họ không thể thoát khỏi chúng và gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của bạn, hay của lũ trẻ.
    • Bạn đã sử dụng rượu hay các chất gây nghiện một thời gian dài đến nỗi bạn không thể sống thiếu chúng. Sẽ chẳng lợi lộc cho bất cứ ai nếu bạn vẫn cứ tiếp tục duy trì mối quan hệ.
    • Mối quan hệ của bạn dựa trên những nền tảng phù phiếm giờ không còn nữa, như tiệc tùng, những thú vui chung, tình dục không tình yêu, và bạn đã sẵn sàng để bước qua những điều này.
    • Người kia cố kiểm soát đồ bạn mặc hay vẻ ngoài của bạn. Cơ thể của bạn, khuôn mặt của bạn, mái tóc của bạn, và tủ quần áo của bạn; bạn quyết định phải làm gì với chúng cơ mà.

  5. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    5

    Hãy xem mối quan hệ của bạn có thuộc diện"chập chờn" không. Người yêu thực sự sẽ luôn yêu bạn cho dù tình cảnh có thế nào đi nữa, nếu mối quan hệ của bạn chập chờn, thì đã đến lúc rời bỏ bởi vì nó không còn ổn nữa. Đừng quay lại và hàn gắn bởi vì không đau đầu không đau tim sẽ tốt hơn cho bạn, và có rất nhiều người đang chờ bạn tìm đến họ.

  6. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    6

    Hãy xem những mục tiêu trong cuộc sống của các bạn có mâu thuẫn với nhau không. Nếu bạn muốn mình trở thành nhà sinh học hải dương chu du thế giới và người kia muốn làm giáo viên sống ở Texas cả đời bên cạnh gia đình, nghĩa là đã có vấn đề ở đây. Nếu bạn không thích có con trong khi cô ấy muốn tới bảy đứa và bắt đầu từ hôm qua, nghĩa là đã có vấn đề ở đây. Nếu mơ ước và tầm nhìn tương lai của các bạn không tương đồng -- và bạn phải sớm xác định bước tiếp theo --thì đã đến lúc thoát ra khỏi mối quan hệ.

    • Nếu bạn vẫn còn ở tuổi thiếu niên, đúng, những mục tiêu trong cuộc sống có thể thay đổi và bạn không có thời gian để suy nghĩ cặn kẽ. Nhưng nếu bây giờ các bạn cần lên kế hoạch tương lai và không có giao điểm nào khả hữu, có lẽ đã đến lúc xem lại mối quan hệ.

  7. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    7

    Hãy xem một trong hai người có ai tái diễn việc thiếu chung thủy. Lừa dối không bao giờ là dấu hiệu tốt, cho dù bạn có lịch sử lừa dối hay đang lừa dối vì bạn bất hạnh trong mối quan hệ. Mặc dù bạn có thể học tha thứ cho nhau, nhưng nếu điều này lặp đi lặp lại, khả năng là mối quan hệ đã bị tổn hại quá nhiều để hồi phục. Đây có thể là cách gửi thông điệp tới nhau rằng mối quan hệ giữa hai người là không đủ.

  8. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    8

    Hãy xem có phải hai người đã trở nên xa rời nhau rồi không. Đây là trường hợp khó. Bạn có thể thực sự yêu nhau hồi trung học hay đại học, nhưng giờ bạn phát hiện thấy hai người hoàn toàn khác biệt, từ bạn bè, mơ ước cho tới sở thích. Nếu bạn thấy điểm chung duy nhất giữa hai người là câu chuyện ngày xưa, và điều đó không đủ, có lẽ đã đến lúc bước tiếp. Đây là một trong những lý do khó khăn nhất cho việc chia tay, bởi vì nó không phải là lỗi của ai cả, và cả hai vẫn dành tình cảm cho nhau, nhưng điều này không có nghĩa hai bạn vẫn nên chung đường nếu con người bạn hiện nay thấy không cần thiết phải thế.

  9. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    9

    Hãy xem bạn có giữ bí mật nào không cho người kia hay biết không. Bất cứ hình thức bí mật hay lừa dối nào, thậm chí cả khi chưa đi xa đến mức trở thành phản bội, là dấu hiệu cảnh báo chỉ ra không còn sự tin tưởng hay danh dự trong mối quan hệ nữa. Bạn không nên giấu giếm điều gì to tát hơn một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho người kia. Điều này khác với việc không chia sẻ những phiền muộn của bạn về công việc với nửa kia bởi vì bạn biết cô ấy sẽ chán ngấy chuyện đó; nó giống như là che giấu việc bạn đang phỏng vấn cho một công việc ở một bang khác bởi vì bạn không biết bạn sẽ làm gì nếu có được nó.

  10. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    10

    Hãy xem có phải cả hai không chịu chung sức hay không. Nếu bạn đã từng có những chuyến picnic lãng mạn, đi bộ đường dài, lên kế hoạch chi tiết buổi hẹn hò, và chăm sóc lẫn nhau khi đau ốm, nhưng giờ bạn gần như không thể cố gắng nghe điện thoại và trả lời tin nhắn của nửa kia, thì bạn cần cố gắng hơn hoặc chấm dứt mối quan hệ. Nếu bạn và người kia đơn giản không còn nỗ lực nữa, thì trong sâu thẳm bạn phải cảm thấy mối quan hệ không còn đáng nữa.

  11. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    11

    Hãy xem bạn có đang bắt đầu dành nhiều thời gian một mình không. Có thể bạn và nửa kia đã âm thầm chia tay không chính thức mà không lên tiếng. Nếu bạn dành phần lớn cuối tuần với bạn bè, thăm gia đình một mình, hoặc chỉ ở nhà và tận hưởng sở thích thay vì đi chơi cùng nhau -- nghĩ về việc xem hai tivi ở hai phòng khác nhau -- thì có lẽ hai bạn đang rời xa nhau mà không làm ầm ĩ lên. Nếu điều này là đúng, có lẽ đã đến lúc chia tay.

Phần 4 Phần 4 của 4:Hành động

  1. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    1

    Đừng bao giờ chia tay trong giây phút nông nổi. Nếu mối quan hệ không còn đáng cứu vãn, bạn sẽ đủ khả năng nhận ra nó khi cả hai cùng bình tĩnh. Thêm nữa, chia tay trong giận dữ có thể khiến việc khép lại mối quan hệ trở nên khó khăn. Hãy đảm bảo rằng bạn cảm thấy sáng suốt và đã dành thời gian suy nghĩ trước khi thẳng thắn "nói chuyện".

  2. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    2

    Thử dành một khoảng thời gian xa nhau nếu bạn cần chút thời gian để suy nghĩ thêm. Đồng ý không gặp nhau trong một hoặc hai tuần, và hãy chắc chắn nói rõ là hai người vẫn còn trong mối quan hệ và mối quan hệ trở nên khép kín trong giai đoạn này. Đừng dành thời gian bên nhau, đừng nói chuyện điện thoại, đừng gửi tin nhắn. Thời gian xa cách thử thách này có thể giúp bạn nhận thấy mối quan hệ có giá trị thế nào với bạn… hoặc không. Nếu ban đầu khó khăn, nhưng bạn nhận thấy con người mình yên ổn mà không cần người này trong cuộc sống, chia tay có lẽ là một ý tưởng không tệ.

    • Nếu bạn thích thú tận hưởng vài ngày đầu nhưng sau đó thấy mình nhớ nhung người kia và cảm thấy thiếu họ cuộc sống của mình sẽ không trọn vẹn, có lẽ bạn nên cố gắng hàn gắn mối quan hệ. Chi tiết xem thêm tại Cách để Dành Không gian Cho Nhau.

  3. Không còn tình cảm có nên chia tay
    Không còn tình cảm có nên chia tay

    3

    Hãy cân nhắc xem mối quan hệ của bạn có đáng được cứu vãn không. Nếu bạn đã dành thời gian nghĩ về việc có nên chấm dứt mối quan hệ hay không, thì bạn có thể thấy dấu hiệu về một mối quan hệ tốt đối với mình. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn nên nỗ lực để ở lại với người kia, thậm chí nếu điều này có nghĩa là bạn phải thay đổi quyết liệt:

    • Có nền tảng cốt lõi về những giá trị và niềm tin tương đồng mà đôi bên cùng chia sẻ, đặc biệt là những giá trị tâm linh và đạo đức.
    • Đôi bên vẫn tin tưởng lẫn nhau; bạn biết người kia vẫn bên cạnh bạn và tin rằng họ sẽ chung sức với bạn trong việc xây đắp ngôi nhà chung.
    • Khó khăn chợt đến không báo trước. Vấn đề sức khỏe, chấn thương, vấn đề tài chính, tái nghiện, thoái hóa, trầm cảm có thể dồn dập đến bất cứ lúc nào và khiến mọi thứ trở nên đen tối. Hãy gắng chờ đợi tình hình sáng sủa hơn, và cố gắng làm bạn với nhau cho tới khi khó khăn qua đi.
    • Bạn rơi vào vòng tiêu cực luẩn quẩn khi những hành vi tiêu cực là nguyên nhân sinh ra những hành vi còn tiêu cực hơn. Hãy thoát khỏi vòng luẩn quẩn này bằng cách kiểm soát những phản ứng tiêu cực của bạn, kêu gọi đối thoại hòa bình, và đợi người kia xử lý tính tiêu cực trong họ.
    • Bạn có xu hướng tháo chạy khỏi cam kết ngay khi thấy dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Hãy dành chút thời gian dịu lại và tìm cách để trở thành bạn bè lần nữa. Hãy gắn kết với tình bạn, ghi nhớ những gì bạn đã từng thích ở người kia, và cư xử giống như là bạn quan tâm tới họ. Hãy xem bạn kiên nhẫn giải quyết vấn đề tới đâu dù chỉ một lần, không cần biết đến kết quả việc này sẽ ra sao.
    • Đôi bên dần dần xa rời nhau và đột nhiên phát hiện mình đang sống cùng một người lạ. Điều này thường xảy ra do sự lơ là, nên hãy giải quyết nó – nói chuyện, lắng nghe, dành thời gian cùng nhau và xem xem bạn có thể tái khám phá tình yêu không.

Lời khuyên

  • Hãy hỏi một vài người bạn thân hay gia đình. Xem quan điểm của họ về mối quan hệ của bạn như thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng, đó hoàn toàn là quyết định của bạn.
  • Liệt kê những mặt ưu và khuyết của việc duy trì mối quan hệ. Nếu mất nhiều hơn được thì nên kết thúc mối quan hệ.
  • Cho dù bạn hay người kia là người chủ động chia tay, hãy chấp nhận điều đó. Nếu người bạn rời bỏ bạn chỉ vì bạn không giống như kỳ vọng của họ và bạn lúc nào cũng phải chạy theo cô ta hay anh ta, hãy dừng lại. Cảm ơn người bạn đó vì đã khiến bạn nhận ra bạn cần phải tập trung vào chính bản thân mình chứ không phải anh ấy/cô ấy. Hãy chấp nhận sự chỉ trích một cách tích cực và bước tiếp, với những kỷ niệm ngày cũ ngọt ngào.