Kiến thức và kinh nghiệm cái nào quan trọng hơn

Bằng cấp có phải là thứ quyết định tất cả?

Nhiều bạn trẻ và một số gia đình vẫn giữ quan điểm chỉ cần có tấm bằng Giỏi, xuất sắc từ một ngôi trường danh tiếng, cơ hội việc làm sẽ mở rộng. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực trẻ, năng động, giàu kỹ năng thực tiễn đã trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Kiến thức và kinh nghiệm cái nào quan trọng hơn

Trong thế giới ngày nay, có một sự thực là tấm bằng đại học không đảm bảo chắc chắn bạn sẽ có một công việc như ý muốn. Các nhà tuyển dụng ngày càng ít để ý hơn tới bằng cấp của bạn. Doanh nghiệp cần bạn có khả năng làm việc thực tế, có thái độ tốt sau đó mới đến tấm bằng.

Kinh nghiệm là chìa khóa giúp bạn thành công

Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ thích những người có kinh nghiệm vì không phải mất thời gian đào tạo lại. Nhưng trong những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo thì kinh nghiệm lại là rào cản, thậm chí sẽ bóp chết sự sáng tạo.

Kiến thức và kinh nghiệm cái nào quan trọng hơn

Các bạn trẻ nên trau dồi từng ngày những kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng mềm khi còn đang đi học.

Để chuẩn bị hành trang thật tốt khi bước chân vào thị trường lao động, các bạn trẻ phải trau dồi từng ngày, nhất là kỹ năng làm việc thực tế. Để có năng lực làm việc thực tế, ngay từ khi còn đang là sinh viên, các bạn nên xin đi "thực tập không lương" tại các doanh nghiệp với tinh thần ham học hỏi, quan sát và trải nghiệm thực tế sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn khi ra trường.

Kỷ luật bản thân - bí quyết của những người thành công

Có thể bạn từng biết nhưng đã quên: Một trong những bí quyết được coi là tinh hoa của những người thành công đến từ việc rèn luyện thói quen kỷ luật bản thân.

Kỷ luật bản thân chính là điều kiện cơ bản giúp chúng ta đạt được những điều quan trọng và cần thiết trong công việc và cuộc sống. Đồng thời cũng giúp chúng ta chống lại những thói quen xấu là rào cản cho sự phát triển của bản thân. Tính kỷ luật sẽ cho ta tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc.

Trường Doanh Nhân CEO Việt Nam đào tạo sinh viên thực hành ngay từ năm nhất

Trường Doanh nhân CEO Việt Nam là trường đào tạo doanh nhân cho học sinh tốt nghiệp THPT. Trên cơ sở lấy nền tảng là các chương trình đào tạo thực tiễn, phối hợp cùng hệ thống giáo dục quốc gia.

Trường Doanh nhân CEO Việt Nam là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn CEO Việt Nam. Hiện đang hoạt động trên 13 lĩnh vực: CEO Education, CEO Academy, CEO Software, CEO Travel, CEO Language, CEO Light, CEO Marketing, CEO Media, CEO Resources, CEO Hotel, CEO Master, CEO Land, CEO Fashion.

Kiến thức và kinh nghiệm cái nào quan trọng hơn

Học sinh tại trường Doanh Nhân CEO được rèn luyện kỹ năng mềm trong những năm đầu tiên nhập học.

Trường Doanh nhân CEO Việt Nam với chương trình đào tạo liên kết cùng Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp chỉ đào tạo 2 chuyên ngành là Quản trị kinh doanh (CEO Business One) và Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành (CEO Tourist). Theo đó, tất cả các sinh viên sẽ được học kiến thức cần thiết trong 1 năm, riêng CEO Tourist thì các sinh viên sẽ được trải nghiệm 120 địa điểm du lịch trong 1 năm đầu tiên, vừa đi trải nghiệm để có kĩ năng thực tiễn của hướng dẫn viên, vừa học thảo luận trên trường để hiểu sâu sắc về địa điểm du lịch.

Bước sang năm học thứ 2, sinh viên của hai chuyên ngành đều được bố trí vị trí công việc tại doanh nghiệp phù hợp. Kết thúc năm thứ 3 thì các bạn đã bỏ túi 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, tự lập từ khi 19 tuổi, kiếm được tiền tự nuôi bản thân hoặc hỗ trợ gia đình.

Kiến thức và kinh nghiệm cái nào quan trọng hơn

Mô hình đào tạo thông qua thực tế tại Trường Doanh nhân CEO Việt Nam giúp các sinh viên đến gần với ước mơ của mình.

Không chỉ học những kiến thức chuyên môn, sinh viên tại trường Doanh Nhân CEO Việt Nam còn được học các kỹ năng kinh doanh thực tiễn như: Kỹ năng làm công văn, tờ trình, kỹ năng xây dựng các ấn phẩm, hình ảnh, video, kỹ năng chạy quảng cáo, truyền thông, marketing… đến kỹ năng của người quản lý kinh doanh và CEO. Buổi sáng học kiến thức căn bản của Trường Cao đẳng Kinh tế Công Nghiệp, buổi chiều học kiến thức thực tiễn từ Doanh nhân của Trường Doanh Nhân CEO Việt Nam và buổi tối các em được học chương trình hội nhập như là đọc sách, thuyết trình, chơi Guitar, khiêu vũ,...

Chương trình học theo mô hình quân đội giúp sinh viên rèn luyện kỷ luật, tổ chức chặt chẽ, hình thành cho sinh viên thói quen làm việc chủ động, kỷ luật bản thân tốt, thái độ, tư duy tích cực, sử dụng thời gian như một nhân viên tại doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết về Trường Doanh Nhân CEO Việt Nam vui lòng xem TẠI ĐÂY!

Tạm kết

Bạn có tấm bằng nhưng bạn cần phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm mà vị trí công việc bạn hướng đến. Ngoài ra, bạn nên trang bị cho mình những kĩ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, khả năng tiếp thu, nắm bắt công việc. Như vậy, bạn là người mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được và không có nhà tuyển dụng nào tiếc trả lương tốt cho một nhân sự xứng đáng!

Chào các bạn,

Kiến thức và kinh nghiệm cái nào quan trọng hơn

Tất cả những người khoảng 40, 50 đều có một lúc nào đó nghĩ đến câu này: “Làm sao mà mình có thể truyền các kinh nghiệm của mình cho em cháu, các cô cậu nhỏ, để các cô cậu không làm những lầm lỗi mình đã làm nhỉ?”

Câu trả lời là chẳng có cách nào cả.

Tại sao ta không thể truyền kinh nghiệm cho nhau được?

Thưa, vì truyền thì phải truyền bằng ngôn từ, chữ nghĩa, mà ngôn từ chữ nghĩa thì cùng lắm cũng chỉ chuyển tải được chừng 1/10 của kinh nghiệm. (Ngoại trừ trong phim Dune, các nữ phù thủy có thể cầm tay nhau để truyền cho nhau kiến thức và kinh nghiệm, kể cả hình ảnh và cảm xúc, như chính người được truyền đang trực nghiệm 100%. Nhưng đó là movie, các bạn 🙂 )

Vi dụ, mắm tôm. Làm thế nào các bạn có thể truyền kinh nghiệm mắm tôm mùi vị thế nào cho một người Ý đại lợi, ngoại trừ việc cho hắn nếm thử một ít mắm tôm, tức là cho hắn tự trực nghiệm mắm tôm?

Hay là sầu riêng?

Hay là giải thích cho các em bé dưới tuổi dậy thì yêu là gì?

Hay các cô cậu 17, 18 đang yêu say đắm, làm sao có thể giải thích cho bố mẹ hiểu “Nếu con không có anh ấy (cố ấy) con chắc chắn là sẽ phải chết thôi”?

Kinh nghiệm là điều không thể chuyển tải toàn phần, cùng lắm chỉ là 1/10 có thể chuyển tải qua ngôn ngữ. Kinh nghiệm chỉ có thể có được qua trực nghiệm. Chẳng có cách nào khác.

Và kinh nghiệm không chỉ là kinh nghiệm, kinh nghiệm chính là kiến thức. Chỉ có kinh nghiệm về ăn mắm tôm mới cho ta kiến thức mắm tôm mùi vị thế nào. Chỉ có kinh nghiệm về tình yêu mới cho ta kiến thức tình yêu vui sướng và đau khổ thế nào. Không có kinh nghiệm về mắm tôm thì không có kiến thức về mắm tôm, không có kinh nghiệm về tình yêu thì không có kiến thức về tình yêu.

Cho nên các bạn, cách hầu như là duy nhất để có kiến thức thật là trực nghiệm, tức là “go out and do something”, đi ra ngoài và làm gì đó.

Tham dự và các hoạt động sinh viên trong các sinh hoạt cộng đồng—thăm người nghèo, xây nhà tình thương, thăm người bệnh, vận động chương trình gì đó—để có kiến thức về người nghèo, người già, người bệnh, bệnh viện, phương pháp vận động quần chúng…

Càng trực nghiệm nhiều trong các sinh hoạt xã hội ngoài gia đình kiến thức các bạn càng nhiều. Đừng ngồi nhà ôm mấy quyển sách cả ngày. Hai người cùng một IQ ngang nhau có thể đọc cùng một quyển sách và tiếp thu hoàn toàn khác nhau. Người có nhiều kinh nghiệm sẽ tiếp thu bằng 10 lần người ít kinh nghiệm.

Có một câu giản dị trong Thánh kinh mà mình tốn nhiều năm mới nắm vững được, là “Ai có sẽ được cho thêm và sẽ có rất nhiều. Ai không có, thì cả cái họ có cũng sẽ bị lấy mất” (Whoever has will be given more, and they will have an abundance. Whoever does not have, even what they have will be taken from them. Matt 13:12). Đoạn này nói về kiến thức về các vấn đề sâu thẳm tâm linh.

Như là học toán, biết phương trình bậc 1 thì có thể lên đến bậc 2 và bao nhiêu bậc khác sau này nếu ta muốn. Nhưng nếu không biết cả toán cộng toán trừ thì chẳng “có” thêm toán được. Hiểu được Vô Thường thì may ra có lúc sẽ hiểu Không là gì, Phật là gì. Không hiểu Vô Thường thì chẳng thế hiểu Không hay Phật, dù có đọc Bát Nhã Tâm Kinh 1 triệu lần.

Người có nhiều kinh nghiệm, đọc sách có thể đọc một hiểu 10, đôi khi đọc còn hiểu hơn là cả tác giả quyển sách. Ví dụ: Đọc một đoạn, thấy tác giả viết câu này có vẻ như không đúng với kinh nghiệm sống của mình, nghiên cứu thêm thì ta lại có thể khám phá ra cả một lý‎ thuyết mới về vấn đề tác giả đã đề cập. Nhưng người thiếu kiến thức trực nghiệm thì đọc sách thường là hiểu không hết, hoặc hiểu rất sai điều sách nói.

Càng có nhiều kinh nghiệm ở đời, bạn càng hiểu sâu sắc về các môn học và vấn đề liên hệ đến cuộc đời, dù đó là kinh tế, xã hội, chính trị, kinh doanh, tâm lý hay y tế.

Cho nên, các bạn, đừng ở trong nhà nhiều quá.

Go out and do something!

Chúc các bạn một ngày năng động.

Mến,
Hoành

© copyright 2011 Trần Đình Hoành Permitted for non-commercial use

www.dotchuoinon.com