Kinh nghiệm đi thi đại học

Top 9 kinh nghiệm học và thi đại học hiệu quả nhất cho học sinh

Ghi nhớ có hệ thống

Trước hết, bạn cần bám sát kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa một cách vững vàng. Không nên tham lam học những bài nâng cao trước vì sẽ gây "đứt rễ", làm bạn khó hiểu được vấn đề khi gặp những bài phức tạp hơn, dễ dẫn đến lan man. Vì vậy, điều cơ bản nhất vẫn là kiến thức nền, kiến thức sách giáo khoa. Từ đó, bạn sẽ có thể tư duy mở rộng hơn, giải quyết những câu hỏi khó, phức tạp hơn.
Nên ghi chép các bài đã học, từ nền tảng, khái niệm đến những vấn đề nâng cao, tránh ghi rườm rà, nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài, tốt nhất là lập sơ đồ tư duy,tạo điều kiện để mau thuộc. Đó là điều quan trọng nhất!

Kinh nghiệm đi thi đại học

Ghi nhớ có hệ thống

Không chủ quan trong mọi tình huống

Trong khi học bài hay làm bài thi, nhiều thí sinh sẽ dễ có tâm lý chủ quan đối với những câu hỏi đơn giả hay những bài quen thuộc. Chính vì vậy mà dễ vội vàng làm bài mà không suy nghĩ nhiều, làm xong không kiểm tra lại bài vì đinh ninh là đã làm đúng, Điều đó quả thật rất tệ hại, dẫn đến mất điểm không đáng có trong bài thi.
Dù là dễ hay khó, các câu hỏi vân cần phải được kiểm tra cẩn thận, không nên hấp tấp, vội vàng, chủ quan trong trả lời câu hỏi. Giữ một tâm lý bình tĩnh, không vì thấy bài dễ mà vội mừng rỡ, lao vào làm không suy nghĩ kĩ.

Kinh nghiệm đi thi đại học

Không chủ quan trong mọi tình huống

Làm chủ thời gian

Làm chủ thời gian là một trong những vấn đề khá quan trọng trong quá trình học và thi, là một trong những những yếu tố mang đến sự hiệu quả và thành công. Trong quá trình học bài, bạn cần chia thời gian học cụ thể cho từng mảng như: nội dung nào dễ thì học trước với ít thời gian hơn, nội dung khó hơn làm sau và dành nhiều thời gian hơn; sáng học môn này thì chiều học môn khác, tránh trùng nhau gây ra quá tải kiến thức cũng như nhàm chán,...
Trong giờ thi, việc căn chỉnh thời gian làm lại càng quan trọng hơn.Tùy vào số lượng câu và số điểm của mỗi câu mà phân chia thời gian hợp lý để làm.
Trong cả quá trình học và thi nên làm chủ thời gian, tránh xao nhãng quá nhiều, giành quá nhiều thời gian cho chơi và ngủ.

Kinh nghiệm đi thi đại học

Làm chủ thời gian

Tập thói quen ghi chú và đọc ghi chú

Đây là một trong những thói quen tốt, hỗ trợ hiệu quả cho khả năng ghi nhớ của mỗi người. Ghi những kiến thức cần lưu ý vào giấy nhớ rồi để vào những nơi bạn có thể nhìn thấy như hộp bút, dán trên tủ, trên tường trước bàn học hay gần giường ngủ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn và lâu hơn. Tuy nhiên, viết ghi chú thì phải nhớ đọc lại nhé, đừng lướt qua nó.

Kinh nghiệm đi thi đại học

Tập thói quen ghi chú và đọc ghi chú

Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

Bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu ôn thi đại học của mình: định thi trường nào? Số điểm cần đạt được là bao nhiêu? Sau đó hãy lên list những việc cần phải thực hiện để có thể đạt được mục tiêu. Trong list công việc ấy, bạn hãy xem đâu là việc quan trọng nhất và thực hiện điều đó đầu tiên.
Xác định mục tiêu và lên kế hoạch cụ thể để phấn đấu là một kinh nghiệm học và thi đại học đã được chia sẻ bởi nhiều thủ khoa đại học. Ngoài ra bạn cũng nên đặt kế hoạch học cụ thể cho các buổi sáng, chiều, tối; kể cả việc học lẫn việc giải lao thư giãn nhé.

Kinh nghiệm đi thi đại học

Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

Khắc phục những cơn buồn ngủ

Trong những kinh nghiệm ôn thi đại học, việc khắc phục những cơn buồn ngủ như thế nào là điều cực kì quan trọng. Nếu học bài trong trạng thái buồn ngủ gây xao nhãng, mất tập trung và khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy logic và sáng tạo sẽ kém đi.
Bằng một số biện pháp đơn giản, chúng ta có thể khắc phục được tình trạng buồn ngủ, giữ cho đầu óc tỉnh táo hơn như: đứng dậy đi ra ngoài để hít thở bầu không khí trong lành, tạo không gian thoáng đãng xung quanh khu vực bàn học, có hệ thống ánh sáng tốt, tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tỉnh táo hơn, uống cà phê (nhưng không nên lạm dụng).

Kinh nghiệm đi thi đại học

Khắc phục những cơn buồn ngủ

Giữ gìn sức khỏe

Để giữ cơ thể khỏe mạnh, bạn nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vitamin, ăn nhiều trái cây, rau quả, ngủ đủ giấc (8 giờ mỗi ngày),... Để không bị kiệt sức khi ôn luyện, bạn cần có kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý như tránh học quá lâu, phải có thời gian giải lao giữa các giờ học, không thức khuya, ăn uống không đủ chất, nếu không, cơ thể sẽ rất dễ bị bệnh. Một khi cơ thể không khỏe mạnh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ôn thi, bài thi sẽ khó đạt kết quả như mong muốn.

Kinh nghiệm đi thi đại học

Giữ gìn sức khỏe

Giảm áp lực tâm lý

Trước một kỳ thi lớn và có thể còn có tính quyết định đối với tương lai của mỗi người học sinh thì áp lực tâm lý là điều dễ gặp phải đối với bất kỳ ai. Biết cách làm giảm đi áp lực tâm lý, giữ vững tinh thần và sự tự tin trong quá trình học bài và thi cử là điều quan trọng.
Bạn có thể tự giảm áp lực tâm lý cho mình bằng cách nghe nhạc, trò chuyện với gia đình và bạn bè hay đơn giản là đi ra ngoài hít thở không khí trong lành để trấn tĩnh tinh thần lại sau mỗi giờ học tập chung cao độ.

Kinh nghiệm đi thi đại học

Giảm áp lực tâm lý

Top 10 kinh nghiệm quí báu cho các thí sinh chuẩn bị thi đại học

Kinh nghiệm đi thi đại học

Top 10 kinh nghiệm lựa chọn trường Đại học Cao đẳng vào mùa thi năm 2018 cho học sinh THPT cuối cấp

Kinh nghiệm đi thi đại học

Top 5 kinh nghiệm học môn Hóa hiệu quả nhất để thi đại học

Kinh nghiệm đi thi đại học

Top 10 Kinh nghiệm khi làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả nhất

Từ khoá : kinh nghiệm học thi đại học hiệu quả nhất ôn luyện