Lá lộc vừng có ăn được không

Lộc vừng khá phổ biến tại Việt Nam. Từ xưa người dân thường có những bài thuốc dân gian liên quan tới lộc vừng rồi. Vậy cây lộc vừng có tác dụng gì? Lộc vừng dùng trong chữa bệnh như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé.

Mang lại may mắn, tài lộc dồi dào

Cây lộc vừng có ý nghĩa gì? Từ nhiều năm về trước, người ta đã quan niệm rằng lộc vừng mang đến tài lộc, may mắn cho chủ nhân.

Hoa thành từng chùm sung túc nên mọi người có thể mua về để trồng tại nhà hoặc đem biếu, cho cây, tăng cũng rất ý nghĩa.

Vì thế, lộc vừng càng nhiều tuổi thì càng mang lại nhiều vận may, tài sản ngày càng dồi dào và công việc tiến triển thuận lợi theo ý muốn. Đặc biệt, những cây lộc vừng trồng trước cửa nhà còn có tác dụng dung hòa năng lượng, mang lại phước lành cho gia chủ.

Lá lộc vừng có ăn được không
Lá lộc vừng có ăn được không
Trồng 2 – 3 cây trước nhà để có thể dung hòa năng lượng cho ngôi nhà

Tạo cảnh quan, bóng mát

Tác dụng của cây lộc vừng giúp mọi người tránh nắng về mùa hè với tán lá rộng. Do đó, loài cây này mang đến giá trị tạo bóng mát cũng như thanh lọc, cải thiện không khí trong lành hơn.

Mọi người trồng lộc vừng đẹp vừa có bóng mát, có thể trang trí đẹp sân vườn, mà lại tăng thêm sinh khí, tốt cho chính mình.

Không những vậy, loài cây này được trồng nhiều ở khuôn viên của các công ty, trường học, khách sạn… Với mục đích tạo bóng mát, lọc không khí và mang lại may mắn.

Tác dụng của cây lộc vừng trong sản xuất nội thất

Lộc vừng có thân rộng nên có thể dùng để lấy gỗ trong ngành mộc. Vì thế, nhiều vật dụng giá trị được chế tạo từ gỗ của cây lộc vừng như bàn ghế, giường tủ…

Tác dụng trị bệnh cho Đông Y và Tây Y của lộc vừng

Theo Đông Y, cây Lộc Vừng có thể chế thuốc ở toàn bộ phận cây: rễ, vỏ cây, lá, quả,..Mỗi nơi lại có một công dụng riêng

  • Vỏ cây: chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy
  • Quả lộc vừng: còn xanh, ép nước bôi chữa chàm, nghiền nhỏ ngâm rượu 1 tháng ngậm trị đau răng, ho và hen suyễn.
  • Rễ lộc vừng: làm thuốc kích thích tiêu hóa, trị bệnh sởi
  • Hạt lộc vừng: giã ra, thêm bột và dầu, chữa đau mắt và tiêu chảy, cơn đau bụng
  • Tác dụng của lá cây lộc vừng: Lá lộc vừng chứa axit Barringtogen, stigmasterol-3-beta-O-Dglucoside, beta-sitosterol, beta-amyrin, axit oleanolic, axit tangulic và acutangulic: Có tác dụng chữa các loại bệnh về đường tiêu hóa.
Lá lộc vừng có ăn được không
Lá lộc vừng có ăn được không
Sử dụng lộc vừng trong đông y
Lá lộc vừng có ăn được không
Lá lộc vừng có ăn được không
Cây lộc vừng có tác dụng gì?

Những bài thuốc từ lộc vừng đơn giản

Lá lộc vừng chữa trĩ

Bài thuốc gồm: Lá cây lộc vừng với lá bánh tẻ còn tươi 20g. Rửa sạch lá lộc vừng bằng nước muối sau đó rửa lại bằng nước sôi nguội, để ráo nước.

Cách sử dụng: Trước khi đi ngủ khoảng 15 phút lấy lá lộc vừng đã rửa nhai và nuốt lấy nước còn bã đắp vào vùng hậu môn 15 phút. Mỗi đợt điều trị từ 7 – 10 ngày và sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị được hiệu quả.

Bài thuốc này có tác dụng làm hết táo bón, co búi trĩ, chống viêm và cầm máu. (1)

Chữa tiêu chảy, kiết lị

Lấy lá lộc vừng non xay nhuyễn ép lấy nước uống trị bệnh. Hạt lộc vừng phối hợp với nước ép gừng để chữa cảm lạnh và đi tả.

Hoặc cũng có thể dùng nước ép lá lộc vừng pha với mật ong (2)

Trị tiêu chảy, sốt

Vỏ thân lộc vừng cạo lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml nước, uống ngày 2 lần

Làm chất độc cá

Vỏ cây có chứa Cao su tự nhiên , muối kiềm (alkaline salts), và một số hoạt chất khác. Được cho là chất độc cá. Thường người ta xay ra, mang đi câu cá và cho cá ăn.

Trị chứng đau đầu

Hạt của nó được sử dụng để điều trị đau đầu. Kết hợp với gạo tẻ để làm món cháo vừng đen để bớt đau đầu và rụng tóc

Trị viêm nướu

Hỗn hợp vỏ cây của lộc vừng được sử dụng làm nước súc miệng để chữa các vấn đề về nướu như viêm nướu, Vỏ cây của nó có hiệu quả để điều trị vết thương

Lá lộc vừng có ăn được không
Lá lộc vừng có ăn được không
Tác dụng chữa bệnh của lộc vừng

Xem thêm video về: Công dụng của cây lộc vừng

Lưu ý tác dụng phụ khi dùng

Mặc dù có khá nhiều lợi ích trong đông y, tuy nhiên cây lộc vừng lại chứa nhiều chất độc saponins (3) – có tính chất phá huyết, vị hắc và làm hắt hơi mạnh, độc đối với động vật máu lạnh, có thể gây ra những tác dụng phụ cho người sử dụng (4)

Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng khi chưa có chỉ dẫn của nhà thuốc. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ kết quả nào xảy ra

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết cây lộc vừng có tác dụng gì tại Vườn ươm số 1. Với những công dụng của cây lộc vừng như vậy thì tại sao không trồng 1 cây ở nhà đúng không ạ.

Bạn có nhu cầu mua lộc vừng? Vườn Ươm Số 1 chuyên cung cấp cây lộc vừng,… cung cấp một lượng lớn lộc vừng cho toàn miền nam sẵn sàng đáp ứng.

  • Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Bàu Chiên, Xã Tân Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • SĐT: 090 377 39 93
  • Email:

Cây lộc vừng có mấy loại và cách nhận biết lá to, lá nhỏ, hoa trắng, đỏ

Quả lộc vừng xanh ép nước bôi chữa chàm hoặc ngâm rượu trị nhức răng. Vỏ cây chứa nhiều tanin, dùng chữa bệnh tiêu chảy, đau bụng. Lộc vừng: tên khác là cây vừng, cây chiếc, ngọc nhị tam lang.

Cây to, cao 8-10m. Vỏ thân dày, nháp, mầu nâu đen. Lá mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng, mặt trên xanh sẫm bóng; cuống lá có mầu đỏ. Hoa mầu đỏ nhạt, chi nhị và vòi nhụy mầu đỏ thẫm. Quả có 4 cạnh lồi, mỗi cạnh lại xẻ rãnh dọc, đựng một hạt.

Cây mọc tự nhiên ở rừng thưa, bờ bãi chỗ gần nước. Còn được trồng làm cảnh, đôi khi chỉ là một khúc cành mang rất nhiều rễ thành chùm ngập trong nước và một vài nhánh cây non mọc vượt lên, trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.

Lá lộc vừng non có vị hơi chát, thường được dùng làm rau sống, ăn riêng hoặc trộn với lá đinh lăng non trong món gỏi cá.

Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng.
Rễ lộc vừng chứa saponin, có vị đắng, giã nhỏ để duốc cá.

Theo tài liệu nước ngoài, rễ lộc vừng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, hạt chữa đau mắt và lá chữa tiêu chảy. Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày.

Đây là một bài thuốc rất đơn giản, đã được nhiều người dùng và công nhận hiệu quả. Bên cạnh đó nguyên liệu lại an toàn và dễ kiếm. Hy vọng bài thuốc này sẽ giúp những người đang mắc bệnh trĩ cảm thấy thoải mái hơn.

Một chét lá cây lộc vừng tuơi – khoảng 20gram ( cây này còn có tên là Cây chiếc, ngọc nhị, tam lang…) lưu ý cần phải chọn những lá không non quá, không già quá rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra )

Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vi trĩ nữa.

Chú ý: không để bị táo bón và không nên uống bia rượu, ăn đồ ăn cay nóng nhiều

Cây lộc vừng Hồ Gươm


Cây lộc vừng –Cây Mứng- Huế

Cây lộc vừng- Cây chiếc-Nam Bộ (Barringtonia asiatica)

-Tên gọi khác: Cây rau vừng, Cây chiếc, Cây mưng, Ngọc nhị tam lang.

-Tên tiếng Anh: Asian barringtonia, Beach barringtonia, Mango-pine, mangobark, Cornbeefwood, Fish Poison Tree, Fish-killer-tree, Putat orSea Poison Tree.

-Tên khoa học: Barringtonia asiaticaKurz

Agasta asiaticaMiers

A. indicaMiers

Barringtonia acutangula Gaertn.

B. butonicaJ.R.Forst.

B. speciosaJ.R.Forst. &G.Forst.

Mammea asiaticaL.(basionym)

Michelia asiaticaKuntze

Chi Lộc vừng

) là cây bản địa vùng Đông Nam Á và Australia, được biết khoảng 10 loài (species) khác nhau gồm:

1-Barringtonia acutangula(Lộc vừng Hồ Gươm).

2-Barringtonia asiatica(Lộc vừng Nam Bộ-Cây rau vừng).

3-Barringtonia calyptrata (Lộc vừng Australia).

4-Barringtonia edulisSeem.

5-Barringtonia payensiana (Lộc vừng Malaysia)

6-Barringtonia procera(Miers) R.Knuth

7-Barringtonia racemosa(L.) Spreng.

8-Barringtonia reticulata(Blume) Miq.

9-Barringtonia samoensisA.Gray

10-Barringtonia seaturaeH.B.Guppy(=B. petiolata).

Ở Việt Nam cây Lộc vừng có nhiều loài khác nhau nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây chiếc, Cây rau vừng (Miền Nam).

Chi Lộc vừng (Barringtonia) là cây bản địa vùng Đông Nam Á và Australia, được phân bố ở Trung Á (Afghanistan ), Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh), Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Cam puchia, Philippines, Indonesia) và Châu Úc (Australia, Queenland)…Thường là những loài cây hoang dại hoặc được trồng để làm rau và cây cảnh.

+Loài Lộc vừng phổ biến nhất: là Cây chiếc hay Rau vừng -Nam Bộ (Barringtonia asiatica ), có nguồn gốc từmôi trường sốngngập mặntrên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương từZanzibarphía đôngĐài Loan,Philippines,Fiji,New Caledonia,Quần đảo Cook,Wallis và FutunaPolynesia thuộc Pháp. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát ở một số vùng của Ấn Độ, ví dụ trong một số thị trấn trên bờ biển phía đông nam.Nó còn được gọi là Boxtree do quả giống hình hộp có mặt cắt ngang gần hình vuông của nó. Loài này được mô tả và mang tên đầu tiên làMammea asiaticabởiCarl Linnaeus vào năm1753.

Cây Lộc vừng Barringtonia asiaticalà một loại cây phổ biến trong Rừng ngập mặn, ở Malaysia loài này xuất hiện trên các vùng đất ngập nước nhưcác vùng đất ngập nước KuchingVườn quốc gia Bako. Tên Mã Lai của loài này được gọi là “Putat laut” hoặc “Butun”.

Ở Việt nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.

-Thân:Đây là một loài cây gỗ cao 7-20 m.

-Lá: Các hình thuôn hẹp , dài 20-40 cm và rộng 10-20 cm . Lá non mềm, bóng, màu xanh vàng ửng nâu, có vị chát, hơi chua, nên được nhiều người thích dùng làm rau.

-Hoa: Hoa lớn, màu hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.

-Quả: Loài quả lộc vừng có có mặt cắt ngang giữa quả có hình hộp nên trong tiếng Anh còn gọi là Boxtree. Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại, những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác, chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại cây lộc vừng.

Quả có đường kính 9-11 cm, có lớp xơ dầy bao quanh hạt, làm cho quả này trôi nổi trên nước biển và có thể tồn tại tới 10-15 năm, chúng phát tán giống như quả dừa khô trôi trên biển.

-Hạt: Hạt có vỏ rắn, dường kính 4-5 cm.

+Loài quan trọng thứ hai là cây Lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula),loài nàycó nguồn gốc từvùng đất ngập nướcven biểnở miền namChâu Ávà BắcÚc, phân bố từAfghanistanvề phía đôngPhilippinesvà đảo

Loài này là cây Lộc vừng được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng.

+Loài quan trọng thứ ba là cây lộc vừng hoa trắng hay hồng (Barringtonia racemosa ( L. ) Roxb.). Loài này còn có tên là Lộc vừng hoa chùm, Chiếc chùm, Cây mưng, Tam lang.

Có tên thường gọi trong tiếng Anh là Stream Barringtonia, Freshwater Mangrove, Indian Oak, Indian Putat, Fish killer tree.

Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa chấtđộc hại, chất độc hại điển hình là các hoạt chất saponin. Thành phần các hoạt chất Saponins gồm:

1-Barringtoside A: 3-O-beta-D-xylopyranosyl (1 -> 3) - [beta-D-galactopyranosyl (1 -> 2)-beta-D-glucuronopyranosyl barringtogenol C;

2-Barringtoside B: 3-O-beta-D-xylopyranosyl (1 -> 3) - beta-D-galactopyranosyl (1 -> 2)]-beta-D-glucuronopyranosyl-21-O-tigloyl-28 -O-isobutyryl barringtogenol C;

3-Barringtoside C: 3-O-alpha-L-arabinopyranosyl (1 -> 3) - [beta-D-galactopyranosyl (1 -> 2)]-beta-D - glucuronopyranosyl barringtogenol C.

Các hợp chất độc Saponins có nhiều nhất trong quả cây lộc vừng (có nhiều nhất ở cây lộc vừng hay rau vừng  Nam Bộ (Barringtonia asiatica ). Ở nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á người ta đâm nát quả lộc vừng để rải xuống ao, hồ làm chất độc thuốc cá. Chất độc này có tác dụng làm cho cá ngột ngạc, bị khờ và nổi lên để dể bắt. Nhưng chất độc trong thịt cá ở hàm lượng thấp không đủ gây độc cho người ăn cá.

Chính vì vậy trong tiếng Anh có tên gọi cây lộc vừng là: Fish Poison Tree (Cây thuốc cá) , Fish-killer-tree (Cây diệt cá), Putat orSea Poison Tree (Cây độc biển).

Công dụng của cây lộc vừng

a-Đọt và lá non cây lộc vừng dùng làm rau

Về hương vị, màu sắc và cảm quan, đọt và lá cây lộc vừng rất được ưa chuộng để dùng làm rau ở một số nước vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Nam Bộ Việt Nam lá lộc vừng được xem như một loại rau đặc sản để ăn sống và nấu canh chua.

Người Châu Âu rất sợ ăn lá cây lộc vừng vì chất độc nhất là các chất Saponins có trong loại cây này. Họ cho rằng người Việt Nam và một số nước Đông Nam Á ăn rau lộc vừng theo kiểu “ điếc không sợ súng”!

Bản thân tác giả đề nghị người Việt Nam ta nên hạn chế và tốt nhất không nên ăn rau từ các loài cây lộc vừng và nhắn gửi những người đã đọc qua trang web này có lời khuyên với nhiều người khác nên tránh ăn rau lộc vừng, mặc dù hiện nay có nhiều người ca tụng loại rau này, trong đó có những nhà hàng sang trọng đang quảng cáo rau rừng như một mốt thời đại!

Rau lộc vừng (lá chiếc) Nam Bộ

b-Quả cây lộc vừng dùng làm chất độc diệt cá

Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước trong vùng Nam Á và Đông Nam Á dùng quả già của cây lộc vừng đâm nát làm bả thuốc diệt cá trong ao hồ để cá khờ dể bắt.

Các dùng này không phổ biến ở Việt nam.

c-Cây lộc vừng trồng làm cây cảnh

Do cây lộc vừng sống lâu, có nhiều cành, dể uốn, sửa thế nên được nhiều người dân ở Việt nam cũng như ở các nước Châu Á dùng trồng làm cây cảnh trong chậu và cây cảnh cổ thụ.

Ở Việt Nam cây lộc vừng mọc hoang được bứng trồng trong chậu để làm cây cảnh. Do giá đắt của cây cảnh lộc vừng, cây sống hoang dại ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng ven biển Nam Bộ bị săn lùng để bứng làm cây cảnh nên trong tự nhiên loài cây này giảm đi trầm trọng. Cây lộc vừng sống lâu, ít sâu bệnh, có hoa và chùm quả đẹp nên được giới trồng cây cảnh rất ưa thích.

Cây lộc vừng trồng làm cây cảnh

Hiện nay tại làng Siêu Quần, xã Phong Bình (Phong Điền, Thừa Thiên- Huế)cách thành phố Huế chừng 40 km về phía Bắc được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ (người làng gọi là cây mưng). Trên con đê, hàng nghìn cây lộc vừng xanh mướt chạy dài dọc cánh đồng.Rừng cây lộc vừng hay cây mưng ở nơi đây theo ghi nhận của làng đã khoảng 500 năm tuổi.

Người xưa đãđắp đê ngăn mặn để trồng trọt và chọn cây lộc vừng trồng thành bốn vòng bao quanh làng để giữ đất, chắn sóng. Đến nay, cây lộc vừng không ngừng phát triển với diện tích khoảng 20 ha, chiếm 1/5 diện tích làng.

Theo các cụ trong làng cho biết sở dĩ làng có thể giữ được rừng lộc vừng như bây giờ là nhờ vào hương ước. Làng nghiêm cấm người dân chặt phá cây mưng. Người nào chặt dù là cành nhỏ phải cầm mõ đi quanh làng mà rao rằng: "Tôi bẻ cành, chặt mưng của làng, đã phạm tội đến tổ tiên, từ nay tôi không dám vi phạm nữa”.

Giờ không còn chuyện rao mõ nữa, nhưng mới đây một người dân trong làng bứng cây mưng nhỏ về nhà trồng, bị phát hiện đã bị làng xử phạt 500.000 đồng và bị nêu tên trên loa truyền thanh của xã.

Rừng lộc vừng (cây mưng) 500 tuổi ở xã xã Phong Bình (Phong Điền, Thừa Thiên- Huế)

Hiện nay tại Khu phố 7 – Thị Trấn Võ Xu - huyện Đức Linh - tỉnh Bình Thuận đang chào bán cây Lộc vừng cảnh có tuổi 500 năm (xem ảnh).

Cây lộc vừng cảnh ở Khu phố 7 – Thị Trấn Võ Xu - huyện Đức Linh - tỉnh Bình Thuận

d-Các bộ phận cây lộc vừng dùng làm thuốc chửa bệnh.

+Theo Đông y

Cây lộc vừng có tính vị:Rễ đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ được dùng trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để thuốc cá.

Quả lộc vừng xanh ép nước bôi chữa chàm hoặc ngâm rượu trị nhức răng. Vỏ cây chứa nhiều tanin, dùng chữa bệnh tiêu chảy, đau bụng.

Ở Ấn Ðộ, rễ làm thông, làm mát, quả trị ho, hen và ỉa chảy, nhân hạt cùng với sữa dùng trị bệnh vàng da và các chứng bệnh về mật; hạt dùng trị đau bụng và bệnh về mắt, hạt và vỏ trị giun, xổ , sát trùng và để thuốc cá.

Ở Malaixia, lá hoặc cả rễ và vỏ dùng đắp trị ghẻ và các nốt đậu.

Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày.

Trong cây lộc vừng hoa đỏ -loài trồng ở Hồ Hoàn Kiếm-Hà Nội (Barringtonia acutangula) có các chất:

-axit ellagic: 3'-dimetoxy dihydromyticetin.

-axit galic.

-axit bartogenic.

-stigmasteroleste

-triterpenoids: Olean-18-en-3beta-OE-coumaroyl este và Olean-18-en-3beta-OZ-coumaroyl12, 20 (29)-lupadien-3-o.

-Các đồng phân loại Oleanane triterpenoids:

-racemosol A (1): [22alpha-axetoxy-3beta, 15alpha, 16alpha, 21beta-tetrahydroxy-28-(2-methylbutyryl) Olean-12-ene.

-isoracemosol A (2): [21beta-axetoxy -3beta, 15alpha, 16alpha ,28-tetrahydroxy-22alpha-(2-methylbutyryl) Olean-12-ene.

-Các hợp chất Saponins:

-barringtoside A.

-barringtoside B.

- và barringtoside C.

-các glucosid saponin 
-vỏ chứa 18% tanin.

Hổ hợp các hoạt chất này trong dịch chiết của rể và quả cây lộc vừng (Barringtonia acutangula) được Tây y xác định:

1-Có tác dụng chống viêm: được sản xuất dạng tân dược.

2-Sản xuất thuốc kháng sinh: có triển vọng.

3-Tác dụng chống loài vi trùng gây viêm loát dạ dày, tá tràng (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày do vi trùng này đã được xác định (theo Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC. Journal of Asian Natural Products Research. 12 (8): 639-48, 2010 Aug.).

4-Chất chiết của hạt lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula) có tác dụng chống ung thư đã được xác định (theo Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC. Journal of Asian Natural Products Research. 12 (8): 639-48, 2010 Aug.).

5-Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng giảm đau đã được xác định. (theo Journal of Ethnopharmacology. 86(1): 21-6, 2003 May.).

6- Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng kháng nấm đã được xác định (theo International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences 2010 1:4 (407-410).
Hiện nay có nhiều sản phẩm tân dược từ cây lộc vừng đã dược sản xuất và lưu hành trên thế giới.

Một số bài thuốc từ cây lộc vừng

1-Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng:

Bài thuốc này rất đơn giản, đã được nhiều người dùng. Rất an toàn và dể kiếm và hiệu quả cao. Một chét lá cây lộc vừng tuơi - khoảng 20gram (cây trồng làm cảnh ở mọi nơi đều có). Yêu cầu lá Bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).

Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vì trĩ nữa. (theo nguyentampharma.com).

2-Trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, sốt:

Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. (theo Dược sĩĐỖ HUY BÍCH).

3-Quả cây lộc vừng chữa đau răng:

Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng.(theo Dược sĩTác dụng chữa bệnh của gạo nếp
Tác dụng chữa bệnh của măng tre
Tác dụng chữa bệnh của bí đao
Tác dụng chữa bệnh của gà ác
Tác dụng chữa bệnh của cây khế
Tác dụng chữa bệnh của giun đất

(st)