Làm rõ tiêu chí hàng hóa made in vietnam năm 2024

PV. Hiện tại, người tiêu dùng có thể dựa vào đâu để phân biệt đâu là hàng có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam thưa ông?

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa là căn cứ để xác định “hàng hóa có xuất xứ Việt Nam”, được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc phi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường mà Việt Nam có cam kết quốc tế.

Hiện tại, khái niệm “hàng hóa Việt Nam” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

Thứ nhất, hàng hóa có xuất xứ Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hoặc;

Thứ hai, hàng hóa có công đoạn sản xuất tại Việt Nam hoặc;

Thứ ba, hàng hóa có thương hiệu của Việt Nam

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa đều phải ghi nhãn cho hàng hóa (trừ một số trường hợp đặc biệt).

Điều 10 Nghị định 43 ghi rõ nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

Điều 15 Nghị định 43 yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và tự ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình, bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.

Tuy nhiên, xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, quy tắc nào thì đến nay chưa có hướng dẫn rõ ràng.

Đã có Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định thế nào được coi là xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, Thông tư này chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chưa có một quy định nào lấy các tiêu chí của Thông tư 05 để coi đó là "hàng Việt Nam" hay hàng "Sản xuất tại Việt Nam".

Như vậy, hiện Việt Nam chưa có quy định về tiêu chí để hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam nên người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Viet Nam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Viet Nam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào những nhãn hàng không được kiểm chứng.

Do chưa có quy định rõ ràng về tỷ lệ sản xuất, chế biến ở Việt Nam như thế nào, chiếm bao nhiêu phần trăm trong giá trị sản phẩm nên doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước sẽ rất lúng túng khi không biết phân định một sản phẩm có phải là "hàng Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam".

Việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thưa ông?

Việc xác định rõ ràng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam) đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đã tham gia vào CPTPP cũng như hàng loạt các FTA thế hệ mới.

Nếu làm không đúng, Việt Nam sẽ bị đánh giá là để cho các doanh nghiệp lạm dụng nguồn gốc của quốc gia trong khi nguồn gốc Việt Nam đang được hưởng ưu đãi thuế trong nội khối CPTPP.

Khi thị trường Việt Nam bị đánh giá là “có vấn đề” thì bất cứ một lô hàng nào xuất đi sẽ đều bị kiểm soát hay đi vào luồng đỏ. Điều này không chỉ tổn hại đến doanh nghiệp mà còn tổn hại đến uy tín quốc gia.

Đối với vụ việc cụ thể của Asanzo thì sao thưa ông? Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng vụ việc lần này cũng ảnh hưởng lớn đến hình ảnh hàng Việt trong mắt người tiêu dùng. Vậy trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ giá trị thương hiệu Việt?

Thương hiệu Made in Vietnam đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng và giá cả, không thể vì một lý do là che dấu nguồn gốc xuất xứ mà ảnh hưởng tới thương hiệu.

Liên quan tới vụ việc của thương hiệu Asanzo, tôi thấy rằng, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đều có hợp đồng gia công hoặc OEM từ Trung Quốc, sau đó nhập và bán lại Việt Nam, nhưng do nắm tâm lý khách hàng, không muốn dùng hàng Trung Quốc mà nhiều doanh nghiệp không muốn ghi chữ Made in China, điều này vô tình làm ảnh hưởng tới niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa.

Đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, chúng ta cần trung thực trong việc ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, không nên vì tâm lý khách hàng mà ảnh hưởng tới uy tín của cả doanh nghiệp và cộng đồng kinh doanh. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng căng thẳng, nếu chúng ta không trung thực về nguồn gốc, có thể chúng ta còn bị hứng chịu trừng phạt thương mại.

(LSVN) - Quy định hàng "made in Vietnam" được bộ Bộ Công thương đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018 nhưng sau 5 năm vẫn chưa thể ban hành.

Làm rõ tiêu chí hàng hóa made in vietnam năm 2024

Ảnh minh hoạ.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ Công thương thừa ủy quyền Chính phủ đã nêu hàng loạt vướng mắc liên quan đến việc vẫn chưa thể đưa ra quy định, điều kiện thế nào là hàng sản xuất tại Việt Nam, áp dụng với hàng hóa lưu thông trong nước.

Cụ thể, quy định hàng "made in Vietnam" được Bộ này đề xuất Chính phủ xây dựng từ năm 2018. Tuy nhiên, một trong những vướng mắc khiến việc xây dựng tiêu chí xuất xứ hàng hóa cho hàng sản xuất tại Việt Nam sau 5 năm vẫn tắc là chưa có quy định về tiêu chí, điều kiện để doanh nghiệp xác định, thể hiện hàng hóa trên bao bì là "sản phẩm của Việt Nam" hay "sản xuất tại Việt Nam".

Theo Bộ Công thương, lúc đầu, bộ này có báo cáo Chính phủ xây dựng thông tư "sản xuất tại Việt Nam". Song đến năm 2019, nội dung thông tư sau khi đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành thì phát sinh các chính sách vượt thẩm quyền của Bộ. Do đó, Bộ Công thương đã xin chuyển hướng sang xây dựng Nghị định "sản xuất tại Việt Nam". Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2021/NĐ-CP (Nghị định 111) sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được ban hành. Nội dung về cách ghi nhãn hàng hóa đã được đưa vào Nghị định 111.

Một lý do nữa dẫn tới việc chậm trễ hoàn tất xây dựng các quy định là việc quy định ở cấp thông tư về hàng hóa "sản xuất tại Việt Nam" sẽ mang tính pháp lý chặt chẽ hơn quy định hiện nay với hàng trong nước nên "tiềm ẩn rủi ro pháp lý, dễ vấp phải phản ứng tiêu cực từ doanh nghiệp". Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, khi thông tư chưa được ban hành, doanh nghiệp vẫn đang thực hiện xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc của Nghị định 111.

Ngoài ra, việc ban hành tiêu chí hàng hóa 'made in Vietnam' có thể sẽ phát sinh gánh nặng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Bởi về lý thuyết, quy định của thông tư chỉ áp dụng khi thương nhân có nhu cầu ghi nhãn "sản xuất tại Việt Nam" với hàng hóa của mình (nghĩa là hàng hóa nào muốn dán nhãn này thì mới bị điều chỉnh). Trường hợp hàng không ghi xuất xứ Việt Nam, sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách này...