Mã ngành nghề trông giữ xe

Kinh doanh dịch vụ bãi đỗ xe là một trong những lựa chọn rất nhiều của nhà đầu tư kinh doanh. Đây là một trong những ngành nghề có chi phí ban đầu ít nhưng mang lại lợi nhuận khá cao. Vậy điều kiện để xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe có khó không? Thủ tục cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng giải đáp mọi thắc mắc.

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Luật phòng cháy chữa cháy 2001, sửa đổi bổ sung 2013

1. Khi nào kinh doanh bãi đỗ xe không cần đăng ký kinh doanh?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định cá nhân hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

  • a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  • b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  • c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  • d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  • đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  • e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Hoạt động bãi giữ xe thuộc về trông coi xe, do đó nếu cá nhân kinh doanh dịch vụ bãi xe thì không cần đăng ký kinh doanh. Trường hợp vẫn muốn lập hộ kinh doanh hoặc lập công ty để kinh doanh dịch vụ bãi xe thì nhà nước vẫn cấp Giấy đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, dù không bắt buộc đăng ký kinh doanh nhưng theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT vẫn có quy định điều kiện đối với hoạt động kinh doanh bãi xe như sau:

Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe

1. Yêu cầu đối với bãi đỗ xe

  • a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
  • b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.

Tại Phụ lục 1 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy có bãi trông giữ xe. Do đó, bãi trông giữ xe phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện PCCC để kinh doanh dịch vụ này.

Phụ lục I

DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)

______________

13. Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.

Mã ngành nghề trông giữ xe
Khi nào Kinh doanh bãi đỗ xe không cần Xin giấy phép kinh doanh?

2. Xin giấy phép kinh doanh cho bãi giữ xe có quy mô lớn kết hợp với các dịch vụ khác.

Nếu cá nhân, tổ chức mong muốn kinh doanh bãi đổ xe có quy mô lớn. Bên cạnh đó kết hợp với các dịch vụ khác như: cho thuê xe, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa xe tại địa điểm cố định…thì cần phải đăng ký kinh doanh vì hoạt động đó ngoài phạm vi trông giữ xe (Nghị định 39/2007 chỉ cho phép hoạt động trông xe của cá nhân thì không bắt buộc đăng ký kinh doanh)

Tuỳ vào mục đích, quy mô lớn nhỏ của bãi giữ xe, cá nhân/tổ chức có thể quyết định thành lập mô hình kinh doanh theo 2 hướng sau:

2.1 Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh bãi giữ xe

Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh được quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh

1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

  • a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Mã ngành nghề trông giữ xe
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe có quy mô lớn

2.2 Đăng ký thành lập Công ty/Doanh nghiệp kinh doanh bãi giữ xe

Căn cứ vào điều 21, điều 22 Luật doanh nghiệp 2020 thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hồ sơ bao gồm:

Điều 21. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Điều 22. Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

  • a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

3. Điều kiện kinh doanh bãi giữ xe

Theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT vẫn có quy định điều kiện đối với hoạt động kinh doanh bãi xe như sau

Điều 55. Quy định về bãi đỗ xe

1. Yêu cầu đối với bãi đỗ xe

  • a) Đảm bảo an ninh, trật tự; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường;
  • b) Đường ra, vào bãi đỗ xe phải được bố trí đảm bảo an toàn và không gây ùn tắc giao thông.

Như phân tích mục 1, việc kinh doanh bãi giữ xe thì chủ cơ sở/ hộ kinh doanh/ doanh nghiệp cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.

Mã ngành nghề trông giữ xe
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe

4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe

Sau khi đã xin Giấy đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy đăng ký doanh nghiệp, để tiến hành kinh doanh dịch vụ bãi giữ xe, chủ cơ sở cần tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện PCCC

Căn cứ Điều 19 Nghị định 136/2020

4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo Nghị định này:

  • a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC19);
  • b) 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:

  • a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
  • b) Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
  • c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

6. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

  • a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
  • b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).

7. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:

  • a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
  • b) Trường hợp nộp hồ sơ qua cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
  • c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.

5. Luật sư tư vấn 

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn các điều kiện, các vấn đề pháp lý về lập và đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh, công ty, doanh nghiệp mong muốn kinh doanh bãi giữ xe bao gồm bao gồm:

  • Soạn hồ sơ thành lập
  • Đại diện ủy quyền nộp hồ sơ, giải trình, nhận kết quả
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Việc xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe yêu cầu chủ thể phải có quy mô kinh doanh lớn, bên cạnh đó chủ thể kinh doanh cần phải đáp ứng đủ các điều kiện, chuẩn bị đầy đủ các giấy phép con để có thể thực hiện việc kinh doanh bãi giữ xe này.

  • Cơ sở pháp lý
  • 1. Khi nào kinh doanh bãi đỗ xe không cần đăng ký kinh doanh?
  • 2. Xin giấy phép kinh doanh cho bãi giữ xe có quy mô lớn kết hợp với các dịch vụ khác.
    • 2.1 Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh bãi giữ xe
    • 2.2 Đăng ký thành lập Công ty/Doanh nghiệp kinh doanh bãi giữ xe
  • 3. Điều kiện kinh doanh bãi giữ xe
  • 4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh bãi giữ xe
  • 5. Luật sư tư vấn 
    • Lý do chọn Luật A+: