Mang thai ngoài tử cung có đẻ được không

Không ít nhiều trường hợp nhiều mẹ thắc mắc liệu chửa ngoài dạ con có thể mang thai lại được không, bằng cách nào hay bao lâu thì mới có thể phát hiện kịp thời để xử trí hiệu quả đúng cách nhằm hạn chế tối đa mọi biến chứng nguy hiểm phát sinh ngoài tầm kiểm soát. Bài viết sau sẽ cho các mẹ những thông tin cần thiết nhất về chửa ngoài dạ con có thể mang thai lại được hay không?

1.    Chửa ngoài dạ con - mang thai ngoài tử cung là gì?

Chửa ngoài dạ con [mang thai ngoài tử cung] là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Có thể gặp thai làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như: buồng trứng, cổ tử cung,... Tuy nhiên, khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Thai ngoài tử cung thường gặp ở những phụ nữ bị dị tạt ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng....



Chửa ngoài dạ con - tình trạng nhiều mẹ bầu mắc phải

2.    Chửa ngoài dạ con có thể có con không?

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau: vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung... Vị trí hay gặp nhất là vòi trứng với nguyên nhân hay gặp phải là do tắc, hẹp vòi trứng [do viêm nhiễm sinh dục, do bẩm sinh,...]
Các chị em hoàn toàn có thể mang thai và có con được nếu tình trạng chửa ngoài dạ con đã được điều trị dứt điểm trước đó. Tức là phải đảm bảo không còn các nguyên nhân gây bệnh trên cơ thể bệnh nhân, đảm bảo cơ quan sinh dục vệ sinh và an toàn trong lần mang thai tiếp theo của mình.

3.    Cách phòng ngừa thai ngoài tử cung:

Để tránh trường hợp chửa ngoài dạ con, chị em phụ nữ nên hạn chế phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt. Đặc biệt là khoảng thời gian sau khi sinh và cho con bú.
Nếu bị viêm nhiễm sinh dục, người bệnh nên đi khám để được điều trị nhanh nhất. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và khi có những dấu hiệu mắc các bệnh về sinh dục. Việc khám phụ khoa giúp chị em có thể phát hiện ra những bệnh về sinh dục để điều trị, tránh gây di chứng viêm dính tắc vòi trứng, nguy hại đến khả năng sinh sản sau này. Đối với các mẹ bầu thì nên đi khám thai sớm khi bị đau bụng hay ra máu thất thường vào giai đoạn đầu thai kỳ. Đặc biệt là đối với những người đã từng mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp phát hiện ra chửa ngoài dạ con sớm sẽ giúp cho bệnh nhân giảm được những nguy hại như: mất máu do thai vỡ, giảm tình trạng choáng và tử vong, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng nhằm duy trì khả năng có thai lại bình thường.



Cần thăm khám thường xuyên khi muốn mang thai lại sau điều trị chửa ngoài dạ con

Với mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày cho đến khi “mẹ tròn con vuông” cũng như các gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> xem thêm: siêu âm thai

Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con là gì?

Khi quá trình mang thai diễn ra, quá trình thụ tinh sẽ được diễn ra trong ống dẫn trứng. Tại đây, trứng được thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung và phát triển thành thai nhi. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng được thụ tinh không bám vào thành tử cung mà lại phát triển ở ống dẫn trứng. Có đến 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ông dẫn trứng [loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo, đoạn kẽ], 5% trường hợp còn lại xảy ra ở buồng trứng, ổ bung, cổ tử cung,.. Điều này là vô cùng nguy hiểm và thường xảy ra trong vài tuần đầu thai kì. Trong nhiều trường hợp, câu hỏi "thai ngoài tử cung có giữ được không" luôn là câu hỏi khó khăn đối với các y bác sĩ.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thai ngoài tử cung

Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung:

  • Tiền sử thai ngoài tử cung
  • Tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng chậu trước đó
  • Viêm vùng chậu

Các yếu tố tăng nguy cơ 

  • Mẹ bầu hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động
  • Mẹ bầu lớn tuổi, từ 35 tuổi trở lên
  • Các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán thai ngoài tử cung

Những triệu chứng của mẹ mang thai ngoài tử cung

  • Rong huyết nhẹ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau bụng dưới
  • Đau nhói bụng 
  • Khi thai ngoài tử cung phát triển, sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện,  đặc biệt nếu khối thai vỡ, bạn có thể đau dữ dội ở bụng và vai, có thể gây ngất xỉu

Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung

Các phương pháp chẩn đoán

  • Thăm khám vùng chậu để kiểm tra xem thai có ở trong tử cung hay không. Thăm khám vùng chậu sẽ dùng để kiểm tra kích thước của tử cung. Đối với thai kì khỏe mạnh, kích thước tử cung sẽ tăng nhưng với mag thai ngoài tử cung, tử cung sẽ không tăng kích thước
  • Siêu âm: Đây là phương pháp tin cậy để kiểm tra vị trí của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kì. Hiện nay, hầu hết máy siêu âm sử dụng đầu dò siêu âm convex đều có thể chẩn đoán thai ngoài tử cung. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán kịp thời
  • Phương pháp cuối cùng là xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG. Nếu nồng độ này có bất kì sự bất thường nào, điều đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung hoặc xảy thai

Không bà mẹ nào muốn bỏ con mình nhưng thai ngoài tử cung không thể giữ lại vì những lý do sau

  • Thai nhi phát triển ở vị trí bên ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng,.. đến một mức nào đó sẽ vỡ ra. 
  • Thai nhi ngoài tử cung gây ra các triệu chứng, đau đớn, khó chịu cho người mẹ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến vô sinh
  • Khi thai ngoài tử cung vỡ sẽ dẫn đến làm vỡ luôn vị trí bộ phận mà nó cư trú, gây ra hiện tượng xuất huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. 

Cách điều trị thai ngoài tử cung

Khi chẩn đoán thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng thai dã vỡ hay chưa để đưa ra phương án điều trị thích hợp

  • Nếu thai nhi chưa vỡ và vẫn còn nhỏ: mẹ bầu sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc để thai nhi tan biến dần dần. Mẹ sẽ được tiêm nhiều lần cho đến khi thai nhi tan biến hẳn.
  • Nếu thai nhi phát triển bình thường hoặc bị vỡ: khi thai nhi đã phát triển quá to thì bác sĩ sẽ phải mổ lấy thai nhi. Nếu thai nhi bị vỡ bên trong, sẽ phải tiến hành phẫu thuật ngay lập tức để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng và buồng trứng bị hư hỏng nặng thì bác sĩ bắt buộc phải cắt bỏ để đảm bảo tính mạng người mẹ.

Phương pháp hạn chế nguy cơ thai ngoài tử cung

Dù không thể phòng ngừa bệnh lý nàynhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải nếu áp dụng lối sống và các biện pháp sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục
  • Tuyệt đối không được hút thuốc khi trong quá trình thai kì
  • Khám và siêu âm thai định kì để có thể phát hiện kịp thời

Mang thai ngoài tử cung là bệnh lý vô cùng nguy hiểm cho mẹ bầu, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Mẹ nên thường xuyên đi siêu âm thai để kịp thời phát hiện thai ngoài tử cung và có những phương án điều trị. Trên đây là câu trả lời của Phương Đông cho câu hỏi "Thai ngoài tử cung giữ được không". Hi vọng các mẹ đã có những kiến thức cần thiết. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thai ngoài tử cung có thể gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như vỡ vòi trứng gây mất máu nhiều, thậm chí đe dọa tính mạng. Nhận biết các yếu tố nguy cơ để giảm nguy cơ mắc thai ngoài tử cung và tìm hiểu các dấu hiệu của thai ngoài tử cung để hạn chế các biến chứng nguy hiểm này.

Mang thai ngoài tử cung là như thế nào?

Thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng đã thụ tinh làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung. Hơn 95% thai ngoài tử cung có vị trí làm tổ ở vòi trứng.

Ngoài ra, thai ngoài tử cung còn có thể làm tổ ở những vị trí khác của cơ thể, như buồng trứng, cổ tử cung, trong dây chằng treo tử cung, trong ổ bụng và cả ở sẹo mổ cũ [có thể là sẹo mổ lấy thai cũ, sẹo phẫu thuật khác trên thân tử cung,…].

Các vị trí của thai ngoài tử cung. Thường gặp nhất là ở ống dẫn trứng [vòi trứng]. Nguồn ảnh: tudu.com.vn

Nguyên nhân thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung – thường gặp nhất là ở vòi trứng – xảy ra khi phôi bị kẹt ở vòi trứng khi đang di chuyển đến tử cung. Nguyên nhân thường gặp do vòi trứng bị tổn thương như có sẹo gây hẹp vòi trứng hay ứ dịch ở vòi trứng do viêm hay dị dạng vòi trứng.

Đôi khi, không thể biết nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì, nhưng có những yếu tố khiến tăng nguy cơ mắc thai ngoài tử cung như:

  • Từng bị thai ngoài tử cung
  • Đã từng phẫu thuật trên vòi trứng
  • Từng phẫu thuật vùng chậu hay phẫu thuật vùng bụng.
  • Nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục như lậu cầu, trachomatis, giang mai, chlamydia…
  • Viêm vùng chậu cấp hay mạn
  • Viêm nội mạc tử cung.

Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Tuổi mẹ lớn hơn 35
  • Tiền sử vô sinh – hiếm muộn
  • Sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh nhân tạo/ thụ tinh trong ống nghiệm.

Nhiều phụ nữ mang thai ngoài tử cung không có những yếu tố nguy cơ đã biết. Do đó mọi phụ nữ nên có kiến thức về những thay đổi của cơ thể, đặc biệt các triệu chứng của thai ngoài tử cung.

Dấu hiệu phát hiện thai ngoài tử cung

Đầu tiên, các triệu chứng của thai ngoài tử cung có thể giống như những thai kì bình thường khác như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn. Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Đau nhẹ vùng bụng dưới và đau lưng
  • Căng tức vùng bụng một bên

Ở giai đoạn này, có thể khó để biết những cảm giác của bạn là do thai ngoài tử cung hay là một thai kì bình thường. Nếu bạn trễ kinh, có chảy máu âm đạo bất thường và đau vùng bụng dưới hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Trễ kinh, ra huyết âm đạo bất thường và đau bụng dưới là những triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung.

Khi một khối thai ngoài tử cung phát triển to ra, triệu chứng sẽ trầm trọng hơn, đặc biệt là khi khối thai vỡ làm vòi trứng vỡ theo. Các triệu chứng đó là:

  • Đau bụng hay vùng chậu đột ngột, dữ dội.
  • Đau vai
  • Mệt mỏi, chóng mặt, xanh xao.

Một thai ngoài tử cung vỡ có thể đe dọa tính mạng do mất nhiều máu. Nếu bạn đột ngột có những triệu chứng trên, hãy đến phòng cấp cứu.

Phụ nữ từng bị thai ngoài tử cung có thể mang thai bình thường lại không?

Rất nhiều người lo lắng sau khi bị thai ngoài tử cung có thể mang thai như bình thường không? Câu trả lời là có. Hầu hết phụ nữ đã từng bị thai ngoài tử cung đều sẽ có thể mang thai lại, ngay cả khi họ đã phẫu thuật cắt vòi trứng. Có nghiên cứu chỉ ra rằng 80% phụ nữ mang thai và sinh em bé trong vòng 9 đến 12 tháng sau điều trị thai ngoài tử cung. Đôi khi, cũng có những người cần điều trị hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Nguy cơ mắc thai ngoài tử cung sẽ cao hơn nếu bạn đã từng bị thai ngoài tăng lên hơn người bình thường, tuy nhiên không phải là luôn luôn. Thai kì tiếp theo có khả năng: 80% là thai trong tử cung và chỉ 10-20% thai ngoài tử cung. Hãy cung cấp thông tin cho bác sĩ về thời gian và cách điều trị thai ngoài tử cung nếu bạn có tiền sử này.

PHÒNG NGỪA THAI NGOÀI TỬ CUNG NHƯ THẾ NÀO?

Không có cách nào chắc chắn là phòng ngừa hoàn toàn thai ngoài tử cung, nhưng sau đây là những các có thể giúp làm giảm nguy cơ:

  • Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
  • Quan hệ tình dục an toàn để phòng trách các bệnh lây qua đường tình dục, từ đó giảm nguy cơ bị viêm vùng chậu.
  • Không hút thuốc lá. Nếu có, hãy bỏ thuốc trước khi muốn mang thai.
  • Tầm soát và điều trị [nếu có] các bệnh lây qua đường tình dục càng sớm càng tốt.
Nguồn ảnh: parents.com

Để phát hiện sớm thai ngoài tử cung cũng như điều trị hiệu quả trước khi có biến chứng, hãy đi khám ngay khi nghi ngờ mình có thai. Theo dõi kinh nguyệt để nhận ra các dấu hiệu bất thường và gặp bác sĩ ngay khi bạn có bất kì vấn đề nào lo lắng.

Video liên quan

Chủ Đề