Mẹo khoanh trắc nghiệm hóa 1,2

Mỗi dịp thi THPT Quốc gia sắp tới, học sinh lại có muôn vàn điều âu lo. Tuy nhiên, các em có thể tham khảo mẹo khoanh trắc nghiệm Hóa học thi THPT Quốc gia mới nhất dưới đây để tự tin hơn.

Đọc kỹ câu hỏi

Dù phải đọc nhanh câu hỏi để làm bài nhưng điều này không đồng nghĩa với việc đọc lướt hay cẩu thả. Nhiều câu hỏi có đặt bẫy, phải đọc cẩn thận thì học sinh mới có thể tìm ra được.

Mẹo khoanh trắc nghiệm hóa 1,2

Để đạt điểm cao trong môn trắc nghiệm Hóa học thi THPT Quốc gia, học sinh hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh nhưng bao quát. Câu nào dễ có thể trả lời ngay thì khoanh luôn đáp án. Với những câu khác, học sinh có thể đánh dấu từ khóa trong đề. Điều này giúp các em tránh được sai sót trong quá trình làm bài.

Phân bổ thời gian hợp lý

Để tự tin khi làm bài trắc nghiệm Hóa học thi THPT Quốc gia, học sinh nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1. Những câu thấy dễ và chắc chắn thì làm trước.

Với những câu chưa làm được thì đánh dấu trong đề thi, sau đó làm tiếp đến câu trắc nghiệm cuối cùng. Xong xuôi, quay trở lại những câu tạm thời bỏ qua, tuy nhiên mỗi câu không để quá 2-3 phút. Nếu làm hết các câu khác và còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại.

Mẹo khoanh trắc nghiệm hóa 1,2

Nếu gần hết thời gian mà vẫn còn nhiều câu trắc nghiệm Hóa học, học sinh nên làm bài gấp rút, khoanh bừa cho hết, tuyệt đối không được bỏ sót một câu nào.

Một số mẹo khoanh trắc nghiệm Hóa học thi THPT Quốc gia khác

Những mẹo dưới đây dành cho các bạn học sinh thi THPT Quốc gia không biết nhiều về môn Hóa học.

Đối với bài nhận biết lọ mất nhãn (nhiều hơn 2 chất) thì làm như sau:

  • Nếu toàn chất vô cơ thì chọn dung dịch kiềm. Nếu vừa xuất hiện kiềm bậc 1 (NaOH, KOH) vừa xuất hiện kiềm bậc 2 (Ba(OH)2, Ca(OH)2, chọn kiềm bậc 2.

  • Nếu là chất hữu cơ thì chọn Cu(OH)2. Còn những học sinh nắm rõ công thức, cơ chế tính toán thì sẽ chọn chuẩn xác hơn.

Với bài tìm CTPT, nếu không tính ra được đáp số thì lấy khối lượng đề cho, chia cho M của các đáp án sẽ ra được số mol. Số mol nào ra đẹp nhất thì đó là đáp án.

Mẹo khoanh trắc nghiệm hóa 1,2

Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án, dữ kiện đó là dữ kiện đúng, quy luật này vô cùng quan trọng.

Trong một câu thường có 3 đáp án gần giống nhau. Một trong ba đáp án này chắc chắn là đáp án đúng, đáp án còn lại có thể loại bỏ ngay.

Với những đáp án loại được lập tức thường có một phần đúng. Học sinh có thể dựa vào phần này để chọn đáp án chuẩn nhất.

Câu có 2 đáp án gần giống nhau, một trong 2 đáp án này sẽ đúng.

Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết với nhau như gấp đôi nhau, hơn kém nhau 10 lần, một trong số chúng sẽ là đáp án đúng.

Nếu các đáp án xuất hiện %, đáp án nào cộng với nhau thành 100% thường là đáp án đúng.

Những câu hỏi dạng tính pH, hãy chọn những đáp án mang một trong những giá trị là: 1, 2, 12, 13

Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất, tỷ lệ đúng sẽ cao hơn.

Với các câu hỏi lý thuyết:

  • Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, một trong số chúng thường là đáp án đúng.

  • Các đáp án có nghĩa đối lập nhau, một trong 2 thường là đáp án đúng.

  • Đáp án có những từ luôn luôn, duy nhất, hoàn toàn không, chỉ có, chắc chắn thường sai.

  • Đáp án mang các cụm từ có thể, tùy trường hợp, hoặc, có lẽ, đôi khi thường đúng.

  • Những câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng.

Xem thêm: Mẹo khoanh trắc nghiệm Sinh học thi THPT Quốc gia mới nhất