Ngành chế biến thủy sản Đại học Cần Thơ

Ngành chế biến thủy sản Đại học Cần Thơ

Trường Đại học Cần Thơ là một trường đại học vùng ở đồng bằng sông Cửu Long được thành lập năm 1966. Trường đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng với đa ngành và đa lĩnh vực cùng với đó là cơ sở hạ tầng hiện đại, cơ sở thực hành xác thực và uy tín giúp cho việc học tập của sinh viên tiện nghi, trường luôn lấy mục tiêu người học làm trung tâm. Vì vậy mà hiện nay trường đang được nhiều sinh viên lựa chon theo học.

A. Học phí Đại học Cần Thơ năm học 2019-2020

1. Hệ đại trà

– Nhóm 1: 8.900.000 đồng/năm học, bao gồm:

+ Các ngành thuộc khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (trừ ngành Việt Nam học), khoa Kinh tế, khoa Luật, khoa Nông nghiệp (trừ ngành Công nghệ Thực phẩm và ngành Công nghệ Sau thu hoạch), khoa Phát triển Nông thôn (trừ ngành Công nghệ Thông tin và ngành Kỹ thuật Xây dựng), khoa Thuỷ sản (trừ ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản), khoa Sư phạm, khoa Ngoại ngữ, khoa Khoa học Chính trị, bộ môn Giáo dục Thể chất (trừ các ngành sư phạm được miễn học phí), Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Ngành Quản lý Công nghiệp (thuộc khoa Công nghệ).

– Nhóm 2: 10.600.000 đồng/năm học, bao gồm:

+ Các ngành thuộc khoa Công nghệ (trừ ngành Quản lý công nghiệp), khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông, khoa Khoa học Tự nhiên, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học.

+ Ngành Việt Nam học (khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn), ngành Công nghệ Thực phẩm, ngành Công nghệ Sau thu hoạch (khoa Nông nghiệp), ngành Công nghệ Chế biến Thuỷ sản (khoa Thuỷ sản), ngành Công nghệ Thông tin và ngành Kỹ thuật Xây dựng (khoa Phát triển Nông thôn).

– Nhóm ngành sư phạm: Miễn học phí cho những học phần trong chương trình đào tạo. Sinh viên vẫn phải đóng học phí theo quy định đối với những học phần ngoài chương trình đào tạo hoặc học cải thiện điểm.

– Lộ trình tăng học phí dự kiến:

Năm học Nhóm 1 Nhóm 2
2020-2021 980.000 đồng/sinh viên/tháng 1.170.000 đồng/sinh viên/tháng

Ngành chế biến thủy sản Đại học Cần Thơ

Toàn cảnh Đai học Cần Thơ từ trên cao 

2. Các ngành đào tạo chương trình tiên tiến

– Ngành Công nghệ Sinh học và ngành Nuôi trồng Thủy sản: Học phí được nhân hệ số 2,2 lần so với mức học phí của ngành thuộc chương trình đào tạo đại trà tương ứng.

– Hệ số nhân được giữ cố định trong suốt khóa học.

3. Các ngành đào tạo chương trình chất lượng cao

Mức học phí được giữ cố định trong suốt khóa học và bình quân theo mỗi ngành tuyển sinh năm 2019 như sau:

– Ngành Kinh doanh Quốc tế, ngành Tài chính – Ngân hàng, ngành Ngôn ngữ Anh: 24.000.000 đồng/năm học.

– Ngành Công nghệ Thông tin: 26.000.000 đồng/năm học.

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Điện, ngành Kỹ thuật Xây dựng: 25.000.000 đồng/năm học

4. Học sinh, sinh viên diện xét tuyển thẳng

– Học bồi dưỡng kiến thức: 8.000.000 đồng/năm học.

– Vào đại học chính quy: Học phí được nhân hệ số 1,3 lần so với mức học phí chương trình đào tạo đại trà tương ứng. Hệ số nhân được giữ cố định trong suốt khóa học

Ngành chế biến thủy sản Đại học Cần Thơ

Đại học Cần Thơ công bố học phí cụ thể từng hệ đào tạo năm 2019 (Nguồn: ctu)

B. Tham khảo học phí năm học 2018-2019

1. Hệ đại trà

Học phí trung bình cho một năm của sinh viên của trường:

Nhóm 1: 8.100.000 đồng/ năm

– Khoa Công nghệ: Ngành Quản lý công nghiệp.

– Khoa Sư phạm, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Khoa học Chính trị, Bộ môn Giáo dục thể chất (trừ các ngành sư phạm được miễn học phí); Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (trừ ngành Công nghệ thực phẩm); Khoa Kinh tế; Khoa Luật; Khoa Phát triển nông thôn (trừ ngành Công nghệ Thông tin và ngành Kỹ thuật công trình xây dựng); Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn (trừ ngành Việt Nam học); Khoa Thuỷ Sản (trừ ngành Công nghệ Chế biến thủy sản); Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL.

Nhóm 2: 9.600.000 đồng/ năm

– Ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản (Khoa Thuỷ sản); Ngành Việt Nam học (Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn); Ngành Công nghệ thực phẩm (Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng); Ngành Công nghệ thông tin và ngành Kỹ thuật công trình xây dựng (Khoa Phát triển nông thôn).

– Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên; Khoa Khoa học Tự nhiên; Khoa Công nghệ (trừ ngành Quản lý công nghiệp); Viện NC&PT Công nghệ sinh học;

Các ngành sư phạm: miễn học phí (cho những học phần trong chương trình đào tạo).

Lưu ý: đóng học phí theo quy định đối với những học phần ngoài chương trình đào tạo và học cải thiện.

2. Chương trình tiên tiến

– Ngành Nuôi trồng thủy sản: nhân hệ số 2 lần mức học phí chương trình đào tạo đại trà tương ứng.

– Ngành Công nghệ sinh học: nhân hệ số 2,2 lần mức học phí chương trình đào tạo đại trà tương ứng.

Lưu ý: Hệ số nhân được giữ cố định trong suốt khóa học.

Ngành chế biến thủy sản Đại học Cần Thơ

Học phí năm học 2019-2020 tăng nhẹ so với năm 2018-2019 (Nguồn: phatgiao)

3. Chương trình chất lượng cao

– Ngành Kinh doanh quốc tế: 20 triệu đồng/ năm.

– Ngành Công nghệ thông tin: 22 triệu đồng/ năm.

– Ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học: 22 triệu đồng/ năm.

Lưu ý: Mức học phí được giữ cố định trong suốt khóa học và bình quân theo mỗi ngành tuyển sinh năm 2017.

4. Xét tuyển thẳng

– Vào đại học chính quy: Nhân hệ số 1,3 lần mức học phí chương trình đào tạo đại trà tương ứng. Hệ số nhân được giữ cố định trong suốt khóa học.

– Học bồi dưỡng kiến thức: 7.320.000 đồng/ năm.

C. Một số chuyên ngành đào tạo

– Sư phạm: Sư phạm toán, sư phạm sinh học, sư phạm hoá,…

– Kinh tế: Marketing, tài chính, ngân hàng, kế toán,…

– Truyền thông và mạng máy tính.

– Kỹ thuật phần mềm.

– Hệ thống thông tin.

– Công nghệ thông tin.

– Bệnh học thủy sản.

– Quản lý nguồn lợi thủy sản.

– Thú y…

Ngành công nghệ chế biến thủy sản đang là một ngành chiếm một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Bài viết này chúng tôi sẽ mang đến các bạn ngành công nghệ chế biến thủy sản học những môn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! 

Ngành chế biến thủy sản Đại học Cần Thơ
Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 

Chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản nhằm mục đích đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có lập trường tư tưởng rõ ràng, nắm vững các kiến thức kỹ năng về lĩnh vực chế biến thủy sản, thái độ làm việc độc lập, đồng thời khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong ngành chế biến thuỷ sản.

Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng về bảo quản cũng như chế biến thủy sản,cũng như khả năng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, quản lý quá trình sản xuất, chất lượng an toàn thực phẩm…. 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 

Chương trình đào tạo Ngành Công nghệ chế biến thuỷ sản do Bộ quy định chung. Nhưng ở một số trường đào tạo chuyên ngành này sẽ có những sự thay đổi nhỏ để phù hợp với hệ đào tạo đại học của mình. Bài viết này Trang tuyển sinh sẽ giới thiệu tới các em Khung chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản – Trường đại học Cần Thơ: 

Một số môn học chuyên ngành của sinh viên ngành công nghệ chế biến thủy sản gồm: Hóa thực phẩm thủy sản, Bơi lội, Thủy sản, Kinh tế thủy sản, Kỹ thuật lạnh, Vi sinh thực phẩm, Vệ sinh và an toàn thực phẩm, Kỹ thuật đồ hộp, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Dinh dưỡng thực phẩm, Công nghệ sinh học ứng dụng, Công nghệ Enzym, Nước và chất lượng nước cho chế biến thủy sản….

Kiến thức giáo dục đại cương     

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

8

Hoá phân tích                                       

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

9

Sinh học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Sinh học phân tử

4

Giáo dục thể chất

11

Toán cao cấp                                        

5

Giáo dục quốc phòng

12

Xác suất – Thống kê                              

6

Ngoại ngữ

13

Tin học đại cương          

7

Hoá học             

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành           

1

Hoá sinh đại cương        

5

Kỹ thuật thực phẩm 

2

Hóa học thực phẩm

6

An toàn thực phẩm

3

Dinh dưỡng học                                    

7

Nhiệt kỹ thuật

4

Vật lý học thực phẩm                             

Kiến thức ngành

1

Phân tích thực phẩm

5

Công nghệ đồ hộp thuỷ sản

2

Đánh giá cảm quan thực phẩm

6

Công nghệ chế biến thuỷ sản

3

Nguyên liệu chế biến thuỷ sản

7

Bao gói thực phẩm

4

Công nghệ lạnh thuỷ sản

8

Công nghệ chế biến bột cá, dầu cá và tận dụng phụ phế phẩm

Nguồn: Đại học Cần Thơ

MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN 

Hóa sinh đại cương là một học phần mà sinh viên ngành công nghệ chế biến thủy sản phải nắm vững các nội dung như sau: protein  nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình trao đổi chất và năng lượng sinh học.

Đây là môn học với những nội dung quan trọng mà sinh viên ngành phải nắm vững các nội dung: nước và vai trò của nước đối với cấu trúc, chất lượng thực phẩm;  thành phần hoá học cơ bản có trong thực phẩm, các hợp chất phenol thực vật, hợp chất tạo màu, tạo vị và tạo cấu trúc cho sản phẩm thực phẩm; các phương pháp biến hình lý, hoá và enzyme học để cải biến cấu hình của các hợp phần nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm thực phẩm và  tính chất công nghệ của một số hợp phần thực phẩm quan trọng,

Nội dung môn học dinh dưỡng học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức: tập trung vào những khái niệm cơ bản về dinh dưỡng người; các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tính toán nhu cầu năng lượng cho cơ thể; các phương pháp công nghệ để đảm bảo dinh dưỡng học thực phẩm; và các dạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp; nhu cầu dinh dưỡng của các lứa tuổi và loại hình lao động;  kiến thức về nguồn cung cấp dinh dưỡng; thành phần dinh dưỡng trong các loại lương thực thực phẩm và vai trò của chúng trong dinh dưỡng; các chất phản dinh dưỡng trong thực phẩm và biện pháp loại trừ…. Đây là những nội dung bắt buộc sinh viên cần nắm rõ.  

Với học phần này nội dung các em sinh viên cần nắm rõ là  những nội dung cơ bản về tính chất vật lý của thực phẩm; các thông số vật lý và các phép đo, vai trò và ứng dụng của chúng trong xử lý, chế biến, bảo quản, phân tích thực phẩm.

Nội dung của phần học này là : tập trung vào các nhóm độc tố tự nhiên trong thực phẩm; độc tố sinh ra trong quá trình sản xuất, bảo quản chế biến thực phẩm; phương pháp nhận biết, phòng tránh và loại trừ; các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh trong chế biến và bảo quản thực phẩm. 

Phân tích thực phẩm bao gồm những nội dung như phương pháp lấy mẫu phân tích; phân tích định tính, định lượng thành phần phục vụ cho quá trình bảo quản, chế biến, sản xuất thực phẩm. 

  • Nguyên liệu chế biến thuỷ sản                      

Nội dung môn học này bao gồm những kiến thức nền tảng về các thành phần và các tính chất của nguyên vật liệu chính, phụ trong công nghệ chế biến thuỷ sản và quy luật biến đổi của chúng; cũng như các phương pháp bảo quản vận chuyển nguyên liệu.

Công nghệ lạnh thủy sản tập trung cho sinh viên nghiên cứu nguyên lý chế biến, bảo quản lạnh, đông thực phẩm, quy luật trong quá trình chế biến và bảo quản đông lạnh, bên cạnh đó là quy trình và phương pháp sản xuất thủy sản lạnh và đông. 

  • Công nghệ chế biến thuỷ sản            

Nội dung học phần này là: ứng dụng kỹ thuật, công nghệ chế biến thuỷ sản truyền thống; tập trung vào các kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong chế biến những sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước xuất khẩu. 

Như vậy, thông qua bài viết này các em đã được tìm hiểu cơ bản về chương trình đào tạo ngành công nghệ chế biến thủy sản. Hy vọng các tân sinh viên có thể hình dung và lên kế hoạch theo học thật tốt để đạt được những kiến thức như những gì mà bản thân và gia đình kỳ vọng. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về ngành như điểm chuẩn, các trường đào tạo, khối thi và cơ hội việc làm của ngành có thể xem tại đây: ngành công nghệ chế biến thủy sản

Xem thêm tất cả các ngành nghề hiện nay