Ngọc tân kiên qui phạm xử lý chất thải

Xử phạt ông Nguyễn Văn Kiên và ông Giáp Văn Hải đổ chất thải rắn công nghiệp thông thường

Ngọc tân kiên qui phạm xử lý chất thải
In Xử phạt ông Nguyễn Văn Kiên và ông Giáp Văn Hải đổ chất thải rắn công nghiệp thông thường

23-07-2022 12:56:13

|

Lượt xem:

262

Cỡ chữ: A- A A+

In

Gửi email

Đọc bài viết

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với ông Nguyễn Văn Kiên và ông Giáp Văn Hải.

Ngọc tân kiên qui phạm xử lý chất thải
Ảnh minh họa.

Theo Quyết định, ông Nguyễn Văn Kiên, thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và ông Giáp Văn Hải, số 330A, đường Xương Giang, phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đã có đổ chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg trái quy định về bảo vệ môi trường. Cụ thể: Ngày 13/5/2022, ông Nguyễn Văn Kiên điều khiển xe ô tô biển kiểm soát 90C-092.66 vận chuyển 14.170kg chất thải rắn công nghiệp thông thường (được thu tại địa điểm đổ trái quy định thuộc thôn Sòi, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang gồm: 14.030 kg chất thải rắn công nghiệp thông thường và 140kg chất thải rắn công nghiệp thông thường được tách từ 21.165kg dung dịch nước thu tại hố thuộc địa điểm đổ chất thải trái quy định) được tiếp nhận ngày 05/5/2022 tại cơ sở sản xuất nhôm của ông Trần Văn Cương, sinh năm 1994, địa chỉ: Tổ dân phố Đa Hội, phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đến bãi đất trống thuộc địa phận thôn Sòi, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đổ trái quy định theo sự chỉ đạo của ông Giáp Văn Hải.

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn FEC, địa chỉ: xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang tiến hành thu 02 mẫu môi trường (01 mẫu lấy từ 14.030kg chất thải rắn và 01 mẫu nước thải tại hố thuộc thôn Sòi, xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang nơi ông Nguyễn Văn Kiên đổ chất thải rắn công nghiệp). Theo các kết quả kiểm định môi trường ngày 23/5/2022 của Trung tâm kiểm định môi trường thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường số 84.1/KQ-TTKĐ đối với mẫu chất thải rắn và số 84.2/KQ-TTKĐ đối với mẫu nước thải thu tại hố nêu trên để đánh giá đối với 14.170kg chất thải rắn, đối chiếu với giá trị giới hạn quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại thì toàn bộ 14.170kg chất thải rắn là chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Căn cứ quy định tại điểm g khoản 9 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sửa đổi tại điểm e khoản 18 Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Văn Kiên bị phạt 32,5 triệu đồng và ông Giáp Văn Hải bị phạt 32,5 triệu đồng.

Ngoài ra Ông Nguyễn Văn Kiên phải nộp một khoản tiền tương đương giá trị phương tiện sử dụng trái phép để vi phạm hành chính (01 xe ô tô biển kiểm soát 90C-092.66) với số tiền là 180 triệu đồng vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Thời hạn thực hiện hình thức xử phạt bổ sung là 10 ngày.

Ông Nguyễn Văn Kiên và ông Giáp Văn Hải phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt ngay hành vi vi phạm nêu trên; chuyển giao 14.170kg chất thải công nghiệp thông thường và 21.025kg (khối lượng còn lại sau khi đã tách 140kg chất thải rắn công nghiệp thông thường) dung dịch nước được thu tại hố thuộc địa điểm đổ chất thải trái quy định cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này (không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do ngay khi phát hiện vụ việc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành thu gom toàn bộ số chất thải nêu trên và lưu giữ theo quy định). Báo cáo kết quả khắc phục hậu quả gửi Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Bắc Giang trước ngày 15/8/2022 để theo dõi, giám sát theo quy định. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 25 ngày.

Ngọc tân kiên qui phạm xử lý chất thải
Ông Võ Văn Chánh, Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai

Mới đây, Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai đã có quyết định thanh tra đột xuất đối với 18 doanh nghiệp có hoạt động thu gom, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Có dư luận cho rằng, việc làm này của Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai liệu có phải là "lấn sân", bởi trong số 18 doanh nghiệp này, phần lớn có trụ sở tại các tỉnh, thành phố khác... Để bảo đảm thông tin khách quan, nhiều chiều, PV Báo Tài nguyên & Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Chánh (ảnh), Tỉnh ủy viên, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai.

Thưa ông, việc quyết định thanh tra 18 doanh nghiệp này đã dựa trên cơ sở pháp lý nào?

CHƯA ĐẾN NHÀ MÁY NÀO ĐỂ QUAN TRẮC VÀ THANH TRA

Căn cứ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 30/12/2006 của Bộ TN&MT, ngày 17/3/2011, Giám đốc Sở TN&MT đã ký Quyết định số 190/QĐ-STNMT về việc thanh tra đột xuất về quản lý chất thải nguy hại đối với 18 doanh nghiệp. Ngày 7/4/2011, Đoàn thanh tra (theo Quyết định số 190/QĐ-STNMT của Giám đốc Sở TN&MT) đã tổ chức công bố quyết định thanh tra đợt 1 đối với 08 doanh nghiệp, sẽ tiến hành thanh tra sau 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay Đoàn thanh tra vẫn chưa tiến hành thanh tra đối với doanh nghiệp nào. Vì vậy, nội dung phản ánh của báo chí: "Thanh tra Sở TN&MT đã đến tận nhà máy của họ quan trắc, thanh tra" là không đúng thực tế.

Ông Võ Văn Chánh: Việc thanh tra đối với 18 doanh nghiệp có hoạt động thu gom, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lần này là thanh tra đột xuất, do trong thời gian vừa qua Sở đã phát hiện có những trường hợp không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải nguy hại, thậm chí có trường hợp đã đổ chất thải nguy hại ra môi trường gây ô nhiễm và phát sinh những khiếu kiện phức tạp.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý chất thải nguy hại. Hoạt động thanh tra này đã được quy định tại Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, được quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT của Bộ TN&MT và Sở hoàn toàn có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra đối với hoạt động thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Đồng Nai của các doanh nghiệp trên.

Thưa ông, 18 doanh nghiệp này hoạt động từ khi nào? Công nghệ dây chuyền xử lý có bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định không?

Ông Võ Văn Chánh: Trước hết, 18 doanh nghiệp này đều đã được cấp phép hoạt động hợp pháp, như vậy, các doanh nghiệp đều có công nghệ xử lý đáp ứng được yêu cầu, quy định pháp luật. Về thời gian hoạt động, theo thông tin Sở nắm được, có doanh nghiệp đã hoạt động gần 10 năm, tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động được một vài năm trở lại đây. Đối với các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Nai, Sở nắm được công suất, còn các doanh nghiệp tại địa phương khác, thông qua đợt thanh tra này, Sở sẽ nắm để biết công suất của các doanh nghiệp có đáp ứng được khối lượng thu gom, vận chuyển, xử lý hay không.

Ông có thể cho biết khái quát về tình hình hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay?

Ông Võ Văn Chánh: Hiện nay, hàng năm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phát sinh trung bình khoảng 40.000 tấn chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xử lý số chất thải nguy hại nêu trên, như thống kê, có 18 doanh nghiệp thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý (UBND tỉnh cấp phép cho 2 doanh nghiệp và Tổng cục Môi trường cấp phép cho 16 doanh nghiệp). Trong đó, có 5 doanh nghiệp đặt trụ sở tại Đồng Nai và 13 doanh nghiệp có trụ sở ngoài tỉnh. Thời gian qua, phần lớn số chất thải nguy hại trên địa bàn được các doanh nghiệp vận chuyển ra ngoài tỉnh để xử lý.

Phải nói rằng, nhờ có số lượng lớn doanh nghiệp (cả trong và ngoài tỉnh) tham gia nên khối lượng thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh đạt khá cao (năm 2010 đạt khoảng 61%). Như vậy, các doanh nghiệp đã góp phần đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường thông qua hoạt động thu gom, xử lý đúng quy định chất thải nguy hại phát sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thời gian qua, Sở cũng đã phát hiện có những trường hợp không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải nguy hại, thậm chí có trường hợp đã đổ chất thải nguy hại ra môi trường gây ô nhiễm và phát sinh những khiếu kiện phức tạp. Vì vậy, cần phải chấn chỉnh hoạt động nên việc tiến hành thanh tra các doanh nghiệp hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn Đồng Nai là hết sức cần thiết. Đối với các doanh nghiệp có trụ sở ngoài tỉnh, trong trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải, hoặc đối chiếu chứng từ, giấy tờ liên quan, đoàn thanh tra sẽ phối hợp với thanh tra Sở TN&MTcác tỉnh, thành phố bạn và các cơ quan chức năng địa phương.