Người bào chế thuốc gọi là gì năm 2024

Các bạn sinh viên ngành Dược và đặc biệt là học Trung cấp Dược trước khi ra trường rất lo lắng về công việc mình sẽ làm sau này. Một câu hỏi mà đa số học sinh thường hay thắc mắc là khi tốt nghiệp ra trường nếu không hành nghề bán thuốc thì sẽ làm công việc gì ?

1. Điều nên biết về Dược sĩ

Dược sĩ là người có kiến thức khoa học về ngành dược, hành nghề trong lĩnh vực dược phẩm như giới thiệu loại thuốc mới và bán thuốc theo đơn của bác sĩ, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Người bào chế thuốc gọi là gì năm 2024

Ngoài ra, Dược sĩ cũng có thể làm việc trực tiếp trong các công ty Dược chuyên sản xuất dược phẩm (bào chế thuốc) hay kinh doanh dược phẩm (phân phối và cung ứng thuốc) hoặc tại các cơ sở quản lý dược phẩm, kiểm tra chất lượng thuốc hay nghiên cứu loại thuốc mới của Bộ y tế hoặc các tổ chức y tế tư nhân.

2. Học Dược sĩ ra trường có thể làm việc ở đâu ?

Ngành Dược luôn gắn liền với thuốc, do đó Dược sĩ có thể làm tất cả các công việc liên quan về thuốc từ khâu nghiên cứu, bào chế cho tới khâu cung ứng và bán cho bệnh nhân. Rất nhiều sinh viên ngành Dược cứ nghĩ ra trường thì chỉ mở quầy bán thuốc, nhưng thực tế khi tốt nghiệp ngành Dược ra có thể làm nhiều công việc khác nhau:

- Dược sĩ làm công việc nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc Làm công việc ghiên cứu bào chế ra các loại thuốc mới đồng thời kiểm định chất lượng thuốc trực tiếp

- Kiểm nghiệm viên làm việc tại công ty sản xuất thuốc Dược sĩ làm công việc kiểm nghiệm thuốc gọi là kiểm nghiệm viên. Bộ phận kiểm nghiệm sẽ chịu trách nhiệm chung kiểm tra nguyên vật liệu thuốc từ đầu vào cho tới đầu ra của sản phẩm.

.jpg)

- Kiểm nghiệm viên làm việc tại cơ quan quản lý chất lượng thuốc nhà nước Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương trực thuộc nhà nước có nhiệm vụ quản lý về chất lượng thuốc lưu hành trên toàn quốc. Kiểm nghiệm viên làm việc tại đây thực hiện công việc lấy mẫu tại các công ty Dược, kho Dược và các chợ thuốc... để tiến hành kiểm định.

- Kiểm nghiệm viên làm trong phòng thí nghiệm Dược sĩ sử dụng kiến thức của mình về hoá phân tích để thực nghiệm các phản ứng hoá học trong định tính- định lượng, chiết tách... để kiểm tra thuốc.

- Trình dược viên Dược sĩ sử dụng kiến thức của mình về các loại thuốc để tiến hành giới thiệu các loại thuốc mới tới các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc bệnh viện...

Nếu bạn yêu thích với ngành Dược, muốn trở thành Dược sĩ tương lai hãy liên hệ tới văn phòng truyển sinh Trung cấp Được- Trường trung cấp y khoa Pasteur để đăng ký:

Dược sĩ sử dụng kiến ​​thức chuyên môn của họ để bào chế thuốc cho những bệnh nhân với dị ứng đặc biệt.

The pharmacist used their expertise to formulate medication for patients with specific allergies.

Cùng DOL phân biệt các sắc thái nghĩa của medicine nhé! - Y học/Y khoa: lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị các bệnh và rối loạn trong cơ thể con người. Ví dụ: Pediatrics is a branch of medicine. (Nhi khoa là một nhánh của y học.) - Thuốc: chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý. Ví dụ: Anna gave me a dose of cough medicine. (Anna cho tôi một liều thuốc ho.)

Dược sĩ là những người thực hành nghề dược (làm công tác chuyên môn về dược hoặc hành nghề dược) trong ngành y tế. Họ cũng tham gia vào quá trình quản lý bệnh tật qua việc tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng, thông qua kết hợp với thầy thuốc hoặc các nhân viên y tế khác.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Tại các cơ sở khám chữa bệnh các dược sĩ (dược sĩ lâm sàng) giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các thầy thuốc, hoặc tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động (dược sĩ làm việc tại các nhà thuốc cộng đồng-nhà thuốc cộng đồng là những nơi chúng ta vẫn thấy bán lẻ thuốc thành phẩm). Các dược sĩ cũng là một chuyên gia về thuốc, chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa cận lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong các cơ sở trên (dược sĩ tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị).

Ngoài ra dược sĩ còn làm việc trong ngành sản xuất dược phẩm (công nghiệp bào chế), ngành kinh doanh (phân phối và cung ứng thuốc), các cơ sở kiểm tra chất lượng thuốc (kiểm nghiệm thuốc Quality Control QC) hoặc công tác đảm bảo chất lượng thuốc (Quality Assurance QA) tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, dược sĩ cũng làm việc tại các cơ sở bảo quản thuốc, nghiên cứu thuốc mới (Research and Development), quản lý nhà nước, giảng dạy tại các cơ sơ đào tạo Y Dược và trong quân đội.

Bằng cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Mỹ từ năm 1992, bằng dược sĩ được chuyển đổi lên thành bằng tiến sĩ dược. Sinh viên có thể theo học trong 6 năm nhưng phần lớn trường dược ở Mỹ nhận đào tạo sinh viên trong 4 năm sau khi ứng cử viên đã có bằng tốt nghiệp đại học. Hiện có hai chuyên ngành hoạt động phổ biến: thứ nhất là tiến sĩ dược cộng đồng làm việc tại nhà thuốc cộng đồng và thứ hai là tiến sĩ dược lâm sàng làm việc tại các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Cả hai đều là thành phần chính thực hiện chăm sóc bằng thuốc hoặc còn gọi là chăm sóc dược phẩm (Pharmaceutical Care), một khái niệm mới trong hướng dẫn sử dụng thuốc.

Ở Việt Nam hiện nay để trở thành dược sĩ sinh viên phải vào học tại các trường đại học đào tạo về dược thuộc hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y tế. Họ có thể học 5 năm đối với sinh viên đào tạo chính quy dài hạn, 4 năm với sinh viên đã có bằng trung cấp Dược, 2 năm 6 tháng đối với người có bằng cao đẳng (hai hệ này gọi là dược sĩ chuyên tu), 2 năm đối với người có bằng đại học chính quy dài hạn các ngành bác sĩ y khoa, sinh học, hóa học (của các trường Đại học Khoa học tự nhiên, Bách khoa, Đại học Y - các trường có cùng đầu vào tương đương-hệ này gọi là văn bằng 2). Tốt nghiệp các khóa đào tạo này sinh viên được cấp bằng dược sĩ đại học. Những hệ đào tạo này không có hệ vừa học vừa làm mà phải là hệ chính quy tập trung. Dược sĩ đại học (Bachelor of Science in Pharmacy - BS in Pharmacy hoặc Bpharm).

Các hệ sau đại học và trên đại học hiện nay ở Việt Nam có thạc sĩ (MS-Master), tiến sĩ (Doctor of Philosophy - PhD), dược sĩ chuyên khoa I (Postgraduate education junior - PGJ) được học để chuyển đổi sang thạc sĩ theo các điều kiện của Bộ Giáo dục đào tạo và của Bộ Y tế: thi đầu vào tích lũy đủ các tín chỉ, dược sĩ chuyên khoa II (Postgraduate education senior - PGS được học để chuyển đổi sang tiến sĩ theo các điều kiện vừa nêu. Hệ dược sĩ chuyên khoa nên dịch sang tiếng Anh là Postgraduate education - PG. Một số dược sĩ dịch dược sĩ chuyên khoa là Specialist đây là hệ đào tạo tại Liên Xô (специалист) cũ không không tương ứng với hệ đào tạo ở các nước nói tiếng Anh.

Hiện nay Việt Nam chưa thực hiện được đào tạo Tiến sĩ Khoa học Dược (Doctor of Science in Pharmacy hay Doctor of Pharmacy-PharmD). Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, Trường Đại học Dược Hà Nội - Trung tâm đào tạo lớn nhất và cũng là trung tâm học thuật lớn nhất nước về dược chỉ có 4 tiến sĩ khoa học, 2 đào tạo ở Liên Xô, 2 đào tạo ở Đông Đức.

Chứng chỉ[sửa | sửa mã nguồn]

Để đăng ký hành nghề ở các nước người tốt nghiệp đại học dược phải có thời gian thực hành thường là một năm, sau đó phải nộp đơn cho Hội Dược sĩ và phải thi lấy chứng chỉ để hành nghề. Kỳ thi khá khó vì phải gắn kiến thức hàn lâm đã học với thực tế thực hành nghề.

Ở Việt Nam muốn có chứng chỉ hành nghề sau khi tốt nghiệp đại học các dược sĩ phải có 5 năm kinh nghiệm nghề nghiệp tại các cơ sở dược hợp pháp (hoặc hai năm với vùng khó khăn-vùng sâu vùng xa). Sau đó tới Sở Y tế nơi mình đăng ký hành nghề làm thủ tục đăng ký để được cấp chứng chỉ hành nghề (không phải thi). Trước khi có nghị định Nghị định số 89/2012/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế chứng chỉ hành nghề chỉ có giá trị năm năm (hết hạn phải gia hạn và nộp một khoản lệ phí gia hạn), tỉnh nào cấp thì chỉ có giá trị ở tỉnh đó. Sau khi sửa đổi chứng chỉ hành nghề cấp một lần và có giá trị toàn quốc.

Tổ chức nghề nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ở các nước các dược sĩ bắt buộc phải tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp mới được hành nghề. Một trong các hiệp hội nghề nghiệp ở Mỹ là American Pharmacists Association, ở Anh là Royal Pharmaceutical Society of Great Britain (RPSGB[liên kết hỏng]. Các tổ chức đó được nhà nước chỉ định cấp phép chứng chỉ hành nghề và giám sát hoạt động của dược sĩ như: thanh kiểm tra hành nghề, đào tạo liên tục, đạo đức hành nghề, (như y đức với bác sĩ y khoa). Trên bình diện quốc tế một trong các cơ quan đại diện cho quyền lợi của các dược sĩ như Liên Đoàn Dược Phẩm Quốc tế International Pharmaceutical Federation (FIP). Trụ sở chính tại The Hague Hà Lan các khu vực đều có chi nhánh gọi là diễn đàn. Hội Dược học Việt Nam Vietnamese Pharmaceutical Association Lưu trữ 2014-02-01 tại Wayback Machine là thành viên của tổ chức này sinh hoạt tại Diễn đàn Dược Phẩm Khu vực Tây Thái Bình Dương the Western Pacific Pharmaceutical Forum:-WPPharm Forum.

Ở Việt Nam Hội Dược học được thành lập ở trung ương, các tỉnh đều có hội dược học các tỉnh. Nhưng vai trò của Hội Dược học mờ nhạt không có tiếng nói đáng kể đối với cơ quan quản lý và trong việc giám sát hội viên hành nghề cũng như bênh vực quyền lợi chính đáng cho hội viên.

Ngoài ra có Cộng đồng Dược Việt Nam, Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh dược phẩm, Hiệp hội Dược liệu nói chung tổ chức và vai trò cũng như Hội Dược học.

Người chế tạo ra thuốc gọi là gì?

Nghề dược sĩ là gì? Dược sĩ hay còn gọi là Pharmacist trong tiếng Anh, là những người làm việc trong ngành y tế, với chuyên môn chủ yếu là về các loại tân dược liệu. Cụ thể hơn, dược sĩ sẽ đảm nhận các vai trò như nghiên cứu, sản xuất và bào chế ra các loại thuốc mang tính đặc trị được sử dụng trong y tế.

Bào chế thuốc chữa bệnh gọi là gì?

Dược, dược học hay ngành dược (tiếng Anh: Pharmacy) là tên gọi chỉ chung về một ngành nghề y tế trong đó chuyên về bào chế, sản xuất các loại thuốc (dược phẩm) cũng như thực hiện việc phân phối thuốc chữa bệnh.

Bào chế thuốc lá làm gì?

Bào chế thuốc là việc nghiên cứu các kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các dạng thuốc, tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế.

Nghiên cứu thuộc là gì?

Nghiên cứu thuốc Đây là công đoạn nghiên cứu và phát triển một sản phẩm thuốc từ các loại dược phẩm để đưa ra thị trường, mang lại hiệu quả điều trị bệnh cụ thể cho con người. Nghiên cứu thuốc đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức tốt và sự tỉ mỉ, thông minh, cần cù trong công việc.