Người đứng đầu cơ quan hành pháp là ai

Cơ quan hành pháp là gì? Phân biệt cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp, tư pháp như thế nào? Cùng TBT Việt Nam giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết này, Quý vị sẽ có thêm các thông tin hữu ích cho mình.

Khái niệm cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.Để nhận diện đâu là một cơ quan hành pháp có thể dựa vào các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Cơ quan hành pháp là bộ phận cơ bản cuả thành nhà nước, tức là đây là cơ quan giữ vai trò then chốt, thiết yếu của nhà nước.

Thứ hai: Cơ quan hành pháp có biên chế xác định, ví dụ như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, …

Thứ ba: Được thành lập theo các cách thức, trình tự khác nhau.

Thứ tư: Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp do pháp luật quy định, cụ thể như vai trò, tính chất, cách thức hình thành, cơ cấu tổ chức, …

Thứ năm: Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định, chức năng bao quát nhất của cơ quan hành pháp là tổ chức, thực hiện pháp luật.

Ở Việt Nam cơ quan hành pháp chính là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

>>>> Tham khảo: Pháp luật là gì?

Đặc trưng của cơ quan hành pháp

Nội dung trên đây đã giúp giải đáp: Cơ quan hành pháp là gì?  Trong phần này, TBT Việt Nam tiếp tục làm rõ khái niệm cơ quan hành pháp bằng cách phân biệt cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp.

Để phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp có thể dựa vào các đặc điểm sau:

 Thứ nhất: Có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, tức là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Vì có phương thức hoạt động chấp hành – điều hành là chủ yếu nên đây chính là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt với nhánh cơ quan lập pháp như Quốc hội, hay tư pháp như Tòa án. Đối với cơ quan lập pháp thì chức năng chủ yếu là lập pháp, tức là xây dựng, ban hành pháp luật. Còn đối với nhánh tư pháp thì chức năng quan trọng và chủ yếu nhất là xét xử.

Thứ hai: Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chình phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Thứ ba: Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt rõ nét với nhánh cơ quan lập pháp và tư pháp là thẩm quyền của hai nhánh cơ quan này được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ và cấp địa giới hành chính, ngoài ra bên nhánh cơ quan tư pháp còn có thẩm quyền thuộc khối quân sự.

Thứ tư: Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

Thứ năm: Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: Các bệnh viện công lập tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, …

Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay như: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bản Nhân dân các cấp.

Trong quá trình tìm hiểu về nhà nước và pháp luật, Quý vị còn những thắc mắc khách ngoài thắc mắc Cơ quan hành pháp là gì? Có thể liên hệ TBT để được hỗ trợ nhanh chóng theo số 1900 6560, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp một cách chính xác.

>>>> Tham khảo: Bạo lực gia đình là gì?

Cơ quan hành pháp là gì? Tại Hiến pháp 2013 đã nêu rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo đó, các cơ quan được thành lập tương ứng sẽ đảm nhận những nhiệm vụ và quyền hạn để thực hiện chức năng của mình. Vậy cơ quan hành pháp là gì? Đặc điểm của cơ quan hành pháp là gì? Để tìm hiểu cụ thể hơn, mời bạn cùng ACC theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cơ quan hành pháp là gì

Hành pháp là một trong ba chức năng chính [lập pháp, hành pháp, tư pháp] tạo nên quyền lực nhà nước. Hành pháp được hiểu là việc thi hành theo quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo hiến pháp để soạn thảo hoặc ban bố các quy định của luật và thực hiện theo quy định của luật. Đại diện cho hành pháp là Chính phủ, người đứng đầu là Tổng thống/Chủ tịch nước. Chính vì vậy, hành pháp được hiểu là việc thi hành pháp luật đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ.

Cơ quan hành pháp là một trong những bộ phận cơ bản cấu thành nên Nhà nước, có chức năng tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các chính sách, đạo luật do Quốc Hội hoặc do Nghị Viện ban hành.

Ở Việt Nam cơ quan hành pháp là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay là Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bản Nhân dân các cấp.

Một số đặc điểm của cơ quan hành pháp bao gồm:

  • Có chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, nghĩa là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống.

Khác với cơ quan lập pháp thì chức năng chủ yếu là lập pháp, nghĩa là xây dựng, ban hành pháp luật. Còn đối với nhánh tư pháp thì chức năng quan trọng và chủ yếu nhất là xét xử.

  • Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở.

Hệ thống các cơ quan hành chính đứng đầu là Chình phủ, được thành lập từ trung ương đến cơ sở, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

  • Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.
  • Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc.

Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc.

Trên đây là một số thông tin chi tiết theo pháp luật hiện hành giải đáp về cơ quan hành pháp là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email: 
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Bộ máy Nhà nước là gì? Gồm những cơ quan nào?

Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội.

Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước [theo Điều 69 Hiến pháp 2013]

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

- Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
 

Tổ chức các phân hệ của bộ máy Nhà nước

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

[Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013]

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

[Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013]

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

[Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013]

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

[Căn cứ Điều 102 Hiến pháp]

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

[Theo Điều 113 Hiến pháp]

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

[Theo Điều 114 Hiến pháp]

Trên đây là thông tin về: Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc gọi đến tổng đài 1900.6199  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp.

>> Thủ tục hành chính là gì? Ví dụ về thủ tục hành chính

Video liên quan

Chủ Đề