Những thách thức của báo chí truyền thông hiện nay là gì

KỶ NIỆM 96 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM [21/6/1925 – 21/6/2021]

---

Vài suy nghĩ về hoạt động báo chí trong thời đại công nghệ 4.0

Ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Kể từ đó đến nay, trải qua chặng đường 96 năm, báo chí Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, nội dung, hình thức, loại hình báo chí và đội ngũ những người làm báo - một trong những lực lượng nòng cốt, quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đã không ngừng trưởng thành, vững mạnh về mọi mặt, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong dòng chảy chung của báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí tỉnh Quảng Ngãi đã có những đóng góp tích cực trên mặt trận thông tin tuyên truyền, thực hiện vai trò định hướng dư luận xã hội, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân; tham gia giám sát, phản biện; giúp cấp ủy, chính quyền xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện nhiều chủ trương, chính sách. Báo chí cũng thể hiện vai trò của mình trong việc đấu tranh phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí,... được đông đảo Nhân dân đồng tình.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cùng với mọi ngành nghề trong xã hội đều có những bước chuyển mình để phù hợp với yêu cầu của thời đại công nghệ số.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mở ra vô vàn thời cơ cũng như thách thức đối với báo chí. Giữa môi trường truyền thông hiện đại, phóng viên được thỏa sức sáng tạo những sản phẩm truyền thông mới, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Những sản phẩm báo chí đa phương tiện ra đời, khác với những bài báo chỉ gồm chữ viết và ảnh minh họa đơn thuần, giờ đây tác phẩm báo chí bao gồm cả chữ viết, video, ảnh động, file âm thanh, đồ họa được thiết kế theo phương thức hoàn toàn mới. Thông tin về các sự kiện ngập tràn khắp internet và mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tin tức khổng lồ, hầu hết đều miễn phí.

Chính những đổi thay trong cách tiếp nhận nguồn thông tin của độc giả, gây áp lực lớn, buộc báo chí phải đứng trước những thay đổi sâu rộng, to lớn nếu không muốn bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau.

Một mặt, phóng viên có rất nhiều cơ hội tuyệt vời để sáng tạo, mặt khác, gặp không ít thách thức trong việc trau dồi kỹ năng, cập nhật công nghệ, tự làm mới những tác phẩm của mình. Kết quả của những thách thức và cơ hội to lớn này là sự xuất hiện của nhiều giải pháp sáng tạo, phi truyền thống, tận dụng sức mạnh công nghệ để cải tiến mô hình tác nghiệp, phương thức truyền tải thông tin. Quá trình thay đổi này mang lại những kinh nghiệm, kỹ năng làm báo hiện đại, như chuyển đổi mô hình báo chí truyền thống sang mô hình báo chí điện tử; thiết lập tòa soạn hội tụ; ứng dụng công nghệ đa phương tiện để đổi mới hình thức và nội dung báo chí; khai thác nền tảng di động, nền tảng kỹ thuật số v.v…

Trong bối cảnh internet, mạng xã hội có sức ảnh hưởng sâu rộng, giúp người dùng kết nối với nhiều nguồn tin, báo chí không còn là phương tiện truyền thông độc quyền mà bị đặt vào thế cạnh tranh, khi vừa phải bảo đảm tốc độ đưa tin, vừa phải khẳng định sự đáng tin cậy của mình đối với công chúng. Để trở thành kênh thông tin được lựa chọn, tạo được sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với mạng xã hội, với vô vàn tin giả, tin chưa được kiểm chứng, báo chí phải có giá trị thông tin, thông tin được xác minh, kiểm chứng và toàn cảnh. Như vậy, cơ quan báo chí phải đi đầu và có trách nhiệm cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác để có thể cạnh tranh với mạng xã hội về tính pháp lý, độ tin cậy của thông tin.

Hơn lúc nào hết, cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo hiện nay cần nỗ lực không ngừng để cập nhật kiến thức làm báo trong thời đại công nghiệp 4.0, sẵn sàng đón nhận thách thức, đồng hành cùng xu thế, để lớn mạnh và trưởng thành, đồng thời vẫn giữ lửa của báo chí cách mạng.

Hòa với dòng chảy của báo chí đương đại, với lợi thế sẵn có của mình, báo chí Quảng Ngãi đang chuyển mình với chặng đường phát triển sôi động. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Báo Quảng Ngãi điện tử đã và đang nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng tin bài, bước đầu xây dựng các chương trình đa phương tiện để hấp dẫn công chúng. Trong đó, có nhiều loại hình thông tin được kết hợp với nhau, như văn bản, hình ảnh, video, đồ họa… được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo... mang lại tính tương tác cao, cung cấp thông tin cho độc giả một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng, góp phần tạo chỗ đứng trong dòng chảy của báo chí thời đại 4.0.

                                                                                      Minh Tâm

Cú sốc từ đại dịch

Vốn đã suy yếu trong nhiều năm qua và đứng trước yêu cầu phải tái cấu trúc, thời gian gần đây báo chí truyền thống còn phải đối mặt thêm cú sốc chưa từng thấy trong lịch sử: Cuộc khủng hoảng Covid-19.Bloombergđã dùng từ cú sốc “tuyệt chủng” để miêu tả về tác động của đại dịch tới “miếng cơm, manh áo” của báo chí truyền thống.

Ấn Độ, quốc gia với 1,3 tỷ dân, nơi báo in trước đây vẫn chiếm lượng người đọc lớn nhất trong số các phương tiện truyền thông, đã chứng kiến một “thảm họa kép” khi nhiều tờ báo phải đình bản vì dịch Covid-19. Các tờ báo ở quốc gia khu vực Nam Á này vài tháng trước còn đi ngược lại xu hướng báo chí của thế giới thời đại công nghệ 4.0 với lượng phát hành gia tăng đáng kể, nhưng hiện nay đang chật vật vượt qua những tác động của đại dịch. Lệnh phong tỏa mà Chính phủ Ấn Độ áp đặt trên toàn quốc từ ngày 25-3 đã làm gián đoạn hoạt động in ấn, khiến nhiều nhật báo không thể đến tay người đọc. Ước tính, doanh thu của hơn 50 triệu tờ báo xuất bản mỗi ngày ở Ấn Độ đã giảm tới 70%. Hàng trăm nhà báo đã bị mất việc hoặc giảm lương.

Độc giả vẫn luôn muốn tìm những nguồn tin đáng tin cậy. Ảnh:Getty Images.

Theo Hiệp hội Báo chí và Xuất bản tin tức thế giới [WAN-IFRA], các tờ báo và tạp chí ở Ấn Độ thường đạt doanh thu quảng cáo khoảng 3 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, trong tháng 3 và 4 vừa qua, doanh thu quảng cáo của các tờ báo đã giảm tới 75-85%. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn nhận định, đại dịch đang có nguy cơ đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên báo in tại Ấn Độ.

Trong khi đó, tại Pháp, tổng doanh thu báo chí hằng ngày của quốc gia này trong tháng 4 vừa qua đã giảm 5,98% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán báo in ước tính sụt giảm 60% trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến tháng 6. Theo nhận định của ông Jean-Michel Baylet, Tổng giám đốc tập đoàn La Dépêche và Chủ tịch Liên minh báo chí và thông tin, báo chí Pháp đang ở tình trạng "đáng lo ngại" về mặt kinh tế. Điều này càng làm gia tăng áp lực đối với báo chí Pháp vốn đang chật vật trong cuộc cải cách tái cơ cấu kéo dài từ nhiều năm nay.

Cơ hội khẳng định

Trong kỷ nguyên số, báo chí chính thống đứng trước ngưỡng cửa: Hoặc là khẳng định mình để tồn tại, hoặc là biến mất. Dịch Covid-19 chính là cơ hội để báo chí bước qua ngưỡng cửa này.

Không phải ngẫu nhiên mà Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo trong lúc thế giới chiến đấu với đại dịch Covid-19 thì “dịch bệnh nguy hiểm” mang tên “thông tin sai lệch” cũng lan rộng, từ những lời khuyên gây hại cho sức khỏe con người, cho tới những phát ngôn thù địch tràn lan trên mạng xã hội… Theo đánh giá của ông Guterres, liều thuốc giải cho đại dịch thông tin sai lệch này chính là tin tức và những phân tích dựa trên thực tế. Và truyền thông chính thống là công cụ để đưa những tin tức này tới độc giả.

Khủng hoảng dịch bệnh vô hình trung đã tạo cơ hội để truyền thông chính thống khẳng định tầm quan trọng. Rất nhiều tờ báo lớn, như:Wall Street Journal, Financial Times, New York Times… đã cung cấp thông tin về Covid-19 miễn phí như một sự chia sẻ, đồng hành với bạn đọc trong giai đoạn khủng hoảng. Báo chí chính thống cũng đã giúp mọi người theo sát thông tin thời sự khoa học liên quan tới Covid-19 để phổ cập thông tin về cách phòng ngừa, cập nhật kết quả những thử nghiệm mới nhất về nghiên cứu, phát triển vaccine cũng như thuốc điều trị. Một ví dụ điển hình là báo chí đã vào cuộc hiệu quả, dập tắt thuyết âm mưu rộ lên ở Anh và một số khu vực khác cho rằng các trạm phát sóng mạng 5G làm lây lan virus SARS-CoV-2. Chính vì sự đóng góp hiệu quả của báo chí chính thống trong đại dịch Covid-19 nên nhiều báo và trang tin tăng vọt số độc giả. Chuyên trang cập nhật diễn biến Covid-19 của tờFinancial Timeslà bài viết được xem nhiều nhất mọi thời củaFinancial Timesphiên bản online. Số lượt truy cập vào trang web của báoThe Guardian[Anh] đã tăng gần gấp đôi kể từ kỷ lục 191 triệu lượt hồi tháng 2 lên 366 triệu lượt trong tháng 3.

Thực tế này đã cho thấy, mặc dù báo chí chính thống không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ nhưng có thể cạnh tranh về độ tin tưởng, chính xác của thông tin. Khủng hoảng do đại dịch Covid-19 có khả năng sẽ gây ảnh hưởng lâu dài tới nền báo chí và truyền thông trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thử thách này cũng mở ra cơ hội để thừa nhận báo chí là một kênh thông tin không thể thiếu trong cuộc sống và thêm cơ sở để củng cố vị thế của báo chí chính thống.

NGỌC HÂN

Video liên quan

Chủ Đề